Một số biện pháp quản lý của Hiệu trưởng trong việc trang bị, bảo quản và sử dụng TBDH

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lí cơ sở vật chất kĩ thuật trường Trung học phổ thông tỉnh Sơn La (Trang 83)

8. Những đóng góp mới của đề tài

3.2.Một số biện pháp quản lý của Hiệu trưởng trong việc trang bị, bảo quản và sử dụng TBDH

bảo quản và sử dụng TBDH

3.2.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên về vai trò và tác dụng của TBDH.

a, Mục đích:

Như chúng ta đã biết, TBDH phải được sử dụng, sử dụng có hiệu quả là mục tiêu cơ bản và là mục tiêu cuối cùng của toàn bộ công tác thiết bị trong trường THPT. Tuy nhiên như các phân tích ở trên, công tác này cũng còn nhiều tồn tại. Bất cứ một công việc gì thì vai trò chỉ đạo của các cấp lãnh đạo cấp trên đều rất quan trọng và có vai trò quyết định. Lãnh đạo Sở GD và ĐT có nhận thức đúng và quyết tâm cao thì lãnh đạo nhà trường và đội ngũ giáo viên sẽ quyết tâm thực hiện.

b, Nội dung và cách thực hiện

+ Do chương trình và SGK THPT đổi mới, vấn đề dạy học sử dụng TBDH cũng phải đổi mới theo. TBDH đã được cung cấp với số lượng góp phần đáp ứng đổi mới PPDH yêu cầu phải có TBDH, một phần do nền kinh tế của đất nước đã cho phép trang bị nhiều TBDH truyền thống mang tính sáng tạo và TBDH hiện đại cho ngành GD và ĐT. Các cấp lãnh đạo cần thấy rõ ưu thế này và tạo điều kiện trang bị thêm nhiều loại hình TBDH cho các nhà trường THPT.

+ TBDH góp phần đổi mới PPDH, nâng cao chất lượng dạy học. Muốn học sinh hoạt động nhiều hơn, suy nghĩ nhiều hơn, thảo luận nhiều hơn thì không thể thiếu TBDH trong quá trình dạy học. Theo tác giả đội ngũ cán bộ giáo viên các nhà trường phải thấm nhuần tinh thần này hơn ai hết, chỉ có như thế, họ mới quyết tâm sử dụng TBDH trong giờ học.

Hiệu trưởng giúp giáo viên có nhận thức đúng về vai trò của TBDH với việc đổi mới PPDH, kết hợp với chính sách xã hội hóa giáo dục và các biện pháp mạnh và linh hoạt của nhà trường như : Có 3 loại sổ sách: Sổ báo giảng, Sổ đầu bài và Sổ muợn TBDH để dạy học và tiến hành thí nghiệm nghiên cứu; Đăng ký danh hiệu thi đua cuối kì, cuối năm và bình bầu, khen thưởng hiện vật cho những giáo viên tích cực sử dụng TBDH... Những dẫn chứng trên đã khẳng định biện pháp về nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ giáo viên là cực kì quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng TBDH. Trên cơ sở biện pháp 1 đã thông suốt thì các biện pháp tiếp theo sẽ góp phần hỗ trợ cho công tác TBDH ngày một tốt hơn.

Về lí luận và thực tiễn đã cho thấy: giáo viên mãi mãi là người làm chủ TBDH, là người trực tiếp tổ chức cho học sinh sử dụng có hiệu quả TBDH. Muốn vậy, ngoài lòng yêu nghề, giáo viên cần phải hiểu rõ vai trò của TBDH trong việc đổi mới PPDH. Phải xác định rõ nếu không có TBDH thì không thể chuyển tải được kiến thức mới ở những môn khoa học thực nghiệm. Khi đã có TBDH thì vấn đề tiếp theo là giáo viên cần có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, có hiểu biết về TBDH: Nội dung TBDH, cấu tạo, chức năng của từng TBDH, kĩ thuật sử dụng TBDH, hiểu biết sâu về PPDH, nắm được tâm lí nhận thức của học sinh...để sử dụng TBDH có hiệu quả. Sưu tầm và cung cấp cho cán bộ giáo viên các trường THPT đầy đủ các văn bản chỉ đạo, hệ thống các tài liệu tham khảo có liên quan. Biên soạn tài liệu hướng dẫn, tổ chức hội thảo chuyên đề, tổ chức tập huấn cho cán bộ giáo viên để họ tiến hành tổ chức nghiên cứu, tự bồi dưỡng ở cơ sở, nhằm mục đích: Đội ngũ giáo viên phải thấy rõ tầm quan trọng của việc đổi mới phương pháp sử dụng TBDH đối với việc nâng cao chất lượng dạy học. Đội ngũ giáo viên phải thấy rõ những định hướng chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo về đổi mới phương pháp sử dụng TBDH.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lí cơ sở vật chất kĩ thuật trường Trung học phổ thông tỉnh Sơn La (Trang 83)