Tăng đầu tư vào vùng nông thôn, miền núi nhằm chuyển dịch mạnh cơ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm phát triển thị trường lao động tỉnh thanh hoá (Trang 82)

cấu kinh tế và cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.

+ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động nông nghiệp, nông thôn bằng các biện pháp: phát triển sản xuất các sản phẩm nông nghiệp có giá trị kinh tế cao trên cơ sở phát triển nền nông nghiệp hàng hoá sản xuất trên công nghệ cao có áp dụng công nghệ sinh học, đưa giống mới (cây, con) có năng suất cao vào nông nghiệp; kết hợp áp dụng công nghệ tiên tiến phù hợp cho nông dân ở các vùng chậm phát triển; quy hoạch các vùng sản xuất nông nghiệp và đồng ruộng, đồng thời hỗ trợ đầu tư để phát triển kinh tế hộ gia đình.

+ Di chuyển một phần lao động nông thôn ra khỏi nông nghiệp bằng các biện pháp đào tạo nghề cho người lao động, đặc biệt đối với lao động trẻ, khoẻ, có trình độ văn hoá để cung ứng cho các khu công nghiệp, khu kinh tế, khu du lịch và dịch vụ, xuất khẩu lao động. Do đó đòi hỏi cần xây dựng và phát triển hệ thống các cơ sở dạy nghề tại địa phương, đáp ứng nhu cầu học nghề của người dân.

- Phát triển các vùng có điều kiện trồng cây công nghiệp, cây ăn quả để đáp ứng nguồn nguyên liệu tại chỗ cho các khu chế xuất, các cơ sở chế biến nông sản, vừa đảm bảo cho chất lượng sản phẩm vừa thu hút được lao động địa phương.

Hình thành và phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp, như các huyện phía Tây Thanh Hóa, có lợi thế về tài nguyên đất có thể hình thành các vùng chuyên canh luồng phục vụ cho xây dựng, các ngành nghề đan lát tiểu thủ công nghiệp; hoặc vùng cói Nga Sơn phục vụ cho công nghiệp chiếu cói.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm phát triển thị trường lao động tỉnh thanh hoá (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w