Nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lí cơ sở vật chất kĩ thuật trường Trung học phổ thông tỉnh Sơn La (Trang 77)

8. Những đóng góp mới của đề tài

2.5.2.Nguyên nhân chủ quan

Các trường THPT chưa có một kế hoạch chiến lược hiện hữu về trang bị, bảo quản và sử dụng TBDH. Do CSVC của các nhà trường còn quá nghèo nàn nên trang bị TBDH còn mang tính chắp vá, những thiết bị hiện đại như: máy vi tính, máy chiếu prorector…không đủ để sử dụng.

Một nguyên nhân quan trọng và chủ yếu đó là nhận thức chưa đúng của giáo viên và đội ngũ cán bộ quản lý. Họ chưa nhận thức được vị trí, vai trò, tầm quan trọng của TBDH trong quá trình dạy học. Đời sống của giáo viên

cũng tương đối ổn định nhưng rất ít giáo viên đủ điều kiện để sắm những TBDH cho riêng mình. Do vậy, giáo viên rất ít được tiếp xúc với các phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại họ không biết sử dụng nên cũng thường có tâm lý ngại tìm hiểu.

* Đánh giá chung về thực trạng quản lý việc trang bị, bảo quản và sử dụng thiết bị dạy học ở các trường trung học phổ thông tỉnh Sơn La. Qua nghiên cứu thực tế về các biện pháp quản lý, việc trang bị bảo quản và sử dụng TBDH các trường THPT tỉnh Sơn La, chúng tôi đã khái quát được những mặt manh, mặt hạn chế trong quá trình quản lý của Hiệu trưởng.

+ Thuận lợi:

Đất nước trong bối cảnh tình hình chính trị – xã hội ổn định, an ninh, quốc phòng được tăng cường, hệ thống chính trị được giữ vững; tỉnh và cả nước hội nhập ngày càng sâu hơn vào nên kinh tế thế giới, vị thế và uy tín trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao. Bên cạnh đó, sự chỉ đạo sát sao và ủng hộ của các cấp, các ngành; sự quan tâm của các bậc cha mẹ học sinh, tổ chức kinh tế – xã hội; Sự quyết tâm rất lớn của đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên, học sinh thành phố.

Triển khai và thực hiện chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo của Chính phủ thời kỳ 2001-2010, Quy hoạch phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo Sơn Lađến năm 2010, triển khai và thực hiện đổi mới chương trình giáo dục Phổ thông theo các Nghị quyết của Quốc hội.

Hội nhập quốc tế và khu vực, sự đổi mới và phát triển giáo dục đang diễ ra ở quy mô toàn cầu là điều kiện tốt để giáo dục và đào tạo tiếp thu, trao đổi, học tập kinh nghiệm. Người dân Sơn La có truyền thống hiếu học, trình độ dân trí cao so với mặt bằng chung của cả nước trở thành động lực mạnh mẽ thúc đẩy Giáo dục và Đào tạo Sơn La phát triển. Kinh tế Sơn La liên tục tăng trưởng, quốc phòng an ninh ổn định, văn hoá xã hội có nhiều tiến bộ, công cuộc xoá đói giảm nghèo tiến hành có hiệu quả; đời sống vật chất, tinh thần

của nhân dân tỉnh liên tục được cải thiện và nâng cao đã trở thành hậu thuẫn vững chắc cho Giáo dục và Đào tạo phát triển tương xứng với yêu cầu và nhiệm vụ trong giai đoạn mới.

Về công tác xây dựng đội ngũ: Công tác đào tạo bồi dưỡng giáo viên được quan tâm, chú trọng. Nhà trường tổ chức cho giáo viên thăm quan với các đơn vị tiên tiến điển hình về cơ sở vật chất, các trang thiết bị hiện đại, nghiêm túc, mạnh dạn trong việc sử dụng TBDH.

Về quản lý trang thiết bị dạy học: Hiệu trưởng có kế hoạch chung phù hợp với thực tế nhà trường, có quyết định đúng đắn và kịp thời trong việc mua sắm, sử dụng, bảo quản hợp lý khoa học. Hiệu trưởng các trường đều chú ý coi trọng phân công giáo viên có năng lực, điều kiện tham gia công tác TBDH và thư viện. Hàng năm, các trường tổ chức tốt cho giáo viên thi làm đồ dùng dạy học, sưu tầm, tìm tòi, nghiên cứu các trang thiết bị dạy học. Việc quản lý các trang thiết bị được thực hiện nghiêm túc, có biện pháp kiểm tra thường xuyên, không có hiện tượng dạy chay. Hầu hết các trường đều sử dụng TBDH thường xuyên, có tác dụng tốt trong việc đổi mới phương pháp dạy học. Hiệu trưởng đã phát huy được vai trò của nhà quản lý, dự giờ, thăm lớp, góp ý phê bình, duy trì chế độ kiểm tra, thanh tra thường xuyên, để đánh giá việc thực hiện đồ dùng TBDH. Xây dựng chế độ khen thưởng, tổ chức tuyên dương, phê bình kịp thời, đúng mức có tác dụng đẩy mạnh phong trào thi đua làm đồ dùng dạy học.

+ Khó khăn:

Sơn La đã được công nhận là trung tâm đô thị loại I cấp quốc gia, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn so với mặt bằng chung cả nước, nhưng một số ngành trung ương vẫn phải bù lỗ, phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của thành phố. Quy mô giáo dục phát triển nhanh hơn sự gia tăng các nguồn lực dành cho giáo dục, làm cho điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục và đào tạo chưa được cải thiện. Tỷ lệ ngân sách nhà nước chi cho giáo

dục THPT có tăng nhưng chưa theo kịp tốc độ tăng quy mô học sinh THPT, chưa đảm bảo yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

Đầu tư cho giáo dục của tỉnh còn nhỏ giọt, chưa tương xứng với yêu cầu cao của xã hội đối với giáo dục, đặc biệt là việc xây dựng trường, trường trọng điểm chất lượng cao. Chưa có chiến lược đầu tư dài hạn, thiếu những căn cứ về quy hoạch không gian,… là nguyên nhân ảnh hưởng đến việc khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính và tranh thủ sự hỗ trợ của Trung ương. Bên cạnh đó, việc phân bổ vốn còn dàn trải, thiếu tập trung và sự thiếu nhất quán, hoàn chỉnh giữa quy hoạch tổng thể với chi tiết, chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan chuyên ngành thực hiện kế hoạch. Giáo dục toàn diện còn chưa được chú ý đúng mức, nhất là giá dục đạo đức và kĩ năng sống cho học sinh

Công tác xây dựng đội ngũ: Công tác đào tạo bồi dưỡng giáo viên chuyên trách thư viện và thiết bị chưa được quan tâm đúng mức, việc bồi dưỡng giáo viên sử dụng, bảo quản TBDH chưa được thường xuyên, chưa có biện pháp hữu hiệu để nâng cao hiệu quả, chưa thường xuyên tổ chức cho giáo viên tham gia học hỏi giáo viên các trường khác.

Kết luận:

Qua điều tra thực trạng cho thấy việc trang bị TBDH của các trường THPT Tỉnh Sơn Lachủ yếu dựa vào nguồn Ngân sách nhà nước cấp phát, số lượng còn thiếu, có TBDH hiện đại nhưng số lượng chưa nhiều. Do vậy, chưa đáp được nhu cầu sử dụng của tất cả các giáo viên THPT. Giáo viên ở một số môn học và học sinh sử dụng TBDH còn chưa tốt. Các TBDH hiện có và được mua sắm thêm chưa đảm bảo chất lượng. TBDH tự làm không đáng kể, giá trị sử dụng chưa cao, do đó chưa đáp ứng được một cách có hiệu quả nhất được nhu cầu phục vụ dạy học trong giai đoạn hiện nay. Số phòng thực hành, máy chiếu, máy vi tính và một số TBDH có giá trị còn ít, chưa nhiều. Nếu tính theo đầu học sinh thì tỷ lệ máy vi tính là rất ít. Diện tích khuôn viên các

trường ở nội thành còn chật, một số trường không có nhà đa năng là trung tâm TDTT. Với số lượng TBDH như hiện có chưa thể đáp ứng nhu cầu sử dụng của tất cả các giáo viên THPT trong quá trình giảng dạy nên có môn học vẫn dạy chay, chất lượng của các tiết dạy học chưa đạt hiệu quả cao. Nhà trường đã có sổ sách theo dõi mượn, trả TBDH của giáo viên. Nhưng cán bộ phụ trách thiết bị thư viện chưa quan tâm chú ý còn có hiện tượng thất thoát, lãng phí. Có thể nói việc bảo quản TBDH ở 12 trường THPT ở tỉnh Sơn Lacó được chú trọng nhưng chưa đạt hiệu quả cao.

Việc bảo quản TBDH còn chưa thật tốt, TBDH chưa được khai thác và hiệu quả sử dụng chưa thật cao. Việc quản lý trang thiết bị dạy học chưa chặt chẽ còn nặng về hình thức, chưa thực sự đổi mới, chưa có chiều sâu. Về xây dựng kế hoạch phần lớn chưa có kế hoạch dài hạn, chưa quan tâm đến đầu tư mua sắm TBDH, nặng về báo cáo cho nên tính khả thi của kế hoạch còn thiếu. Về tổ chức thực hiện kế hoạch còn thiếu tính thường xuyên. Việc quản lý, sử dụng TBDH trên lớp mới chỉ quan tâm đến số lượng mà chưa chú trọng đến chất lượng sử dụng, bảo quản.

Những biện pháp quản lí TBDH của các trường chuẩn vẫn còn có phần hạn chế, chưa quan tâm thường xuyên, chưa chú ý nâng cao nhận thức cho cán bộ giáo viên, chưa tăng cường quản lí việc bảo quản, sử dụng TBDH, chưa chú trọng kiểm tra đánh giá số lượng chất lượng và sử dụng TBDH.

Chương 3

MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CƠ SỞ VẬT CHẤT THIẾT BỊ KĨ THUẬT Ở TRƯỜNG THPT TỈNH SƠN LA

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lí cơ sở vật chất kĩ thuật trường Trung học phổ thông tỉnh Sơn La (Trang 77)