Thực trạng cung lao động trên thị trường lao động tỉnh Thanh Hóa

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm phát triển thị trường lao động tỉnh thanh hoá (Trang 51 - 53)

- Tài nguyên

2.3.2. Thực trạng cung lao động trên thị trường lao động tỉnh Thanh Hóa

Như đã giới thiệu ở trên, dân số toàn tỉnh năm 2005 là 3,67 triệu, với con số này Thanh Hóa là địa phương có số dân đông thứ 2 trong cả nước, trong đó dân số trong độ tuổi lao động là 2,16 triệu, chiếm 58,8 % dân số toàn tỉnh; đến năm 2007 dân số toàn tỉnh tăng lên 3.727.206 người, trong đó dân số trong độ tuổi lao động là 2.369.387 người, chiếm 63,57% dân số toàn tỉnh, bình quân hàng năm tăng 2,5%, so với quy mô tăng thêm khoảng 45.000 người/năm. Trong đó, dân số trong độ tuổi lao động ở khu vực nông thôn là 2.073.961 người, chiếm 87,5% lao động toàn tỉnh; ở thành thị chỉ chiếm tương ứng là 12,5%, bình quân mỗi năm tăng thêm 0,68%. Như vậy, xét về số lượng cung lao động trên thị trường lao động, Thanh Hóa là một thị trường lao động có tiềm năng lớn để phát triển.

2.3.2.2. Cung về chất lượng lao động (phụ lục 1)

Nếu xét về trình độ văn hóa, nhìn chung mặt bằng trình độ văn hóa của toàn tỉnh còn thấp, song có xu hướng ngày càng được nâng cao. Theo kết quả điều tra lao động - việc làm năm 2007, tốt nghiệp tiểu học chiếm 26,37%, tốt nghiệp trung học cơ sở chiếm 45,75%, tốt nghiệp trung học phổ thông là 18,92%. Trong khi đó tỷ lệ này chung của cả nước tương ứng là 29,05 %, 33,3 % và 22,06 %.

Trong những năm qua, tỷ lệ lao động qua đào tạo của tỉnh có xu hướng tăng lên. Năm 2007, tỷ lệ này là 31,5% so với lực lượng lao động toàn tỉnh, trong đó lao động qua đào tạo nghề chỉ chiếm 21%. Như vậy, tỷ lệ lao động qua đào tạo của tỉnh nhìn chung còn thấp so với quy mô lực lượng lao động của tỉnh.

Nhìn chung, với số lượng dân số đông và lực lượng lao động dồi dào là một thế mạnh lớn để phát triển thị trường lao động và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Song do chất lượng lao động còn tương đối thấp, cung - cầu lao động có sự mất cân đối lớn nên gánh nặng về việc làm, phát triển kinh tế và giữ vững trật tự an toàn xã hội đang là vấn đề lớn đặt ra đối với chính quyền địa phương.

* Tình trạng cung lao động chưa đáp ứng được cầu lao động trên thị trường lao động tỉnh Thanh Hoá có thể được tóm lược trong một số nguyên nhân cơ bản sau:

- Do cơ sở hạ tầng của hệ thống các cơ sở đào tạo nghề còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu học nghề của người lao động. Hàng năm, các cơ sở

này mới chỉ đáp ứng nhu cầu học nghề cho khoảng 30.000/50.000 người lao động có nhu cầu (đạt khoảng 60 % nhu cầu học nghề của người lao động).

- Tỷ lệ qua đào tạo và đào tạo nghề còn khá thấp; kỹ năng, tay nghề, thể lực người lao động còn yếu; kỹ luật lao động, tác phong lao động còn nhiều hạn chế... nên tính cạnh tranh trên thị trường lao động của địa phương không cao, đặc biệt là sức cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu lao động và thị trường lao động có trình độ cao.

- Bên cạnh đó, cơ cấu ngành nghề đào tạo chuyên môn kỹ thuật cho người lao động còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu. Nếu các nước phát triển trên thế giới có tỷ lệ đào tạo Cao đẳng, Đại học và trên Đại học; Trung học chuyên nghiệp; và Công nhân kỹ thuật tương ứng là 1 - 4 - 10, trong khi đó tỷ lệ này tương ứng ở tỉnh Thanh Hoá vào năm 2007 là 1 - 1 - 3,4 (cả nước là 1 - 0,91 - 2,75). Như vậy, mặt bằng chung, cơ cấu trình độ chuyên môn kỹ thuật của nước ta và tỉnh Thanh Hoá đều có sự bất hợp lý, bên cạnh đó tình trạng sinh viên ra trường không thể làm việc được ngay, phải đào tạo lại còn phổ biến.

Hiện nay có một số ngành kinh tế mới phát triển với tốc độ cao ở tỉnh như tài chính, ngân hàng, dịch vụ, du lịch... đang cần nhiều lao động có trình độ cao. Mặt khác, do sự bất hợp lý về trình độ đào tạo trong khi chênh lệch cung - cầu lao động khá lớn đã làm cho xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động trong các lĩnh vực sản xuất gặp khó khăn, quá trình chuyển dịch diễn ra còn chậm.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm phát triển thị trường lao động tỉnh thanh hoá (Trang 51 - 53)