- Tài nguyên
2.4.2. Nguyên nhân của những mặt còn hạn chế
- Thể chế kinh tế thị trường đã hình thành nhưng chưa hoàn thiện; cơ chế, chính sách chưa tạo lập đồng bộ các loại thị trường; chưa thực sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế nên hạn chế sự phát triển của thị trường lao động.
Trong khi đó, việc ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện chưa đầy đủ, chưa thực sự theo sát thực tiễn, hiệu quả triển khai thực hiện chính sách còn chậm, lúng túng và thấp. Công tác thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách chưa được thường xuyên, việc xử lý vi phạm chưa thực sự nghiêm minh, ảnh hưởng không tốt đến việc giải quyết việc làm và phát triển thị trường lao động
- Cung - cầu lao động vẫn mất cân đối nghiêm trọng (cung lớn hơn cầu), số doanh nghiệp trên dân số còn thấp nên cầu lao động rất hạn chế.
- Chất lượng lao động còn thấp, tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo chiếm 3/4 tổng lực lượng lao động; khả năng tiếp cận thị trường và cạnh tranh của lao động còn yếu; lao động kỹ thuật trình độ cao còn thiếu
- Công tác quản lý Nhà nước đối với thị trường lao động còn nhiều bất cập, vai trò điều tiết của công tác quản lý nhà nước trong quan hệ cung - cầu lao động còn hạn chế; sự kiểm soát, giám sát thị trường lao động chưa chặt chẽ.
Nắm được nguyên nhân của thực trạng phát triển thị trường lao động là cơ sở để xác định các giải pháp khắc phục và định hướng cho thị trường lao động phát triển theo đúng quy luật của thị trường đồng thời vẫn đạt được những mục tiêu kinh tế - xã hội đã đề ra. Chính vì vậy, trách nhiệm đảm bảo cho thị trường lao cả nước và thị trường lao động trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá phát triển đúng định hướng là trách nhiệm rất lớn đối với các cơ quan quản lý Nhà nước về thị trường lao động. Chúng ta không quản lý thị trường lao động bằng các mệnh
lệnh hành chính cứng nhắc mà bằng sự cho phép, sự định hướng trên cơ sở tôn trọng các quy luật vận động của kinh tế thị trường nói chung và của thị trường lao động nói riêng.
Chương 3