Nhóm các giải pháp chung

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm phát triển thị trường lao động tỉnh thanh hoá (Trang 75 - 80)

- Tài nguyên

3.3.1. Nhóm các giải pháp chung

Xuất phát từ điều kiện cung lao động có quy mô lớn và có xu hướng tăng trong những năm tới, cần sử dụng tổng hợp các yếu tố và các công cụ tác động vào dân số nhằm làm giảm tốc độ gia tăng, dần ổn định về quy mô và cơ cấu dân số, từ đó cung lao động sẽ giảm và đi tới ổn định, giảm sức ép về việc làm, cụ thể như sau:

- Tiếp tục thực hiện giải pháp khống chế tăng dân số thông qua hạn chế tỷ lệ sinh, đặc biệt là ở khu vực nông thôn với việc thực hiện đồng bộ một loạt các giải pháp cụ thể như: Tuyên truyền chính sách dân số - kế hoạch hoá gia đình; Nâng cao nhận thức cho người dân thông qua phát triển hệ thống giáo dục - đào tạo tại địa phương; sử dụng các công cụ kinh tế - hành chính (nếu cần)...

- Di dân có thể coi là giải pháp để giảm bớt sức ép cầu lao động trong điều kiện mức cung đang dư thừa; là công cụ điều tiết lao động và thu nhập giữa các vùng. Nhưng cần có sự điều tiết để tránh tình trạng di dân tự do, thông qua các dự án di dân đi xây dựng vùng kinh tế mới theo các chương trình quốc gia về di cư; kích cầu lao động để người lao động có thể tìm kiếm công việc tại địa phương…

- Nâng cao chất lượng cung lao động, bao gồm cả trang bị kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp (đặc biệt là các ngành mũi nhọn, có thế mạnh để phát triển), và huấn luyện tác phong lao động, ý thức trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp cho người lao động. Điều này có ý nghĩa rất lớn khi Việt Nam tham gia sâu, rộng vào quá trình hội nhập, phát huy được thế mạnh về nguồn nhân công dồi dào, có chất lượng; giảm được nguy cơ thất nghiệp do lao động trình độ thấp, ý thức kỷ luật chưa cao …

Trong thời gian tới nhất thiết phải có sự gắn kết đào tạo nghề theo nhu cầu của thị trường Thanh Hoá trên cơ sở nắm bắt nhu cầu lao động chung của cả nước. Qua đó để đào tạo theo hướng thị trường yêu cầu, giảm bớt được tình trạng phải thuê lao động có chuyên môn và chuyên gia ở một số lĩnh vực như tài chính, ngân hàng, dịch vụ...

Ngoài ra chất lượng cung lao động còn đòi hỏi ở người lao động có sức khoẻ tốt, sức chịu đựng dẻo dai để có thể đáp ứng được cường độ làm việc liên tục và căng thẳng. Do đó để nâng cao chất lượng cung lao động không chỉ đẩy mạnh

phát triển hệ thống giáo dục - đào tạo (trí lực) mà đồng thời phải phát triển các yếu tố về thể lực, tâm lực của người lao động như: thực hiện tốt việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng, rèn luyện ý thức, ý chí…

3.3.1.2. Nhóm giải pháp tác động đến cầu lao động

- Thực hiện chủ trương, chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần, trong đó khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân và kinh tế hộ gia đình, thu hút vốn đầu tư của nước ngoài. Đây là điều kiện cơ bản để tạo ra nhiều việc làm cho người lao động, đặc biệt khuyến khích thành lập và phát triển doanh nghiệp có sử dụng nguồn nhân công tại chỗ.

- Xây dựng chính sách khuyến khích sản xuất và tiêu dùng hàng trong nước, để thay thế và hạn chế dần việc nhập khẩu hàng hoá, sản phẩm đơn giản từ bên ngoài, đẩy mạnh phát triển sản xuất tại chỗ thu hút được nhiều lao động.

- Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng giảm dần tỷ trọng lao động trong nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng lao động trong công nghiệp và dịch vụ, phát huy hết khả năng tạo được nhiều việc làm trong cơ cấu lao động mới.

- Tiếp tục thực hiện và đẩy mạnh hợp tác quốc tế về lao động. Đây là giải pháp điều tiết cung lao động dôi dư, không chỉ mang lại lợi ích kinh tế trực tiếp cho người lao động, tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước mà còn có ý nghĩa quan trọng về mặt chính trị, tăng cường quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa Việt Nam và nước tiếp nhận lao động. Do đó cần xây dựng chiến lược mở rộng thị trường xuất khẩu lao động, tập trung đào tạo nghề cho xuất khẩu lao động, nhất là về trình độ nghề nghiệp, ngoại ngữ, hiểu biết pháp luật và các kỹ năng khác.

3.3.1.3. Nhóm giải pháp quản lý Nhà nước về thị trường lao động

Một là, tiếp tục nâng cao tính hiệu quả của hệ thống thể chế thị trường lao động.

- Hoàn thiện hệ thống pháp luật về lao động, trong đó rà soát, sửa đổi, bổ sung và điều chỉnh chiến lược, quy hoạch tổng thể, kế hoạch, chương trình phát triển kinh tế - xã hội, phát triển các ngành kinh tế - kỹ thuật, các khu công nghiệp, khu kinh tế trọng điểm gắn với phát triển, phân bố và sử dụng hiệu quả

nguồn nhân lực trên phạm vi cả tỉnh, các khu vực, các vùng và các địa phương trong tỉnh;

- Tiếp tục cải cách hành chính, trước hết là tăng cường phân cấp, nâng cao trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phương trong quản lý Nhà nước về lao động, thực hiện dân chủ, công khai, minh bạch; đơn giản các thủ tục hành chính trong cấp phép cho người lao động nước ngoài, cho dịch vụ cung ứng xuất khẩu lao động...

- Tiếp tục hoàn thiện khung pháp luật, chính sách về tiền lương, tiền công. Tiền lương phải được coi là giá cả sức lao động, được hình thành theo quy luật thị trường, dựa trên cung - cầu về sức lao động, chất lượng và cường độ làm việc; Tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện chính sách tiền lương, tiền công ở các cơ sở có sử dụng lao động làm thuê;

- Hoàn thiện cơ chế, chính sách kích cầu lao động thông qua các chính sách huy động các nguồn lực trong tỉnh, ngoài tỉnh và quốc tế đầu tư sản xuất kinh doanh, nhất là những ngành, lĩnh vực có khả năng thu hút nhiều lao động.

Hai là, mở rộng và nâng cao chất lượng đào tạo của hệ thống cơ sở nghề.

Phát triển mạnh hệ thống dạy nghề với đa cấp trình độ, chuyển từ dạy nghề trình độ thấp sang trình độ cao nhằm nâng cao chất lượng của cung lao động, là cơ sở quan trọng để phát triển thị trường lao động có trình độ.

- Mở rộng và nâng cấp hệ thống các cơ sở dạy nghề cho người lao động ở 3 cấp trình độ (sơ cấp nghề, trung cấp nghề và cao đẳng nghề) và liên thông giữa các cấp trình độ; đồng thời chuyển sang đào tạo theo định hướng cầu lao động (đào tạo gắn với sử dụng và nhu cầu sản xuất); cung cấp lao động có chất lượng về tay nghề, sức khoẻ, có kỷ luật, tác phong công nghiệp, có văn hoá… cho thị trường lao động trong tỉnh, trong nước và quốc tế;

- Đa dạng hoá các loại hình trường, lớp dạy nghề (của Nhà nước, của tư nhân và quốc tế); áp dụng cơ chế thị trường trong dạy nghề, dần hình thành thị trường dạy nghề phù hợp với pháp luật;

- Thực hiện quy hoạch, đầu tư tập trung vào hệ thống dạy nghề kỹ thuật thực hành. Đặc biệt là xây dựng một số trường dạy nghề trọng điểm của tỉnh đạt

chuẩn quốc gia; mỗi quận huyện đều có trung tâm dạy nghề; cổ phần hoá cơ sở dạy nghề công lập, phát triển cơ sở dạy nghề ngoài công lập nhằm huy động hết các nguồn lực còn chưa được sử dụng.

- Đa dạng hoá các loại ngành nghề đào tạo, tạo cho người lao động thích ứng với xu hướng thay đổi của nền kinh tế thị trường. Trong đó cần tập trung vào những ngành nghề đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước.

Ba là, hoàn thiện hệ thống giao dịch của thị trường lao động.

Trước hết cần đầu tư nâng cấp Trung tâm Dịch vụ - việc làm Thanh Hoá thành Trung tâm Giới thiệu việc làm có quy mô lớn và hoạt động có hiệu quả cao của khu vực Bắc miền Trung để tăng cường các hoạt động giới thiệu việc làm, dạy nghề cho người lao động; tư vấn việc làm cho người lao động chọn việc, chọn nghề; thông qua các hình thức tổ chức Hội chợ việc làm, sàn giao dịch việc làm, hội thảo chuyên đề về việc làm để tăng cường thông tin thị trường lao động giữa doanh nghiệp và người lao động, giữa thị trường lao động và đào tạo nghề, làm tăng cơ hội và khả năng lựa chọn việc làm cho người lao động.

- Quy hoạch và phát triển rộng khắp các cơ sở giới thiệu việc làm ở các địa phương để người lao động dễ tiếp cận. Phấn đấu đến năm 2010 cả tỉnh có 5 Trung tâm lớn cho khu vực về giới thiệu việc làm, trong đó thành lập thêm Trung tâm Giới thiệu việc làm thuộc Tỉnh đoàn Thanh niên để đáp ứng nhu cầu tìm việc của thanh niên và Trung tâm Giới thiệu việc làm thuộc Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh để giới thiệu việc làm cho lao động nữ; Đầu tư hiện đại hoá trung tâm giới thiệu việc làm thuộc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội có sử dụng công nghệ thông tin hiện đại (internet, website...) để thực hiện giao dịch lành mạnh, hiệu quả và chuyên nghiệp, chống tiêu cực, lừa đảo người lao động. Phấn đấu sớm tổ chức Sàn giao dịch việc làm tại Trung tâm này với phiên giao dịch hàng quý, hàng tháng và tiến tới hàng tuần, hàng ngày;

- Đa dạng hoá các kênh giao dịch trên thị trường lao động (thông tin, quảng cáo, trang tìm việc làm trên các báo, đài, Ti vi, hội chợ việc làm, sàn giao dịch việc làm...) tạo điều kiện cho các giao dịch trực tiếp giữa người lao động và người sử dụng lao động.

- Có các biện pháp quản lý đối với các cơ sở đạo tạo nghề, các trung tâm giới thiệu việc làm, tránh tình trạng các trung tâm môi giới ma lừa đảo người lao động hay các cơ sở đào tạo kém chất lượng, không đáp ứng được yêu cầu của người lao động cũng như người sử dụng lao động.

Bốn là, hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường lao động.

Phát triển thị trường lao động đòi hỏi phải có một hệ thống thông tin đầy đủ, cập nhật kịp thời và có độ tin cậy cao. Thông tin thị trường không chỉ có vai trò quan trọng đến người lao động hay các doanh nghiệp mà còn là cơ sở để xác định, điều chỉnh cung - cầu trên thị trường lao động cũng như việc đánh giá và điều chỉnh các chính sách về việc làm, tiền lương...

Trong thời gian tới, để phát triển thị trường lao động, tỉnh Thanh Hoá cần xây dựng và hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường lao động toàn tỉnh, trước hết ở các khu công nghiệp, khu kinh tế trọng điểm, thành phố Thanh Hoá, các thị xã. Đặc biệt là hệ thống thông tin về thị trường xuất khẩu lao động ở các địa phương, tiến tới cần xây dựng các trạm quan sát thông tin thị trường lao động trên địa bàn toàn tỉnh để thu thập và phổ biến thông tin thị trường lao động đầy đủ, kịp thời trên mọi lĩnh vực.

Năm là từng bước nâng cao năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ công chức có chức năng quản lý Nhà nước đối với thị trường lao động theo quy định của pháp luật; Qua công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản lý thị trường, trong đó có thị trường lao động, từng bước thay đổi tư duy, nhận thức về lao động, việc làm cũng như là nhận thức về thị trường lao động cho cán bộ công chức tỉnh nhà, đảm bảo cho hoạt động quản lý Nhà nước đối với thị trường lao động mang lại hiệu quả cao nhất.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm phát triển thị trường lao động tỉnh thanh hoá (Trang 75 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w