Thực trạng hệ thống giao dịch trên thị trường lao động tỉnh Thanh Hoá

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm phát triển thị trường lao động tỉnh thanh hoá (Trang 64 - 67)

- Tài nguyên

2.3.6. Thực trạng hệ thống giao dịch trên thị trường lao động tỉnh Thanh Hoá

cũng tham gia với số lượng lớn nhưng hoạt động ở quy mô nhỏ lẻ và ít hiệu quả hơn.

- Hệ thống thanh tra, giám sát còn bất cập. Các thiết chế giải quyết tranh chấp chưa được cụ thể hoá nên việc giải quyết, hoà giải, xử phạt hành chính, phán quyết còn gây khó khăn, chưa phát huy hiệu quả hoạt động của các cơ quan và tổ chức có nhiệm vụ giải quyết các tranh chấp lao động, trước hết để ngăn ngừa các cuộc đình công chưa đúng quy định của pháp luật lao động.

- Hiện nay, toàn tỉnh có 5 khu công nghiệp có quy mô lớn nhưng còn thiếu các các doanh nghiệp có 100% vốn nước ngoài, do đó trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá không có thị trường xuất nhập khẩu lao động tại chỗ. Nhưng với chính sách kêu gọi đầu tư của tỉnh (đặc biệt là đầu tư vào khu thương mại trọng điểm Nghi Sơn), trong thời gian tới sẽ có sức hút đầu tư lớn đối với các doanh nghiệp nước ngoài, tạo điều kiện để hình thành và phát triển loại hình thị trường lao động này trên địa bàn tỉnh nhà.

2.3.6. Thực trạng hệ thống giao dịch trên thị trường lao động tỉnhThanh Hoá Thanh Hoá

Giao dịch trên thị trường là hoạt động kết nối cung - cầu lao động trên thị trường lao động. Trong đó các chủ thể giao dịch (người lao động và người sử dụng lao động) hoặc giữa các chủ thể với tổ chức trung gian thoả thuận về tuyển dụng và sử dụng lao động phù hợp với quy định của pháp luật. Hiện nay ở Thanh Hoá, đã nhiều kênh giao dịch trên thị trường lao động nhưng vẫn còn đơn giản, việc giao dịch được thực hiện qua trung gian hoặc trực tiếp giữa người sử dụng lao động và người lao động, cụ thể:

2.3.6.1. Tổ chức giới thiệu việc làm

Hiện nay, hệ thống các tổ chức giới thiệu việc làm trên địa bàn toàn tỉnh có 81 đơn vị, gồm:

- 3 trung tâm Dịch vụ việc làm được thành lập theo quy định tại Nghị định số 72/CP ngày 31 tháng 10 năm 1995 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về việc làm. Trong đó, có 2 trung tâm Dịch vụ

việc làm thuộc các tổ chức chính trị xã hội (Trung tâm Dịch vụ việc làm thuộc Liên đoàn Lao động tỉnh và Trung tâm Dịch vụ việc làm thuộc Hội Nông dân tỉnh); Và 1 Trung tâm do địa phương quản lý là Trung tâm Dịch vụ việc làm thuộc Sở Lao động - Thương binh & Xã hội tỉnh Thanh Hoá, kết quả hoạt động giai đoạn 2001 - 2007:

+ Tư vấn học nghề, việc làm: 37.105 lượt người; + Giới thiệu việc làm trong nước: 3.961 người; + Giới thiệu việc làm ngoài nước: 1.870 người; + Đào tạo nghề: 1.707 người;

+ Đào tạo ngoại ngữ và giáo dục định hướng: 2.020 người; + Liên kết đào tạo: 5.949 người;

- 1 trung tâm giới thiệu việc làm là: Trung tâm giới thiệu việc làm Thanh niên Thanh Hoá (thành lập theo Quyết định số 2430 QĐ/TWĐTN ngày 30/8/2007 của Trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh);

- 77 doanh nghiệp đăng ký hoạt động giới thiệu việc làm với Sở Kế hoạch và Đầu tư, nhưng chỉ có khoảng 1/3 số đơn vị hoạt động giới thiệu việc làm. Giai đoạn 2001-2006, các đơn vị này đã tư vấn giới thiệu việc làm cho trên 60.000 lượt người, trong đó tìm được việc làm trên 48.000 người.

Bên cạnh những kết quả đạt được, trong thời gian tới Sở Lao động - Thương binh & Xã hội tỉnh Thanh Hóa cần có sự quản lý chặt chẽ đối với hoạt động của các cơ sở này, đặc biệt là các trung tâm có hoạt động môi giới xuất khẩu lao động để quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động được bảo vệ, tránh sự tồn tại của các trung tâm ma có hành vi lừa đảo người lao động.

2.3.6.2. Giao dịch việc làm thông qua hội chợ việc làm và sàn giao dịch việc làm

Đây là những hình thức giao dịch việc làm mang tính khoa học, có tổ chức và mang lại hiệu quả giao dịch tốt nhất. Tại đây người lao động được tự tìm kiếm cho mình một công việc phù hợp với một mức lương tương ứng. Người sử dụng lao động có cơ hội lựa chọn lao động một cách trực tiếp thông qua các hình thức phỏng vấn nhanh, xét tuyển hồ sơ. Hiện nay mô hình này được nhân rộng ra hầu hết các tỉnh thành trong cả nước và được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau như giao dịch trực tiếp trên sàn giao dịch hoặc gián tiếp trên kênh truyền thông Internet...

Kể từ năm 2000 đến năm 2007, tỉnh Thanh Hoá đã tổ chức được 3 Hội chợ việc làm (tại Trung tâm Triển lãm của tỉnh) và 1 Hội chợ việc làm (tại huyện Quảng Xương). Bình quân mỗi cuộc hội chợ thu hút từ 3,5 đến 4,0 vạn người đến tham gia; khoảng 5.000 lao động được ký kết hợp đồng lao động, đăng ký đi xuất khẩu lao động với các doanh nghiệp, được các Trung tâm Giới thiệu việc làm tư vấn giới thiệu việc làm, hoặc được tuyển vào học tại các cơ sở đào tạo, dạy nghề. Trong thời gian tới, tỉnh Thanh Hoá có thể học theo mô hình tổ chức các phiên giao dịch định kỳ như ở Hà Nội (tổ chức vào ngày 20 hàng tháng) để tạo tính chủ động cho những người có nhu cầu tìm việc và có thể giảm bớt chi phí cho khâu quảng bá, tuyên truyền.

2.3.5.3. Giao dịch việc làm thông qua hoạt động tuyển dụng trực tiếp

Đây có thể được coi là hình thức giao dịch việc làm truyền thống, người lao động tự do di chuyển đến nơi có nhu cầu tuyển dụng và chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số các giao dịch trên thị trường lao động (khoảng 80-85%). Chủ yếu là người lao động tự liên hệ trực tiếp và đăng ký với doanh nghiệp có nhu cầu tuyển lao động thông qua tin quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, giới thiệu của bạn bè, người thân... Tuy nhiên đây là hình thức không đảm bảo độ tin cậy về các thông số mà doanh nghiệp đưa ra như đối với các doanh nghiệp đăng ký tham gia vào các sàn giao dịch việc làm. Do đó với hình thức giao dịch việc làm này thường mang tính rủi ro cao, thiếu sự ổn định lâu dài.

* Nhìn chung trong thời gian qua hệ thống giao dịch việc làm trong cả nước ta trong đó có tỉnh Thanh Hóa đã có nhiều hoạt động tích cực trong việc kết nối người lao động đến với các nhà tuyển dụng lao động, đặc biệt là thông qua môi giới trung gian của các trung tâm tư vấn và giới thiệu việc làm. Song trên thực tế hoạt động của hệ thống này vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế như:

- Hệ thống thông tin thị trường lao động, giao dịch chính thức chưa phát triển mạnh, chưa có các trung tâm giao dịch lớn áp dụng công nghệ thông tin hiện đại (internet, website…) và hoạt động chưa hiệu quả, chưa thường xuyên, nên chỉ mới đáp ứng được 15-20% nhu cầu cần thông tin của người lao động tìm việc làm.

- Công tác giáo dục, tuyên truyền về luật lao động còn chưa hiệu quả, tổ chức tuyên truyền không liên tục, chưa rộng khắp và chưa đa dạng về hình thức tuyên truyền, do đó người sử dụng lao động và người lao động còn vi phạm Luật lao động nhiều.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm phát triển thị trường lao động tỉnh thanh hoá (Trang 64 - 67)