Quản lý việc trang bị, bảo quản, sử dụng thiết bị dạy học ở các trường trung học phổ thông

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lí cơ sở vật chất kĩ thuật trường Trung học phổ thông tỉnh Sơn La (Trang 35 - 38)

Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÍ CƠ SỞ VẬT CHẤT THIẾT BỊ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

1.6. Quản lý việc trang bị, bảo quản, sử dụng thiết bị dạy học ở các trường trung học phổ thông

1.6.1. Quản lý thiết bị dạy học

Quản lý TBDH là tác động có mục đích của người quản lý nhằm xây dựng, phát triển và sử dụng có hiệu quả hệ thống TBDH phục vụ đắc lực cho công tác giáo dục và dạy học. Nội dung TBDH mở rộng đến đâu thì tầm quản lý cũng phải rộng và sâu tương ứng. Kinh nghiệm thực tiễn đã chỉ ra rằng TBDH chỉ phát huy được tác dụng tốt trong việc giáo dục, dạy học khi được quản lý tốt. Do đó, đi đôi với việc đầu tư trang bị, điều quan trọng hơn là phải chú trọng đến việc quản lý TBDH trong nhà trường. TBDH là một lĩnh vực vừa mang tính kinh tế, giáo dục, vừa mang tính khoa học, giáo dục nên việc quản lý một mặt phải tuân thủ các yêu cầu chung về quản lý kinh tế, khoa học mặt khác cần tuân theo các yêu cầu quản lý chuyên ngành giáo dục.

Như vậy, có thể nói TBDH là một trong những công việc của người cán bộ quản lý, là đối tượng quản lý trong nhà trường.

1.6.2. Nội dung quản lí TBDH

1.6.2.1. Quản lý đầu tư mua sắm, bảo quản TBDH

Quản lí đầu tư mua sắm TBDH là QL về vốn đầu tư, cách thức hiệu quả, kế hoạch đầu tư, bảo quản TBDH của nhà trường. Ở các trường THPT, các TBDH thực hành đặc biệt đóng vai trò quan trọng. Để góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, nhà trường phải được trang bị các TBDH theo công nghệ sản xuất mới mà các nước tiên tiến đã có. Đồng thời phải có đầy đủ tài liệu mới, cập nhật về công nghệ sản xuất và sử dụng, vận hành và bảo dưỡng các máy móc hiện đại. Các TBDH càng hiện đại, đầy đủ bao nhiêu thì kết quả dạy học càng lớn. Ngược lại, sự khiếm khuyết lạc hậu về CSVCKT và thiết bị càng làm giảm đi kết quả dạy học bấy nhiêu. Hiện tượng phổ biến hiện nay ở các

trường THPT là các TBDH đã cũ hoặc thiếu đồng bộ, không đáp ứng đủ công năng sử dụng cho học sinh trong quá trình học tập. Vì vậy, bên cạnh việc đầu tư mua sắm mới các TBDH, công tác quản lí TBDH ở các trường THPT phải chú ý đến việc bảo dưỡng, sửa chữa, duy tu thường xuyên các phương tiện dạy học hiện có vừa không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng chúng, đồng thời vừa tiết kiệm được cho ngân sách.

1.6.2.2. Quản lí sử dụng TBDH

Quản lí sử dụng TBDH là quản lí mục đích, hình thức, cách thức tổ chức và sử dụng TBDH ở các trường THPT. Trong quá trình dạy học, việc vận dụng các phương pháp dạy học không thể tách rời với việc sử dụng chúng.

TBDH với tư cách là công cụ phục vụ việc chuyển tải thông tin đến người học. Nếu như sử dụng chúng một cách hợp lí, phù hợp với không gian, thời gian và phù hợp với nội dung của mỗi bài giảng thì sẽ kích thích được tâm lí học tập, tính chủ động, tích cực và lòng say mê khoa học của người học. Lúc này, phương tiện dạy học sẽ phát huy được hiệu quả của nó. Ngược lại, việc sử dụng chúng một cách tuỳ tiện sẽ gây ra những phản ứng ngược làm hạn chế đến hiệu quả của quá trình dạy học. Chính vì vậy, việc sử dụng TBDH phải đúng nguyên tắc, đồng thời phải đảm bảo đầy đủ các tính năng, chỉ số kĩ thuật của TBDH. Muốn vậy, công tác quản lí TBDH phải có kế hoạch cụ thể, chi tiết đến từng bộ môn, từng giáo viên và người sử dụng để tạo ra tính chủ động tích cực của mỗi chủ thể.

1.6.2.3. Quản lí và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và nhân viên kĩ thuật trong sử dụng TBDH

Đó là quản lí về số lượng, trình độ, tay nghề, kĩ năng, kĩ xảo, kế hoạch sử dụng TBDH trong chương trình giảng dạy ở trường THPT.

Để luyện tập tay nghề cho HS một cách có kết quả, GV cần có lòng say mê nghề nghiệp, đồng thời cần được bồi dưỡng, cập nhật các kiến thức vè chuyên môn nghiệp vụ. Sự bất cập vè bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, sự thiếu

hụt về đội ngũ giáo viên chuyên trách về TBDH, vai trò của GV trong việc sử dụng thường xuyên TBDH cũng là yếu tố ảnh hưởng đến kết quả dạy học ở các trường THPT. Bởi vậy cần có các giải pháp hữu hiệu trong quản lí, sử dụng đội ngũ GV và nhân viên kĩ thuật để nâng cao chất lượng và hiệu quả sử dụng TBDH.

1.6.3. Nhiệm vụ quản lí TBDH trong nhà trường THPT

Hiện nay, còn nhiều trường chưa chú ý nhiều tới công tác quản lí TBDH, số trường xây dựng được quy chế quản lí công tác thiết bị là rất ít. Bởi vậy, cần bồi dưỡng lòng yêu nghề, lương tâm nghề nghiệp, tinh thần trách nhiệm, làm việc có kỷ luật tác động sâu sắc đến giáo viên giúp thường xuyên sử dụng TBDH để đổi mới phương pháp, không ngừng nâng cao chất lượng dạy học.

Nhà trường cần lập kế hoạch đầu năm, giữa năm và cuối năm. Trong kế hoạch phải thể hiện rừ thời gian, kinh phớ thực hiện.

a, Tổ chức thực hiện

Thường xuyên phát động các phong trào thi đua, tăng thêm sức mạnh tích cực hoạt động sử dụng TBDH. Tạo nên ý thức trách nhiệm của Hiệu trưởng đối với nhiệm vụ của nhà trường.

b, Kiểm tra đánh giá

Kiểm tra kế hoạch của tổ chuyên môn, giáo viên bộ môn một cách thường xuyên để kịp thời phát hiện thiếu sót, đồng thời uốn nắn sử dụng đúng kế hoạch TBDH. Nhà trường cụ thể hoá các đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước; nhiệm vụ của ngành học, cấp học, các chỉ thị và kế hoạch…Hỗ trợ kinh phí xây dựng cơ sở vật chất. Lập kế hoạch kiểm tra thường xuyên.

1.6.4. Cơ sở vật chất kĩ thuật trường học đáp ứng mục tiêu của giáo dục và đào tạo

Cơ sở vật chất kĩ thuật của nhà trường bao gồm toàn bộ “cái vỏ vật chất”

của nhà trường đó là ngôi trường học với các phòng học, phòng làm việc của Hội dồng giáo viên, phòng làm việc của Hiệu trưởng và các Phó Hiệu

trưởng…sân chơi bãi tập, bàn ghế, bảng, tủ, các đồ dùng dạy học, sách giáo khoa, thư viện… Cái vỏ vật chất ấy là kết tinh, là thành quả hoạt động của các thành tố khác của hệ thống lớn, hệ thống toàn xã hội. Theo cách tiếp cận triết học của Afaraxep thì nhà trường là một bộ phận hay hệ thống con, phân hệ của hệ thống xã hội. Khi nghiên cứu nhà trường như một hệ thống xã hội, chúng ta cần xem xét mối quan hệ giữa các thành tố. Hiển nhiên, thành tố CSVCKT là cơ sở để các thành tố khác tồn tại và thể hiện mình. Không có trường, lớp, các trang thiết bị tối thiểu như bàn, ghế, bảng… quá trình sư phạm không thể diễn ra và do đó, con người cũng không có chỗ để hiện diện trong hệ thống. Và cũng như vậy, thành tố tinh thần, ý thức cũng sẽ không tồn tại trong hệ thống đó. Nhưng trong một ngôi trường hoàn mỹ lại không có người học, người dạy thì cũng không thể gọi là trường học được. Hoặc nữa, có trường, có lớp, có người muốn học, có người muốn dạy nhưng chương trình, nội dung, phương pháp không có hoặc nghèo nàn thì cũng thành vô nghĩa. Có đủ mọi thành phần nói trên, nhưng không diễn ra quá trình sư phạm thì hệ thống cũng không thể tồn tại như một thể toàn vẹn.

Do vậy, chúng ta có thể khẳng định, các thành tố của hệ thống nhà trường có mối quan hệ qua lại chặt chẽ, ràng buộc, tác động lẫn nhau, thúc đẩy nhau cùng vận động và phát triển.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lí cơ sở vật chất kĩ thuật trường Trung học phổ thông tỉnh Sơn La (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w