Thiết bị dạy học

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lí cơ sở vật chất kĩ thuật trường Trung học phổ thông tỉnh Sơn La (Trang 26)

8. Những đóng góp mới của đề tài

1.5.2.Thiết bị dạy học

a, Khái niệm:

Theo Lotx.Klinbơ (Đức) thì TBDH (hay còn gọi là đồ dùng dạy học, thiết bị dạy học, dụng cụ…) là tất cả những phương tiện vật chất cần thiết cho giáo viên và học sinh tổ chức và tiến hành hợp lý, có hiệu quả quá trình giáo dưỡng và giáo dục ở các môn học, cấp học.

Theo các chuyên gia thiết bị giáo dục của Việt Nam thì TBDH là thuật ngữ chỉ một vật thể hoặc một tập hợp đối tượng vật chất mà người giáo viên sử dụng với tư cách là phương tiện điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh, còn đối với học sinh thì đó là các nguồn tri thức, là các phương tiện giúp

học sinh lĩnh hội các khái niệm, định luật, thuyết khoa học… hình thành ở họ các kỹ năng, kỹ xảo, đảm bảo phục vụ mục đích dạy học.

TBDH là một bộ phận trong hệ thống CSVC sư phạm, TBDH là tất cả những phương tiện cần thiết được giáo viên và học sinh sử dụng trong hoạt động dạy và học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo trong hoạt động, khám phá và lĩnh hội tri thức của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đạt được mục tiêu giáo dục đã đề ra. TBDH bao gồm máy móc, dụng cụ thí nghiệm, mô hình mẫu vật, hoá chất, tranh ảnh, đồ dùng dụng cụ giáo dục thể chất, âm nhac, mỹ thuật, thiết bị nghe nhìn và các thiết bị trực quan khác.

b, Các chức năng của thiết bị dạy học trong quá trình dạy học

Theo lý luận dạy học thì chức năng của TBDH trong quá trình dạy học thể hiện ở những điểm sau:

1. Sử dụng TBDH đảm bảo đầy đủ và chính xác thông tin về các hiện tượng, đối tượng nghiên cứu, do đó làm cho chất lượng dạy học cao hơn.

2. Sử dụng TBDH nâng cao tính trực quan - cơ sở của tư duy trừu tượng, mở rộng khả năng tiếp cận với các đối tượng và hiện tượng.

3. Sử dụng TBDH giúp tăng tính hấp dẫn, kích thích ham muốn học tập, phát triển hứng thú nhận thức của học sinh.

4. Sử dụng TBDH giúp gia tăng cường độ lao động học tập của học sinh và do đó cho phép nâng cao nhịp độ nghiên cứu tài liệu giáo khoa.

5. Sử dụng TBDH cho phép học viên có điều kiện tự lực chiếm lĩnh tri thức, hình thành kỹ năng kỹ xảo (tự nghiên cứu tài liệu, tự lắp ráp thí nghiệm, tiến hành thí nghiệm tìm thông tin, lựa chọn câu trả lời, vận dụng…)

6. Sử dụng TBDH hợp lý hoá quá trình dạy học, tiết kiệm thời gian để mô tả.

7. Sử dụng TBDH gắn bài học với đời sống thực tế, học gắn với hành, nhà trường gắn với xã hội.

8. Sử dụng TBDH giúp hình thành nhân cách, thế giới quan, nhân sinh quan, rèn luyện tác phong làm việc có khoa học.

c, Các loại hình thiết bị giáo dục

Hiện nay trong danh mục TBDH cho bậc học phổ thông Việt Nam (kể cả giáo dục chính quy và giáo dục không chính quy) mà Bộ GD và ĐT đã ban hành bao gồm các loại hình chính như sau:

1. Tranh ảnh giáo khoa. 2. Bản đồ giáo khoa. 3. Mô hình, mẫu vật.

4. Dụng cụ thí nghiệm, hoá chất. 5. Phim đèn chiếu.

6. Bản trong dùng cho máy chiếu qua đầu. 7. Băng, đĩa ghi âm.

8. Băng hình, đĩa hình.

9. Phần mềm dạy học (mô hình mô phỏng, thí nghiệm ảo, thí nghiệm mô phỏng…)

10. Giáo án điện tử, bài giảng điện tử, giáo án kỹ thuật số. 11. Trang Web học tập

12. Phòng thí nghiệm ảo

Do sự bùng nổ của Công nghệ thông tin và Truyền thông (ICTs) nên ngày nay có rất nhiều các thiết bị ứng dựng CNTT & TT đã đưa vào nhà trường - đó cũng là một đặc điểm cơ bản và mới khi triển khai chương trình và SGK mới

1.5.3. Hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học

Trong kinh tế học, hiệu quả được hiểu là chi phí bỏ ra thấp nhất mà thu được lợi nhuận cao nhất. Còn hiệu quả trong giáo dục là sự đầu tư kinh tế trong giáo dục và kết quả mang lại cho sự phát triển giáo dục, kinh tế - xã hội,

trong đó bao gồm cả sự đầu tư CSVC và TBDH. Hiệu quả sử dụng thiết bị bao gồm những thành phần cơ bản sau:

+ Hiệu suất sử dụng gồm hiệu suất trong và hiệu suất ngoài. - Hiệu suất trong thể hiện ở một số quá trình và hoạt động sau: 1. Quản lý và tổ chức việc sử dụng, kể cả giám sát và đánh giá.

2. Cách thức, phong cách và kỹ năng sử dụng của giáo viên và học sinh. 3. Những hoạt động cải tiến, thay đổi tiến bộ hoặc phát triển có liên quan đến thiết bị.

4. Cường độ và nhịp độ sử dụng thiết bị trong quá trình giáo dục. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

5. Hao phí và tổn thất xảy ra trong việc sử dụng thiết bị, tính theo những đơn vị tài chính hoặc thời gian, hoặc những bất lợi tron môi trường giáo dục.

- Hiệu suất ngoài thể hiện qua một số quá trình và hoạt động sau: 1. Quá trình và hoạt động học tập của người học.

2. Hoạt động giảng dạy của giáo viên.

3. Môi trường học tập, trong đó có các quan hệ như. hợp tác, tham gia, thực hành nghiên cứu khoa học và các quá trình thông tin, truyền thông, giao tiếp văn hoá - xã hội.

4. Các quan hệ và sinh hoạt văn hoá, đời sống xã hội của cộng đồng dân cư địa phương và gia đình.

+ Mục tiêu và kết quả sử dụng: là thành phần cho biết thiết bị được sử dụng có đúng chỗ không, có phù hợp với những nhiệm vụ giáo dục, những vai trò của các chủ thể giáo dục không và có mang lại lợi ích gì thực sự cho sự phát triển của người học, sự phát triển của giáo viên, thành tích của nhà trường và sự tiến bộ trong công tác quản lý không?

Các mục tiêu và kết quả chung, ví dụ:

1.Thiết bị, phương tiện quản lí chuyên môn có được sử dụng vào công tác quản lí chuyên môn của giáo viên không? Kết quả ra sao?

2. Thiết bị, phương tiện (để dạy và để học) có phục vụ cho quá trình giảng dạy và học tập không? Kết quả ra sao?

3. Thiết bị, phương tiện quản lí hành chính, tài chính của nhà trường… có phục vụ đúng những nhiệm vụ đó không? Kết quả ra sao?

Các mục tiêu và kết quả chuyên biệt, ví dụ: việc sử dụng thiết bị dẫn đến thay đổi hay tiến bộ gì?

1. Việc sử dụng thiết bị dẫn đến thay đổi hay tiến bộ gì về tri thức và kỹ năng quản lý chuyên môn của Ban Giám hiệu và Tổ chuyên môn?

2. Sự phát triển năng lực của giáo viên, tính tích cực học tập và rèn luyện cũng như thành tích học tập của học sinh.

3. Những tiến bộ nghiệp vụ của nhân viên, công chức hành chính và của các quan hệ hành chính giữa lớp và nhà trường, trường và cấp quản lý ở trên, trường và gia đình, cộng đồng địa phương.

Do vậy, để đánh giá hiệu quả sử dụng TBDH, phải xem xét hiệu suất sử dụng, mục tiêu và kết quả sử dụng cũng như sự liên kết giữa chúng với nhau. Từ đó, hiệu quả sử dụng TBDH được đánh giá qua 3 tiêu chí sau:

Tiêu chí 1: Hiệu suất trong, bao gồm các chỉ số:

- Tần suất sử dụng. - Mức độ sử dụng.

- Tính thành thạo sử dụng. - Tính kinh tế của sử dụng.

Tiêu chí 2. Hiệu suất ngoài, bao gồm các chỉ số.

- Mức độ cải tiến phương pháp và kỹ năng dạy học của giáo viên.

- Mức độ cải thiện kỹ năng, thái độ và tính tích cực học tập của học sinh. - Mức độ cải thiện các quan hệ sư phạm trên lớp.

- Mức độ tăng cường hay nâng cao khả năng giao tiếp.

Tiêu chí 3: Kết quả so với mục tiêu quản lý gồm các chỉ số.

- Mức độ đạt mục tiêu chuyên biệt thể hiện ở những kết quả chuyên biệt thực tế thu được.

Công thức ước lệ sau đây thể hiện sự đánh giá chung nhất với một TBDH.

Hiệu quả TBDH = Hiệu quả sử dụng (sư phạm) Giá thành sản phẩm TBDH

Từ công thức trên, ta có thể hiểu: Hiệu quả của công tác TBDH là tri thức mà TBDH đem lại cho học sinh tối đa, số lần TBDH được sử dụng trong quá trình dạy học là lớn nhất so với tuổi thọ của nó.

TBDH phải được trang bị theo phương châm "thiết thực, hiệu quả, chất lượng". Việc sử dụng phải thường xuyên, liên tục, đúng mục đích, trong quá trình sử dụng phải giảm thiểu mất mát, hư hỏng… mới mang lại hiệu quả cao. Hơn nữa, TBDH góp phần nâng cao hiệu quả của các phương pháp dạy học, nếu không có TBDH thì mọi ý tưởng dạy học của giáo viên có thể bị hạn chế, vì những kiến thức khoa học rất khó có thể giải thích cho học sinh hiểu và nắm vững nếu thiếu sự hỗ trợ của TBDH. TBDH phải phù hợp với nội dung và phương pháp giáo dục, phải đảm bảo tính khoa học, tính sư phạm, an toàn cho người sử dụng và phải phù hợp với đặc điểm tâm lý và khả năng tư duy của học sinh. Tính khoa học là mức độ chuẩn xác trong việc phản ánh hiện thực. Tính sư phạm là sự phù hợp với các yêu cầu về mặt sư phạm như độ rõ, kích thước, màu sắc, dễ sử dụng, phù hợp với tâm sinh lý học sinh… tính kinh tế là giá thành theo tương xứng với hiệu quả đào tạo.

Như vậy TBDH có thể đơn giản hay hiện đại nhưng qua sử dụng, nó phải cho kết quả khoa học, đảm bảo yêu cầu về mặt mỹ quan, sư phạm an toàn và giá cả hợp lý, tương xứng với hiệu quả mà nó mang lại và không nhất thiết phải là thiết bị đắt tiền. Việc trang bị và sử dụng TBDH lại phụ thuộc

nhiều vào công tác quản lý TBDH là vô cùng quan trọng, nó góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập trong trường THPT. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lí cơ sở vật chất kĩ thuật trường Trung học phổ thông tỉnh Sơn La (Trang 26)