- Theo mức độ can thiệp của Nhà nước.
A. Phân theo vùng
2.1.2.7. Thực trạng quản lý Nhà nước trên thị trường lao động
Năng lực quản lý Nhà nước về thị trường từng bước được hoàn thiện nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, đặc biệt là hệ thống các thể chế thị trường lao động còn thiếu sự đồng bộ, công tác dự báo thị trường lao động chưa được quan tâm thoả đáng... Quan trọng hơn là tình trạng quản lý các cơ sở nghề, các trung tâm dạy nghề, giới thiệu việc làm chưa được thực hiện chặt chẽ nên tình trạng học viên sau khi ra trường không đáp ứng được yêu cầu công việc hoặc là phải đào tạo lại. Chính những lý do đó cũng làm cho thị trường lao động nước ta phát triển còn thiếu đồng bộ và hiệu quả trong những năm qua.
Nhìn chung, thị trường lao động Việt Nam trong thời gian qua đã có nhiều diễn biến theo chiều hướng tích cực. Cùng với việc phát triển thị trường lao động là mục tiêu tạo việc làm cho người lao động; và theo kết quả của Chương trình Quốc gia về việc làm giai đoạn 2001-2005 đưa ra, mỗi năm nước ta đã tạo được việc làm mới cho 1,5 triệu lao động, tổng số lao động được giải quyết việc làm trong 5 năm là 7,5 triệu người. Phát triển thị trường lao động gắn với giải quyết việc làm cho người lao động là nội dung cốt lõi trong chủ trương phát triển thị trường của Đảng và Nhà nước ta đã đặt ra trong Đại hội IX: "Phát triển thị trường lao động, người lao động được tìm và tạo việc làm ở mọi nơi trong nước; đẩy mạnh xuất khẩu lao động với sự tham gia của các thành phần kinh tế".
* Đánh giá về thực trạng thị trường lao động Việt Nam.
- Thị trường lao động Việt Nam không phải là thị trường lao động tự do mà là thị trường lao động định hướng xã hội chủ nghĩa, chịu sự quản lý và điều tiết của Nhà nước và đang phát triển ở giai đoạn đầu của nền kinh tế chuyển đổi.
- Thị trường lao động phát triển không đồng đều và vẫn đang tồn tại sự phân tầng đa dạng, phức tạp. Thị trường lao động khu vực chính thức có xu
hướng phát triển mạnh, lao động làm công ăn lương có thể tăng từ 23,8% năm 2003 lên khoảng 35-40% vào năm 2010, nhất là ở các đô thị lớn; Thị trường lao động nông thôn đã bắt đầu phát triển nhưng còn chậm và số người tham gia thị trường lao động còn ít, chủ yếu là người tự tìm việc làm là chính.
Thị trường lao động tại khu vực thành thị phi chính thức phát triển khá mạnh và đang giải quyết được rất nhiều chỗ làm cho người lao động, song cần phải quản lý chặt thị trường khu vực này để tránh tình trạng thị trường lao động phát triển trôi nổi, thiếu sự quản lý của Nhà nước.
Phân tầng thị trường vẫn còn diễn ra giữa các loại hình doanh nghiệp (doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp ngoài Nhà nước, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài), giữa các ngành, nhất là giữa ngành có lợi thế và ngành không có lợi thế… tạo ra sự cạnh tranh không bình đẳng về lao động và là yếu tố cản trở tính linh hoạt của thị trường lao động.
- Sự tác động của thị trường lao động thế giới vào thị trường lao động Việt Nam ngày càng mạnh làm cho cạnh tranh trở nên gay gắt, kể cả thị trường lao động trong nước, khu vực và quốc tế; cơ hội thu hút các nguồn đầu tư, tạo việc làm tăng, nhưng tính chất rủi ro trong lao động (thất nghiệp, mất việc làm…) cũng sẽ gia tăng, do bị tác động bởi sự biến động của thị trường khu vực và quốc tế khó lường trước được, trong khi hệ thống an sinh xã hội, bảo đảm việc làm trong nước chưa được hoàn thiện so với yêu cầu.
- Các hình thức giao dịch trên thị trường lao động tiếp tục phát triển đa dạng, hoạt động đan xen nhau và sôi động; các hình thức giao dịch chính thống phát triển mạnh và có hiệu quả hơn, dần trở thành hình thức giao dịch cơ bản và phổ biến trên thị trường lao động, nhất là thị trường lao động trình độ cao, các đô thị lớn và xuất khẩu lao động. Tuy nhiên, các hình thức giao dịch không chính thống vẫn có vị trí quan trọng, nhất là ở khu vực nông thôn.
Thị trường lao động Thanh Hoá là một bộ phận cấu thành nên thị trường lao động Việt Nam, phát triển thị trường lao động tỉnh Thanh Hoá sẽ góp phần thúc đẩy phát triển thị trường lao động cả nước. Hiện nay Thanh Hoá được coi
là một địa phương có tiềm năng lớn để phát triển thị trường lao động cũng như để phát triển đồng bộ các loại thị trường trên địa bàn tỉnh.