Thực trạng tiền lương trên thị trường lao động tỉnh Thanh Hoá

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm phát triển thị trường lao động tỉnh thanh hoá (Trang 58 - 61)

- Tài nguyên

2.3.4. Thực trạng tiền lương trên thị trường lao động tỉnh Thanh Hoá

Xuất phát từ chế độ tiền lương do Nhà nước ban hành nên vấn đề tiền công, tiền lương trên thị trường lao động của tỉnh nằm trong thực trạng chung của cả nước. Do đó, những thay đổi trong chính sách tiền công, tiền lương của Nhà nước đều tác động trực tiếp đến tính ổn định của hệ thống tiền lương trong phạm vi toàn quốc và trong đó có cả tỉnh Thanh Hóa.

- Tiền lương, tiền công trên thị trường lao động tỉnh Thanh Hoá đã được hình thành và xác định trên cơ sở những thay đổi cơ bản trong chính sách tiền lương của Nhà nước.

Cuộc cải cách tiền lương năm 1993 đã xoá bỏ tiền lương theo hiện vật và bao cấp, thực hiện tiền tệ hoá tiền lương, chống phân phối bình quân trong khu vực Nhà nước và từng bước tính đúng, tính đủ tiền lương trong khu vực sản xuất kinh doanh. Đồng thời cũng đã tách và phân biệt rõ tiền lương giữa khu vực hành chính, sự nghiệp với tiền lương của khu vực sản xuất kinh doanh.

Mức lương tối thiểu đã được pháp luật hoá và cải cách qua các thời kỳ. Nhà nước quy định và bắt buộc người sử dụng lao động không được trả công cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu.

- Tiền lương có sự chênh lệch giữa các loại hình doanh nghiệp khác nhau trong nền kinh tế.

Đối với doanh nghiệp nhà nước, mức thu nhập của người lao động năm 2003 đạt bình quân 638.000 đồng/tháng, năm 2007 là 1.064.000 đồng/tháng.

Đối với doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, mức thu nhập của người lao động năm 2003 đạt bình quân 610.000 đồng/tháng, năm 2006 là 889.000 đồng/tháng. Trong đó thu nhập bình quân của lao động quản lý cao gấp khoảng 3 lần so với mức thu nhập bình quân chung của lao động.

Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, mức thu nhập của người lao động năm 2003 đạt bình quân 5.000.000 đồng/tháng, năm 2006 là 8.000.000 đồng/tháng. Trong đó thu nhập bình quân của lao động quản lý cao gấp khoảng 2 lần so với thu nhập bình quân chung của người lao động.

Giá tiền công trên thị trường lao động phi chính thức có sự khác biệt rất lớn giữa các vùng, giữa khu vực thành thị và nông thôn, giữa vùng đồng bằng và miền núi. Dao động giá tiền công từ 15 ngàn đồng/ngày đến 50 ngàn đồng/ngày; giá tiền công khu vực nông thôn thấp hơn khu vực thành thị từ 20 - 25%; vùng miền núi còn thấp hơn nữa.

* Thực trạng của chính sách tiền lương của nước ta đang còn nhiều bất cập, nét nổi bật là tiền lương chưa thực sự phản ánh đúng với sức lao động của người

lao động, đặc biệt là lao động trong thị trường lao động Hành chính Nhà nước. Có thể kể đến một số hạn chế của chính sách tiền lương ở nước ta như sau:

- Trong khu vực công, tiền lương có xu hướng bình quân cao (một bộ phận không nhỏ lao động có trình độ nghiệp vụ thấp nhưng lại được hưởng mức lương cao hơn mức lương trên thị trường, trong khi đó tình trạng lao động có trình độ chuyên môn cao lại hưởng mức lương thấp hơn nhiều so với thị trường) và trả lương chưa thực sự tuân thủ theo nguyên tắc phân phối theo lao động. Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng "chảy máu chất xám" từ khu vực công sang khu vực tư trong thời gian qua ở nước ta.

Bên cạnh đó, trong khu vực kinh tế Nhà nước, tiền lương chưa phản ánh chính xác hiệu quả sử dụng lao động và sản xuất kinh doanh. Thực trạng này xuất phát từ tính bao cấp của Nhà nước đối với các Doanh nghiệp Nhà nước, tiền lương được chi trả bằng nguồn Ngân sách Nhà nước, số lượng lao động càng tăng thì quỹ tiền lương càng lớn. Do đó, trong khu vực kinh tế Nhà nước tình trạng tuyển dụng lao động quá nhiều so với nhu cầu đã dẫn đến thực tế mất cân bằng trong chi trả lương giữa các khu vực, các loại hình doanh nghiệp...

- Tiền lương của người lao động tuy tăng qua các năm, nhưng nhìn chung giá tiền công vẫn còn thấp, do nhiều nguyên nhân như chất lượng lao động, năng suất lao động không cao, cung lao động lớn hơn cầu lao động nhiều; phần lớn doanh nghiệp sản xuất hàng hoá chất lượng thấp, công nghệ lạc hậu nên sử dụng đa số lao động chưa qua đào tạo hoặc trình độ tay nghề không cao.

- Giá tiền công có sự khác biệt giữa các vùng, các loại hình doanh nghiệp do các yếu tố tác động của thị trường lao động trong các loại hình doanh nghiệp là khác nhau, chưa thực sự hình thành một thị trường lao động chung trong phạm vi cả tỉnh cũng như ở từng vùng, mà ở đó người sử dụng lao động và người lao động có thể thoả thuận giá tiền công như nhau cho công việc như nhau, không bị chia cắt bởi loại hình doanh nghiệp.

- Chính sách tiền lương đã được cải cách song còn thiếu sự tính toán khoa học vì thế, trong thời gian vừa qua, dù lương tăng ở tất cả các khu vực, các loại

hình doanh nghiệp... nhưng do tỷ lệ lạm phát cao nên tiền lương đã không đủ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người lao động, đặc biệt là những người sống phụ thuộc hoàn toàn vào đồng lương.

Chính vì một số lý do trên đã làm cho vấn đề tiền lương của của cả nước và

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm phát triển thị trường lao động tỉnh thanh hoá (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w