Thực trạng hoạt động xuất khẩu lao động

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm phát triển thị trường lao động tỉnh thanh hoá (Trang 43)

- Theo mức độ can thiệp của Nhà nước.

A. Phân theo vùng

2.1.2.5. Thực trạng hoạt động xuất khẩu lao động

Ngay từ năm1980, Việt Nam bắt đầu tham gia vào thị trường lao động quốc tế, với tên gọi "hợp tác lao động" ký kết giữa Chính phủ các nước. Ban đầu thị trường xuất khẩu lao động chủ yếu là sang các nước Đông Âu (Liên xô, Đông Đức, Ba Lan, Bungari), Irăc và một số nước ở Châu Phi. Đến những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ trước, do những biến động của hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu, hoạt động xuất khẩu lao động ra nước ngoài của nước ta tạm thời bị gián đoạn.

Hiện nay, xuất khẩu lao động được coi là chiến lược phát triển kinh tế - xã hội lâu dài của nước ta, thị trường lao động phát triển theo hướng mở rộng khối thị trường trong khu vực với các thị trường thu hút nhiều lao động như: Malaysia, Hàn Quốc, Đài Loan, Myanma, Nhật Bản, Nepan... Tính đến 10 tháng đầu năm 2004, Việt Nam đã đưa được 55.548 người đi làm việc tại nước ngoài. Đến nay, con số này khoảng hơn 400.000 lao động và hiện đang làm việc ở 60 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, thu nhập gửi về nước trung bình khoảng 1,2 đến 1,6 tỷ USD/năm. Thông qua xuất khẩu lao động, góp phần giảm sức ép về việc làm cho người lao động, thực hiện xóa đói, giảm nghèo, tăng thu nhập cho người lao động cũng như tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước.

Tuy nhiên để thực hiện chủ trương coi xuất khẩu lao động là chiến lược lâu dài của đất nước, chúng ta cần phải khắc phục các tình trạng như trình độ lao động còn thấp, vô kỷ luật lao động khi lao động ở nước sở tại, tự ý phá bỏ hợp đồng; nạn cò mồi, lừa gạt người lao động... đã gây ra những bất ổn trên lĩnh vực xuất khẩu lao động trong những năm gần đây.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm phát triển thị trường lao động tỉnh thanh hoá (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w