Thực trạng tiền lương, tiền công trên thị trường lao động

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm phát triển thị trường lao động tỉnh thanh hoá (Trang 41 - 43)

- Theo mức độ can thiệp của Nhà nước.

2.1.2.4.Thực trạng tiền lương, tiền công trên thị trường lao động

A. Phân theo vùng

2.1.2.4.Thực trạng tiền lương, tiền công trên thị trường lao động

Tiền công, tiền lương lao động dần dần đã được luật hoá, trong Bộ luật Lao động Việt Nam năm 1995 cho đến Bộ luật Lao động được sửa đổi, bổ sung năm 2007 đã thừa nhận tiền công, tiền lương là giá cả sức lao động: "Tiền lương của người lao động do hai bên thoả thuận trong hợp đồng lao động và được trả lương theo năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả công việc" (Điều 55, Bộ luật lao động sửa đổi, bổ sung năm 2007); và quy đinh "Người lao động được trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng thời hạn và tại nơi làm việc" (Điều 59, Bộ luật Lao động sửa đổi, bổ sung năm 2007).

Tại kỳ họp thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa IX đã bàn về chính sách tiền lương trong hệ thống chính trị cũng đi đến kết luận: "Coi việc trả lương đúng cho người lao động là thực hiện đầu tư cho phát triển, tạo động lực để kinh tế phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ công, góp phần làm trong sạch và nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước" (Kết luận số 21-KL/TW ngày 7/8/2003). Theo đó, trong những năm qua Nhà nước ta không ngừng hoàn thiện chính sách tiền lương để đảm bảo tiền lương thực sự phản ánh đúng giá trị sức lao động và là nguồn sống của những lao động "làm công ăn lương". Tính trong giai đoạn từ 2003 - 2008, Nhà nước ta đã 4 lần tiến hành cải cách chính sách tiền lương tối thiểu.

Hiện nay chính sách tiền lương tối thiểu chung để trả công cho người lao

540.000 đồng/người/tháng. Quy định này được thực hiện từ 1/1/2008, nó là mức lương áp dụng đối với cơ quan, đơn vị, tổ chức trong nước, không có yếu tố nước ngoài. Đối với doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Chính phủ qui định lương tối thiểu chia theo vùng (1.000.000, 900.000 và 800.000 đồng/người/tháng); doanh nghiệp Nhà nước là 620.000, 580.000 và 540.000 đồng/người/tháng. Và để định giá sát với giá trị sức lao động cũng như để đảm bảo cuộc sống cho người lao động, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan trình Chính phủ ban hành các nghị định về điều chỉnh mức lương tối thiểu chung, mức lương tối thiểu vùng đối với các doanh nghiệp trong nước và đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vào tháng chín hàng năm.

Nhìn chung với cải cách về chế độ tiền lương năm 2008, tiền lương đã phản ánh sát với giá trị sức lao động cuả người lao động. Nhưng, ngay từ những ngày đầu, khi tiền lương chưa có quyết định tăng chính thức thì giá cả trên thị trường đã tăng vọt lên, đồng nội tệ bị trượt giá, do đó tiền lương tăng nhưng chỉ tăng về danh nghĩa. Nếu xét về lý thuyết thì tiền lương tăng là biểu hiện của giá trị sức lao động được đánh giá cao hơn, người lao động có điều kiện hơn trong nâng cao chất lượng cuộc sống của gia đình và bản thân, song với tốc độ lạm phát như hiện nay thì tiền lương tăng chỉ có ý nghĩa trên giấy tờ mà ít mang lại hiệu quả thực tế.

Mặt khác, tiền lương còn có sự chênh lệch giữa các khu vực kinh tế với nhau. Nó được thể hiện rõ nhất qua mức lương trong thị trường lao động Nhà nước còn quá thấp so với thị trường lao động tư nhân, đây cũng chính là nguyên nhân tình trạng hàng loạt cán bộ, công chức Nhà nước đặc biệt là cán bộ, công chức lãnh đạo xin từ chức, bỏ ra đi làm kinh tế tư nhân trong thời gian qua. Như vậy, dù với chế độ tiền lương mới được áp dụng từ đầu năm 2008 thì trong thời gian tới nhất thiết phải thiết lập một chế độ tiền lương phù hợp hơn, nó phải được xây dựng trên cơ sở tiền lương thực tế chứ không chỉ đơn thuần chỉ tăng lên về số lượng mà không tính đến lạm phát.

Ngoài ra, trên thực tế nếu so với thế giới, giá lao động tính bình quân trên ngày công lao động của lao động Việt Nam là quá thấp. Nếu tiền công lao động

ở Na uy là 38 USD/ngày công; Mỹ là 35,6 USD/ngày công, thì Việt Nam chỉ có 5,5 USD/ngày công. Do đó, trên thế giới, Việt Nam được xếp vào loại thị trường lao động có giá nhân công rẻ, nên ở một góc độ nào đấy, đây có thể coi là một thế mạnh để thu hút đầu tư của nước ngoài vào nước ta.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm phát triển thị trường lao động tỉnh thanh hoá (Trang 41 - 43)