Thực trạng cầu lao động trên thị trường lao động tỉnh Thanh Hoá (Phụ lục 2)

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm phát triển thị trường lao động tỉnh thanh hoá (Trang 53 - 58)

- Tài nguyên

2.3.3. Thực trạng cầu lao động trên thị trường lao động tỉnh Thanh Hoá (Phụ lục 2)

Hoá (Phụ lục 2)

Để giảm sức ép về cung lao động, trong những năm qua tỉnh Thanh Hoá đã có nhiều giải pháp để kích cầu lao động, giải quyết việc làm cho người lao động.

2.3.3.1. Cầu lao động trong tỉnh

Như đã trình bày ở mục 2.3.1, với tốc độ tăng về quy mô và chất lượng của cung lao động trên thị trường lao động tỉnh Thanh Hoá thì mất cân đối cung - cầu lao động tất yếu sẽ xảy ra. Và mất cân đối về cung - cầu là nguyên nhân chính dẫn đến thất nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá.

Bảng 10. Số lượng và tỷ lệ thất nghiệp của lao động khu vực thành thị phân theo trình độ chuyên môn kỹ thuật

Tổng số Tỷ lệ (%)

Chung 8595 100,0

Chưa qua đào tạo 4735 55,1

Công nhân kỹ thuật không có bằng 253 2,9

Có chứng chỉ nghề 267 3,1

Có bằng nghề 178 2,1

Trung học chuyên nghiệp 1195 13,9

Cao đẳng, đại học trở lên 1967 22,9

(Nguồn: Điều tra việc làm, thất nghiệp năm 2006)

Theo bảng số liệu thống kê trên thì số lao động thất nghiệp cao nhất là lao động chưa qua đào tạo, nhưng có một nghịch lý là lao động có trình độ cao (lao động có trình độ Cao đẳng, Đại học trở lên) lại là đối tượng có tỷ lệ thất nghiệp cao đứng thứ hai và lao động trình độ Trung học chuyên nghiệp có tỷ lệ tương ứng thứ ba. Tuy nhiên đây chỉ là thất nghiệp tạm thời, về lâu dài đây lại là tiềm năng lớn về lao động có trình độ để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Nguyên nhân chủ yếu là do hầu hết các doanh nghiệp hiện nay của địa phương đều có quy mô nhỏ với trình độ sản xuất còn lạc hậu nên chỉ cần lao động có thâm niên lao động và nhiều kinh nghiệm hoặc là lao động đã qua đào tạo được cấp chứng chỉ nghề là đủ, phù hợp với yêu cầu công việc và phù hợp với mức lương chi trả của doanh nghiệp. Nhưng về lâu dài khi các doanh nghiệp mở rộng sản xuất, nâng cao trình độ sản xuất thì lực lượng lao động này bị mất dần ưu thế và đòi hỏi cần phải được đào tạo lại để đáp ứng yêu cầu công việc.

Cùng với quá trình phát triển kinh tế xã hội chung của cả nước, chương trình quốc gia về việc làm và các chính sách giải quyết việc làm cho người lao động của địa phương trong thời gian qua đã làm cho tổng cầu lao động trên thị trường có sự thay đổi theo hướng năm sau luôn cao hơn năm trước. Năm 2001, cầu lao động toàn tỉnh là 1.751.001 người, đến năm 2006, tăng lên 2.048.508 người (gấp 1,17 lần so với năm 2001), bình quân tăng 2,8 %/năm.

Nhờ hiệu quả của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã kéo theo quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng giảm dần lao động nông nghiệp từ 76,15 %

(năm 2001) xuống còn 69 % (năm 2006); tương ứng tăng lao động ở các ngành sản xuất phi nông nghiệp, trong đó công nghiệp - xây dựng tăng từ 10,98 % lên 14,5%; Thương mại - Dịch vụ tăng từ 12,8 % lên 16,5 %.

Nhờ quá trình thúc đẩy tăng về cầu lao động nên tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực đô thị đã giảm còn 4,79 % và nâng tỷ lệ sử dụng thời gian ở nông thôn lên 78,5 % (năm 2006), người dân nông thôn được tạo công ăn việc làm trong thời gian nông nhàn, tăng thêm nguồn thu cho gia đình.

Hiện nay, để giải quyết việc làm cho người dân chính quyền địa phương đã chủ trương hình thành và phát triển các khu công nghiệp có khả năng thu hút nhiều lao động, giải quyết việc làm tại chỗ cho người lao động tỉnh nhà. Trên quy mô toàn tỉnh, Thanh Hoá hiện có các khu công nghiệp lớn là:

- Khu công nghiệp Bỉm Sơn; - Khu công nghiệp Nghi Sơn;

- Khu công nghiệp Lễ Môn ( Thành phố Thanh Hoá);

- Khu công nghiệp Đình Hương - Tây Ga (Thành phố Thanh Hoá); - Khu công nghiệp Lam Sơn.

Những khu công nghiệp này đã và đang góp phần giải quyết hàng ngàn chỗ làm cho người lao động trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt là khu công nghiệp Nghi Sơn đang được quy hoạch xây dựng đến năm 2025 thành khu vực trọng điểm kinh tế của vùng Nam Thanh - Bắc Nghệ với diện tích 2.000 ha với một số ngành công nghiệp quan trọng như công nghiệp cảng biển và vận tải, công nghiệp sửa chữa và đóng mới tàu biển, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp lọc hóa dầu và công nghiệp sản xuất điện...; là động lực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa và khu vực Bắc miền Trung. Trong số đó, khu liên hợp lọc hoá dầuNghi Sơn là dự án lớn nhất từ trước đến nay được triển khai tại Việt Nam, với tổng vốn đầu tư cho giai đoạn I là 6 tỉ USD, được xây dựng theo công nghệ hiện đại nhất thế giới, dự kiến năm 2013, khu liên hợp này sẽ được đưa vào vận hành thương mại (sau 60 tháng thi công). Theo đánh giá của các nhà kinh tế và các nhà quản lý thì việc chọn Nghi Sơn là nơi xây dựng khu liên hiệp lọc hoá dầu, nhà đầu tư đã "bắn một mũi tên trúng liền 3 đích", đó là: đón đầu khu vực cửa ngõ thị trường của bắc Việt Nam, bắc

Lào và tây nam Trung Quốc, mở ra nhiều cơ hội cho Việt Nam trở thành thị trường cung cấp nguồn năng lượng lớn trong khu vực Đông Nam Á.

Với sự phát triển của các khu công nghiệp hiện có, đặc biệt là sau khi khu thương mại trọng điểm Nghi Sơn được đưa vào khai thác sẽ góp phần thu hút hàng triệu lao động tại tỉnh nhà và toàn quốc. Nhưng vấn đề đặt ra, đây là những ngành kinh tế mới phát triển ở trình độ cao, do đó đòi hỏi một đội ngũ lao động có trình độ cao, đặc biệt là đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề hoặc ít nhất cũng là lao động đã qua đào tạo mới có khả năng đáp ứng được yêu cầu của công việc. Theo hướng đó, trong những năm tới, nhất thiết Thanh Hoá cần phải "đi tắt đón đầu" trong công tác đào tạo nguồn lao động có trình độ phù hợp với yêu cầu của các ngành kinh tế, tránh tình trạng các học viên sau khi ra trường không thể làm việc được ngay mà phải đưa đi đào tạo lại hoặc đào tạo không đúng chuyên ngành yêu cầu. Đây có thể được coi là một giải pháp quan trọng để chất lượng cung đáp ứng được cầu lao động, giảm dần sự mất cân đối lớn giữa cung và cầu lao động như hiện nay.

2.3.3.2. Cầu lao động ngoài tỉnh

Mặc dù trong những năm qua cầu đã dần giải quyết được vấn đề lao động cho người dân, song nhìn chung do chất lượng cung lao động chưa cao, đa phần là lao động ở khu vực nông thôn với trình độ lao động còn rất thấp, không thể đáp ứng được những yêu cầu từ phía các nhà tuyển dụng. Một tình trạng phổ biến hiện nay ở các vùng nông thôn trong tỉnh là tự do di chuyển lao động sang các tỉnh, thành phố lớn. Đối tượng di chuyển chủ yếu là lao động trong độ tuổi từ 15 - 34, họ tìm đến những nơi có thị trường lao động phát triển hơn để tìm kiếm việc làm.

Thanh Hoá là địa phương có số lao động di chuyển đến các địa phương khác khá đông, từ năm 2001 - 2006, toàn tỉnh có khoảng 40.000 lao động đi tìm kiếm việc làm ở ngoài tỉnh, chủ yếu là các thành phố lớn nơi có nhiều khu công nghiệp phát triển với quy mô lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương... Mặc dù gây khó khăn cho công tác quản lý và sử dụng nhân lực địa phương nhưng ở mức độ nào đó, điều này đã góp phần không nhỏ vào việc tăng thu

nhập cho người lao động, góp phần thực hiện xoá đói giảm nghèo. Song, trên thực tế nếu không có sự quản lý chặt chẽ của chính quyền địa phương việc dịch chuyển sức lao động sẽ diễn ra theo hướng tự phát có nhiều rủi ro và phức tạp trong quản lý xã hội.

2.3.3.3. Cầu lao động nước ngoài

Để tăng tổng cầu lao động ở Việt Nam nói chung và Thanh Hoá nói riêng, phát triển thị trường lao động nước ngoài được coi là giải pháp quan trọng để giải quyết các vấn đề về chênh lệch cung - cầu, việc làm, thất nghiệp, xoá đói giảm nghèo và các vần đề kinh tế - xã hội khác. Tính đến năm 2007, riêng tỉnh Thanh Hóa đã đưa 8.710 người đi xuất khẩu lao động với số tiền chuyển về nước khoảng 20 - 30 triệu USD.

Thị trường xuất khẩu lao động cũng được coi là một thế mạnh của thị trường lao động tỉnh Thanh Hoá với mục tiêu đến năm 2010, đưa 30.000 người trở lên đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, trong đó lao động được đào tạo trước khi ra nước ngoài là 12.000 người, thu nguồn ngoại tệ cho tỉnh là 50 triệu USD. Tuy nhiên, do trình độ của lao động xuất khẩu còn thấp, đa phần đều là lao động phổ thông nên mức thù lao tương đối thấp với các thị trường chủ yếu như Malaysia, Myanma, Hàn Quốc, Đài Loan...

Thị trường xuất khẩu lao động trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua diễn ra rất phức tạp. Thời gian đầu, do công tác chuẩn bị, tổ chức xuất khẩu lao động kỹ lưỡng cùng với sự phối hợp chặt chẽ của nước tiếp nhận lao động, số lượng công việc nhiều, ổn định... nên đã thu hút rất nhiều lao động tham gia. Kết quả là đã góp phần nâng cao thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống cho gia đình người lao động, thực hiện xoá đói giảm nghèo, tăng nguồn thu ngoại tệ cho Nhà nước... Tuy nhiên trong 2 năm gần đây, cùng với sự khủng hoảng tại thị trường lao động Malaysia đã ảnh hưởng không tốt đến hoạt động xuất khẩu lao động trên địa bàn của tỉnh, người dân có tâm lý e sợ không muốn tham gia thị trường xuất khẩu lao động, đặc biệt là thị trường lao động Malaysia. Hiện nay Thanh Hoá đang tích cực tìm kiếm các thị trường mới như thị trường Séc, Phần Lan và một số nước

Tây Âu khác; Đồng thời tích cực tuyên truyền, củng cố tâm lý cho người lao động để khuyến khích họ tiếp tục tham gia vào thị trường lao động đầy tiềm năng này.

* Thực trạng cung - cầu mất cân đối trên thị trường lao động tỉnh Thanh Hoá trong thời gian qua, xuất phát từ một số nguyên nhân sau:

- Số lượng doanh nghiệp trong tỉnh tuy phát triển nhanh, nhất là doanh nghiệp ngoài quốc doanh, nhưng tỷ lệ doanh nghiệp trên dân số rất thấp, hiện nay khoảng 1.230 người/1 doanh nghiệp (cả tỉnh hiện có khoảng 3.000 doanh nghiệp), đa số là doanh nghiệp vừa và nhỏ nên khả năng thu hút lao động chưa nhiều.

- Khu vực nông nghiệp, nông thôn chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động diễn ra chậm chạp nên cầu lao động "làm công ăn lương" ở khu vực này còn thấp, đại bộ phận là lao động tự làm; Số lao động nông thôn tham gia thị trường lao động ở các thành phố và khu công nghiệp tăng mạnh nhưng chủ yếu ở thị trường đô thị phi chính thức và thường làm các công việc đơn giản, thời vụ, phổ thông.

Trình độ lực lượng lao động không đủ để đáp ứng cầu lao động nên thị trường lao động bị rơi vào tình trạng vừa thừa vừa thiếu cả cầu và cung lao động. Tình trạng này được biểu hiện ở số lượng lao động đông, nhu cầu việc làm lớn cần có cầu lao động tương ứng để phát triển, nhưng chất lượng lao động lại không thể đáp ứng được yêu cầu của công việc. Do vậy, dẫn tới tình trạng có cầu mà không có cung tương ứng, đây cũng là một bài học quan trọng được rút ra từ lần tổ chức Hội chợ việc làm lần thứ 3 (ngày 25-27/11/2005), trong khi các doanh nghiệp đưa ra chỉ tiêu tuyển dụng với số lượng lớn nhưng số lượng lao động đến tham gia ít và đa phần trình độ lao động nên không đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp đưa ra (thậm chí có doanh nghiệp đưa chỉ tiêu tuyển dụng trực tiếp 300 - 400 người nhưng kết quả chỉ tuyển được 7 - 8 lao động).

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm phát triển thị trường lao động tỉnh thanh hoá (Trang 53 - 58)