Kinh nghiệm phát triển thị trường lao động ở một số nước trên thế giới và địa phương trong nước

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm phát triển thị trường lao động tỉnh thanh hoá (Trang 28 - 32)

- Theo mức độ can thiệp của Nhà nước.

1.6.Kinh nghiệm phát triển thị trường lao động ở một số nước trên thế giới và địa phương trong nước

giới và địa phương trong nước

1.6.1. Thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế để giải quyết việc làm cho người lao động ở khu vực nông thôn Nhật Bản.

Nằm ở vùng Đông Bắc Á, Nhật Bản là nước tiến hành công nghiệp hoá sớm nhất Châu Á và thu đã được nhiều thành tựu quan trọng thúc đẩy kinh tế - xã hội của đất nước đi lên.

Với quan điểm đặt con người vào vị trí trung tâm của sự phát triển, một trong những giải pháp quan trọng để Nhật Bản phát huy nhân tố con người vào quá trình phát triển của đất nước là phát triển thị trường lao động thông qua chuyển dịch cơ

cấu kinh tế để giải quyết việc cho người lao động ở nông thôn. Với chủ trương đó, Nhật Bản đã tiến hành một số biện pháp sau:

- Thứ nhất là chủ trương duy trì và phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống và các ngành nghề mới ở nông thôn nhằm tạo ra nhiều việc làm cho người dân ở nông thôn, giải quyết tình trạng thiếu việc làm sau mùa vụ và tránh được tình trạng di cư ồ ạt từ nông thôn ra thành thị... Đây là biện pháp vừa giữ gìn và phát huy được các ngành nghề truyền thống khỏi bị mai một vừa giải quyết được các vấn đề kinh tế - xã hội.

- Thứ hai là phát triển công nghiệp vừa và nhỏ để thu hút lao động. Bên cạnh việc phát triển các doanh nghiệp lớn ở đô thị, Nhật Bản còn khuyến khích phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các cơ sở công nghiệp gia đình ở nông thôn. Với hình thức này đã góp phần giải quyết được tình trạng thất nghiệp toàn phần và thất nghiệp từng phần ở nông thôn trong giai đoạn đầu quá trình công nghiệp hóa.

- Thứ ba là phát triển các ngành dịch vụ phi nông nghiệp ở nông thôn như: tín dụng vốn, bảo hiểm, cung ứng vật tư cho sản xuất nông nghiệp... cũng đã thu hút được rất nhiều lao động vào làm việc.

Các hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn đã đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút lao động nông thôn Nhật Bản vào làm việc. Đây là cách giải quyết việc làm theo hướng “ly nông bất ly hương”, vừa tạo được việc làm, vừa tăng thu nhập cho người dân địa phương mà còn góp phần phát triển kinh tế vùng nông thôn rút ngắn khoảng cách chênh lệch với thành thị.

1.6.2. Các giải pháp để giải quyết việc làm của Trung Quốc

Một trong những mục tiêu đặt ra của phát triển thị trường lao động là làm sao tạo ra nhiều việc làm để mọi lao động đều có làm việc, hạn chế đến mức thấp nhất tỷ lệ thất nghiệp trong xã hội.

Trung Quốc được coi là quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trên thế giới, nhưng với dân số quá đông, hiện nay Trung Quốc đang phải đối diện với nhiều thử thách trong vấn đề giải quyết việc làm. Có thể kể đến một số khó khăn sau:

- Số lượng người đến độ tuổi lao động không ngừng tăng lên trong khi tỷ lệ việc làm còn tương đối ít so với tốc độ tăng của cung lao động. Nguyên nhân do:

+ Quá trình cải cách thể chế kinh tế, cải cách hệ thống doanh nghiệp quốc doanh dẫn đến tình trạng hàng loạt các công nhân bị giảm biên chế;

+ Việc ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất dẫn đến số lượng người lao động trong doanh nghiệp bị cắt giảm;

+ Quá trình đô thị hoá cao dẫn đến tình trạng người nông dân bỏ nông thôn ra thành phố kiếm việc làm gây áp lực về việc làm ở các đô thị...

- Các dịch vụ việc làm còn nhiều bất cập, trong khi đó công tác quản lý đối với các loại hình dịch vụ môi giới việc làm chưa được thực hiện một cách có hiệu quả đã dẫn tới tình trạng tồn tại nhiều “trung tâm môi giới ma”, lừa đảo người dân lao động.

- Quan niệm về việc làm còn lạc hậu, sự cạnh tranh giữa những người lao động vào khu vực Nhà nước vẫn diễn ra hết sức quyết liệt (đặc biệt là các sinh viên khi mới ra trường).

- Chế độ bảo hiểm thất nghiệp của Trung Quốc chưa được hoàn thiện, trợ cấp thất nghiệp chưa đầy đủ (đặc biệt là mức trợ cấp ở các xí nghiệp quốc doanh là rất thấp); ở các vùng nông thôn, những nông dân thất nghiệp và nghèo đói hầu như không được xã hội bảo trợ...

Trước tình trạng đó, hiện nay Trung Quốc đã và đang tiến hành một số các giải pháp giải quyết vấn đề việc làm sau:

1. Thúc đẩy sự ra đời của các xí nghiệp dân doanh và tạo nhiều điều kiện thuận lợi để các xí nghiệp này phát triển.

2. Tăng cường điều chỉnh kết cấu ngành nghề, đặc biệt là đẩy mạnh ngành dịch vụ phát triển, nâng cao tỷ lệ việc làm được giải quyết, trong đó đặc biệt chú trọng đến phát triển tại chỗ các ngành du lịch;

3. Điều tiết tốt tỷ lệ giữa đầu tư về vốn và đầu tư về sức lao động, xây dựng và phát triển mô hình các nhà máy sử dụng lao động tại chỗ, giải quyết việc làm cho lao động địa phương;

4. Cải cách và hoàn thiện chế độ quản lý nhân tài.

5. Tăng cường các dịch vụ việc làm, tiến hành hướng dẫn và đào tạo kỹ thuật cho những người thất nghiệp để họ giỏi về một lĩnh vực nào đó, từ đó nâng cao được sức cạnh tranh trong tìm kiếm việc làm.

1.6.3. Kinh nghiệm đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở Cần Thơ

Từ năm 2002, Nhà nước đã cho thí điểm thực hiện đề án dạy nghề cho lao động nông thôn ở một số tỉnh, đến nay đang thực hiện trên toàn quốc, hàng năm nhà nước cấp kinh phí về cho các tỉnh, các địa phương căn cứ vào nhu cầu thực tế của địa phương (học nghề, bố trí kinh phí, sự tham gia của các tổ chức, doanh nghiệp và đóng góp của người học...) để tổ chức đào tạo hiệu quả nhất.

Đối với Cần Thơ, chương trình thực hiện theo phương châm dạy nghề theo nhu cầu và khả năng của người học. Học viên khi đăng ký đã được điều tra và tư vấn để học nghề theo ba hướng: tìm việc ở các cơ sở sản xuất, tự tạo việc làm và đi xuất khẩu lao động. Các đoàn thể lo người học, chính quyền xã lo địa điểm, các cơ sở đào tạo lo chương trình giảng dạy, ngành Lao động - Thương binh & Xã hội lo kinh phí và phối hợp tổ chức.

Năm 2002 với kinh phí 1,4 tỷ đồng, Cần Thơ dạy nghề được 2.206 người; năm 2003, kinh phí nâng lên 4 tỷ đồng để dạy nghề cho 5.000 người; năm 2004, kinh phí là 8 tỷ đồng để dạy nghề cho 10.000 người; năm 2005 nâng lên 10 tỷ đồng, dạy nghề cho 15.000 người và tất cả các xã trong tỉnh đều có lớp dạy nghề. Thời gian sau, chú trọng đào tạo nâng cao tay nghề giúp họ tự tạo được nhiều việc làm hơn.

Cách làm của Cần Thơ rất hiệu quả với quy mô và loại hình đào tạo nghề ngắn hạn cho nông dân trong thời gian trước mắt, giải quyết được tình trạng lao động thiếu trình độ chuyên môn cơ bản. Nhưng về lâu dài, Cần Thơ cũng như những địa phương muốn học theo mô hình này cần phải có một chiến lược đào tạo lâu dài để đáp ứng được đòi hỏi của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Tóm lại, thị trường lao động là thị trường có vai trò như là đầu tàu kéo theo sự phát triển của các loại thị trường khác trong hệ thống thị trường. Ở Việt Nam, việc hình thành và phát triển thị trường đang là vấn đề cấp thiết để thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Do đó, việc nắm vững những lý luận chung về thị trường lao động cũng như tiếp thu các bài học kinh nghiệm từ các nước trên thế giới có ý nghĩa như là cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn cho qua trình phát triển thị trường lao động Việt Nam trong thời gian tới.

Chương 2

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm phát triển thị trường lao động tỉnh thanh hoá (Trang 28 - 32)