Thực trạng quản lý nhà nước trên thị trường lao động tỉnh Thanh Hoá

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm phát triển thị trường lao động tỉnh thanh hoá (Trang 61 - 64)

- Tài nguyên

2.3.5. Thực trạng quản lý nhà nước trên thị trường lao động tỉnh Thanh Hoá

lương về sau. Để xây dựng chính sách tiền lương phù hợp cần phải thiết phải thay đổi nhận thức về tiền lương, tiền lương phải là biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động, là giá cả của sức lao động do đó tiền lương phải phản ánh sát với giá trị sức lao động bỏ ra.

2.3.5. Thực trạng quản lý nhà nước trên thị trường lao động tỉnhThanh Hoá Thanh Hoá

Quản lý Nhà nước đối với thị trường lao động được thực hiện thống nhất từ Trung ương đến địa phương và đều phải dựa trên khuôn khổ các quy định chung của pháp luật về lao động, đồng thời còn phát huy tính sáng tạo của địa phương trong quá trình quản lý.

2.3.5.1. Vai trò về thể chế hoá chủ trương của Đảng và Nhà nước

Từ 1990 đến nay, Nhà nước đã từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật lao động nhằm điều chỉnh toàn diện quan hệ lao động theo định hướng thị trường, bao gồm: Pháp lệnh hợp đồng lao động (1990); Bộ Luật Lao động (1995) sửa đổi, bổ sung năm 2002 và năm 2007; Bộ Luật Tố tụng Dân sự (2004); Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006; Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động; các văn bản cấp Chính phủ còn hiệu lực để hướng dẫn, thi hành Bộ Luật Lao động và các luật có liên quan như Luật Doanh nghiệp nhà nước, Luật Doanh nghiệp, Luật đầu tư nước ngoài, Luật hợp tác xã, Luật Bảo hiểm xã hội... và các văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành các luật trên, là điều kiện cho thị trường lao động phát triển.

Tuy nhiên vai trò quản lý Nhà nước trong việc thể chế hoá các đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước bằng hệ thống pháp luật về lao động vẫn còn nhiều bất cập như:

- Chất lượng các văn bản ban hành còn hạn chế do trình độ làm luật còn thấp, còn có sự chồng chéo giữa các văn bản hoặc còn thiếu chặt chẽ giữa các quy định cũng như các điều khoản gây khó khăn trong áp dụng;

- Còn thiếu các cơ chế, chế tài để kiểm tra, kiểm soát việc thực thi pháp luật lao động của các doanh nghiệp có sử dụng lao động làm thuê (vấn đề về bảo hộ lao động, đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động... ). Chính vì thế tình trạng một bộ phận doanh nghiệp thực hiện pháp luật về lao động chỉ mang tính hình thức hoặc tìm các kẽ hở để lách luật vẫn còn rất phổ biến.

2.3.5.2. Vai trò điều tiết thị trường lao động

Để điều tiết thị trường lao động tại địa phương, chính quyền địa phương đã áp dụng các chính sách kinh tế - xã hội để tác động vào quan hệ cung - cầu lao động; đặc biệt có chính sách khuyến khích tăng cầu lao động, nâng cao chất lượng cung lao động cho thị trường lao động và xử lý những khiếm khuyết của thị trường lao động như vấn đề lao động dôi dư, lao động mất việc làm và thất nghiệp…

Cụ thể là trong thời gian qua, tỉnh Thanh Hoá đã triển khai các văn bản của Chính phủ và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về chính sách đối với lao động dôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước; và ban hành một loạt chính sách quan trọng như: Chính sách khuyến khích ưu đãi đầu tư vào khu công nghiệp Lễ Môn; Chính sách thưởng đối với tổ chức, cá nhân vận động vốn vào khu công nghiệp Nghi Sơn; Chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp...

2.3.5.3. Vai trò tổ chức thị trường lao động

Để thị trường lao động hoạt động có hiệu quả, Nhà nước và tỉnh Thanh hoá đã có chính sách đầu tư phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động, hệ thống dịch vụ của thị trường lao động (đào tạo nghề, giới thiệu việc làm, xuất khẩu lao động…); chính sách hỗ trợ người thất nghiệp, nhóm lao động yếu thế để họ có cơ hội hoà nhập tốt hơn vào thị trường lao động, thông qua việc ban hành các văn bản pháp luật quan trọng như: Quyết định số 3200/QĐ-UB ngày 13/12/2000 của UBND tỉnh về việc quy hoạch mạng lưới cơ sở đào tạo nghề tỉnh Thanh Hóa (giai đoạn 2001-2010); Đề án số 526/UB-VX ngày 12/3/2001 của UBND tỉnh Thanh Hoá về "Phát triển công tác đào tạo nghề tỉnh Thanh Hoá

giai đoạn 2001 - 2010"; Các chính sách dạy nghề cho nông dân và cho người nghèo; Quyết định số 1012/2003/QĐ-CT ngày 28/3/2003 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá phê duyệt đề án xuất khẩu lao động và chuyên gia giai đoạn 2003-2005, định hướng 2010...

- Về hoạt động cung cấp thông tin thị trường: Thông tin thị trường lao động không chỉ đơn thuần là thông tin pháp lý mà còn bao gồm cả tin tức về thị trường lao động, qua đó kết nối các doanh nghiệp và người lao động với nhau.

Cơ quan Nhà nước mà trực tiếp là cơ quan quản lý thị trường lao động có trách nhiệm thẩm định tính pháp lý của thông tin, tránh tình trạng người lao động bị lừa đảo bởi các "doanh nghiệp ma"... Và bài học về tổ chức hội chợ việc làm và xuất khẩu lao động lần thứ 3 - năm 2005 ở Thanh Hóa vẫn còn nguyên ý nghĩa. Nguyên nhân thất bại cơ bản nhất của hội chợ là phía các nhà tổ chức đã không quảng bá sớm và sâu rộng về quy mô, lĩnh vực nghề đang cần tuyển dụng đến người dân. Do đó rất nhiều lao động có nhu cầu lao động nhưng không biết để đến, trong khi đó các doanh nghiệp đang rất có nhu cầu tuyển dụng mà không có.

* Vai trò quản lý của Nhà nước đối với thị trường lao động nhìn chung đã đảm bảo cho thị trường lao động tỉnh nhà phát triển theo đúng định hướng chung của Nhà nước cũng như đạt được các mục tiêu kinh tế xã hội của địa phương đặt ra. Tuy nhiên, vai trò quản lý đó vẫn còn một số tồn tại sau:

- Trong Pháp luật Lao động còn thiếu các văn bản hướng dẫn cụ thể và chưa đồng bộ, nội dung thể hiện còn chưa thực sự thể hiện rõ mối quan hệ đối xử bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, giữa người lao động và người sử dụng lao động, xu hướng chung cả về chính sách và trong các quy định của luật còn nghiêng về bảo vệ lợi ích của người lao động, chưa khuyến khích người sử dụng lao động đầu tư thu hút nhiều lao động; chưa có chính sách khuyến khích phát triển thị trường lao động trình độ cao, chính sách thu hút nhân tài, chuyên gia giỏi trong và ngoài nước.

- Cơ sở hạ tầng dịch vụ cho thị trường lao động (hệ thống đào tạo, dạy nghề, thông tin thị trường lao động, tư vấn, giới thiệu việc làm…) còn tự phát triển là

chính. Trong hệ thống hạ tầng dịch vụ này chủ yếu là do Nhà nước bỏ vốn tạo lập với hệ thống đào tạo, dạy nghề công lập; các trung tâm giới thiệu việc làm có uy tín được

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm phát triển thị trường lao động tỉnh thanh hoá (Trang 61 - 64)