Đặc điểm nguồn nhân lực ảnh hưởng đến thị trường lao động tỉnh Thanh Hoá

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm phát triển thị trường lao động tỉnh thanh hoá (Trang 50 - 51)

- Tài nguyên

2.2.3.Đặc điểm nguồn nhân lực ảnh hưởng đến thị trường lao động tỉnh Thanh Hoá

tỉnh Thanh Hoá

Năm 2005, Thanh Hoá có 3,67 triệu người với 7 dân tộc anh em sinh sống (gồm: Kinh, Mường, Thái, H'mông, Dao, Thổ, Hoa). Với số lượng dân số này, Thanh Hoá có thế mạnh lớn về lực lượng lao động, hàng năm quy mô lực lượng lao động của tỉnh luôn tăng với tốc độ cao. Năm 2005, dân số trong độ tuổi lao động có khoảng 2,16 triệu người, chiếm 58,8% dân số toàn tỉnh.

Nguồn lao động của Thanh Hoá tương đối trẻ, có trình độ văn hoá khá. Lực lượng lao động đã qua đào tạo chiếm 27%, trong đó lao động có trình độ cao đẳng, đại học trở lên chiếm 5,4%. Dự kiến những năm tới, tỷ lệ này vẫn tiếp tục gia tăng với nhịp độ cao do sự phát triển mạnh của quá trình đô thị hoá và công nghiệp hoá trong tỉnh. Cùng với chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã kéo theo xu

hướng chuyển dịch cơ cấu lao động giữa các ngành kinh tế quốc dân. Bảng 8. Cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế quốc dân

Đơn vị: (%)

Ngành kinh tế Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Ngành NLN 82,32 79,53 77,95 76,82 75,50 Ngành CN-XD 13,37 15,08 15,36 15,63 16,34 Ngành Dịch vụ 4,31 5,39 6,69 7,55 8,16

Nguồn: Niên giám thống kê của tỉnh Thanh Hoá Năm 2004.

Thời kì 2000-2004 tỷ trọng lao động làm việc trong ngành này giảm từ 82,32% xuống còn 75,5%; tương ứng cơ cấu lao động ngành Công nghiệp - Xây dựng tăng từ 13,37% lên 16,34%; ngành Dịch vụ tăng từ 4,31% lên 8,16% (Bảng 8). Chuyển dịch cơ cấu lao động ngày càng hợp lý hơn trong những năm qua là điều kiện quan trọng để phát triển thị trường lao động tỉnh nhà. Theo đó,

cơ cấu lao động có trình độ (đội ngũ công nhân kỹ thuật) có xu hướng tăng tạo thuận lợi để phát triển thị trường lao động có trình độ cao trong những năm tới.

Nhìn chung, với sự thuận lợi về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, tốc độ phát triển kinh tế - xã hội cũng như sự thuận lợi về nguồn nhân lực, trong thời gian tới đây là những thế mạnh để thị trường Thanh Hóa phát triển hoàn thiện và đồng bộ hơn.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm phát triển thị trường lao động tỉnh thanh hoá (Trang 50 - 51)