0
Tải bản đầy đủ (.doc) (116 trang)

Nội dung quản lí TBDH

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP QUẢN LÍ CƠ SỞ VẬT CHẤT KĨ THUẬT TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH SƠN LA (Trang 35 -35 )

8. Những đóng góp mới của đề tài

1.6.2. Nội dung quản lí TBDH

1.6.2.1. Quản lý đầu tư mua sắm, bảo quản TBDH

Quản lí đầu tư mua sắm TBDH là QL về vốn đầu tư, cách thức hiệu quả, kế hoạch đầu tư, bảo quản TBDH của nhà trường. Ở các trường THPT, các TBDH thực hành đặc biệt đóng vai trò quan trọng. Để góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, nhà trường phải được trang bị các TBDH theo công nghệ sản xuất mới mà các nước tiên tiến đã có. Đồng thời phải có đầy đủ tài liệu mới, cập nhật về công nghệ sản xuất và sử dụng, vận hành và bảo dưỡng các máy móc hiện đại. Các TBDH càng hiện đại, đầy đủ bao nhiêu thì kết quả dạy học càng lớn. Ngược lại, sự khiếm khuyết lạc hậu về CSVCKT và thiết bị càng làm giảm đi kết quả dạy học bấy nhiêu. Hiện tượng phổ biến hiện nay ở các

trường THPT là các TBDH đã cũ hoặc thiếu đồng bộ, không đáp ứng đủ công năng sử dụng cho học sinh trong quá trình học tập. Vì vậy, bên cạnh việc đầu tư mua sắm mới các TBDH, công tác quản lí TBDH ở các trường THPT phải chú ý đến việc bảo dưỡng, sửa chữa, duy tu thường xuyên các phương tiện dạy học hiện có vừa không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng chúng, đồng thời vừa tiết kiệm được cho ngân sách.

1.6.2.2. Quản lí sử dụng TBDH

Quản lí sử dụng TBDH là quản lí mục đích, hình thức, cách thức tổ chức và sử dụng TBDH ở các trường THPT. Trong quá trình dạy học, việc vận dụng các phương pháp dạy học không thể tách rời với việc sử dụng chúng. TBDH với tư cách là công cụ phục vụ việc chuyển tải thông tin đến người học. Nếu như sử dụng chúng một cách hợp lí, phù hợp với không gian, thời gian và phù hợp với nội dung của mỗi bài giảng thì sẽ kích thích được tâm lí học tập, tính chủ động, tích cực và lòng say mê khoa học của người học. Lúc này, phương tiện dạy học sẽ phát huy được hiệu quả của nó. Ngược lại, việc sử dụng chúng một cách tuỳ tiện sẽ gây ra những phản ứng ngược làm hạn chế đến hiệu quả của quá trình dạy học. Chính vì vậy, việc sử dụng TBDH phải đúng nguyên tắc, đồng thời phải đảm bảo đầy đủ các tính năng, chỉ số kĩ thuật của TBDH. Muốn vậy, công tác quản lí TBDH phải có kế hoạch cụ thể, chi tiết đến từng bộ môn, từng giáo viên và người sử dụng để tạo ra tính chủ động tích cực của mỗi chủ thể.

1.6.2.3. Quản lí và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và nhân viên kĩ thuật trong sử dụng TBDH

Đó là quản lí về số lượng, trình độ, tay nghề, kĩ năng, kĩ xảo, kế hoạch sử dụng TBDH trong chương trình giảng dạy ở trường THPT.

Để luyện tập tay nghề cho HS một cách có kết quả, GV cần có lòng say mê nghề nghiệp, đồng thời cần được bồi dưỡng, cập nhật các kiến thức vè chuyên môn nghiệp vụ. Sự bất cập vè bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, sự thiếu

hụt về đội ngũ giáo viên chuyên trách về TBDH, vai trò của GV trong việc sử dụng thường xuyên TBDH cũng là yếu tố ảnh hưởng đến kết quả dạy học ở các trường THPT. Bởi vậy cần có các giải pháp hữu hiệu trong quản lí, sử dụng đội ngũ GV và nhân viên kĩ thuật để nâng cao chất lượng và hiệu quả sử dụng TBDH.

1.6.3. Nhiệm vụ quản lí TBDH trong nhà trường THPT

Hiện nay, còn nhiều trường chưa chú ý nhiều tới công tác quản lí TBDH, số trường xây dựng được quy chế quản lí công tác thiết bị là rất ít. Bởi vậy, cần bồi dưỡng lòng yêu nghề, lương tâm nghề nghiệp, tinh thần trách nhiệm, làm việc có kỷ luật tác động sâu sắc đến giáo viên giúp thường xuyên sử dụng TBDH để đổi mới phương pháp, không ngừng nâng cao chất lượng dạy học. Nhà trường cần lập kế hoạch đầu năm, giữa năm và cuối năm. Trong kế hoạch phải thể hiện rõ thời gian, kinh phí thực hiện.

a, Tổ chức thực hiện

Thường xuyên phát động các phong trào thi đua, tăng thêm sức mạnh tích cực hoạt động sử dụng TBDH. Tạo nên ý thức trách nhiệm của Hiệu trưởng đối với nhiệm vụ của nhà trường.

b, Kiểm tra đánh giá

Kiểm tra kế hoạch của tổ chuyên môn, giáo viên bộ môn một cách thường xuyên để kịp thời phát hiện thiếu sót, đồng thời uốn nắn sử dụng đúng kế hoạch TBDH. Nhà trường cụ thể hoá các đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước; nhiệm vụ của ngành học, cấp học, các chỉ thị và kế hoạch…Hỗ trợ kinh phí xây dựng cơ sở vật chất. Lập kế hoạch kiểm tra thường xuyên.

1.6.4. Cơ sở vật chất kĩ thuật trường học đáp ứng mục tiêu của giáodục và đào tạo dục và đào tạo

Cơ sở vật chất kĩ thuật của nhà trường bao gồm toàn bộ “cái vỏ vật chất” của nhà trường đó là ngôi trường học với các phòng học, phòng làm việc của Hội dồng giáo viên, phòng làm việc của Hiệu trưởng và các Phó Hiệu

trưởng…sân chơi bãi tập, bàn ghế, bảng, tủ, các đồ dùng dạy học, sách giáo khoa, thư viện… Cái vỏ vật chất ấy là kết tinh, là thành quả hoạt động của các thành tố khác của hệ thống lớn, hệ thống toàn xã hội. Theo cách tiếp cận triết học của Afaraxep thì nhà trường là một bộ phận hay hệ thống con, phân hệ của hệ thống xã hội. Khi nghiên cứu nhà trường như một hệ thống xã hội, chúng ta cần xem xét mối quan hệ giữa các thành tố. Hiển nhiên, thành tố CSVCKT là cơ sở để các thành tố khác tồn tại và thể hiện mình. Không có trường, lớp, các trang thiết bị tối thiểu như bàn, ghế, bảng… quá trình sư phạm không thể diễn ra và do đó, con người cũng không có chỗ để hiện diện trong hệ thống. Và cũng như vậy, thành tố tinh thần, ý thức cũng sẽ không tồn tại trong hệ thống đó. Nhưng trong một ngôi trường hoàn mỹ lại không có người học, người dạy thì cũng không thể gọi là trường học được. Hoặc nữa, có trường, có lớp, có người muốn học, có người muốn dạy nhưng chương trình, nội dung, phương pháp không có hoặc nghèo nàn thì cũng thành vô nghĩa. Có đủ mọi thành phần nói trên, nhưng không diễn ra quá trình sư phạm thì hệ thống cũng không thể tồn tại như một thể toàn vẹn.

Do vậy, chúng ta có thể khẳng định, các thành tố của hệ thống nhà trường có mối quan hệ qua lại chặt chẽ, ràng buộc, tác động lẫn nhau, thúc đẩy nhau cùng vận động và phát triển.

1.7. Nội dung quản lý CSVC và TBGD

- Xây dựng và bổ sung thường xuyên: để hình thành một hệ thống hoàn chỉnh CSVC và TBGD (Trường sở, sách, thư viện và thiết bị dạy học).

+ Xây dựng trường sở với các khối công trình đặc biệt là hệ thống lớp học, phòng thí nghiệm, phòng thực hành, phòng bộ môn.

+ Mua sắm TBGD theo yêu cầu của chương trình và kế hoạch trang bị của trường. Tổ chức tự làm, sưu tầm TBGD.

Nếu kinh phí có hạn nên lựa chọn những thứ cần thiết, cơ bản trang bị trước, cần trang bị một số phương tiện Nghe – Nhìn, đưa máy vi tính vào mục

đích dạy học, tạo điều kiện cho giáo viên và học sinh tiếp cận các phương tiện dạy học hiện đại hiệu quả cao.

Phải có kế hoạch xây dựng, trang bị CSVC trước mắt và lâu dài cho trường bằng các nguồn lực khác nhau: ngân sách Nhà nước, nhân dân đóng góp, giáo viên và học sinh tự làm.

- Duy trì, bảo quản CSVC và TBGD. Để bảo quản cần tuân theo một số chế độ quản lí và qui trình sau:

+ Bảo quản theo chế độ quản lý tài sản của Nhà nước: thực hiện chế độ trách nhiệm, theo quy chế quản lý tài sản, thực hiện chế độ kiểm kê, kiểm tra v.v..

+ Bảo quản theo chế độ đối với dụng cụ, vật tư khoa học kỹ thuật: cần quan tâm đến ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu, môi trường cất giữ...đến các loại dụng cụ tinh vi, đắt tiền. Cần có kinh phí để mua vật tư, vật liệu cho việc bảo quản.

+ Thực hiện đúng quy trình và phương pháp bảo quản theo hướng dẫn của nhà sản xuất và tuân thủ những qui định chung về bảo quản.

- Sử dụng CSVC và TBGD.

Như trên đã trình bày, khó thực hiện được quá trình dạy học khi thiếu CSVC và TBGD. Nhưng không phải cứ có CSVC và TBGD là tự nó phát huy hiệu quả sư phạm. Thực tiễn cho thấy rằng mọi thiết bị đều thông qua việc sử dụng vào mục tiêu giáo dục, dạy học mới phát huy hiệu quả. Để sử dụng tốt cần có một số điều kiện kèm theo:

+ CSVC và TBGD phải đủ về số lượng, tốt về chất lượng, được bảo quản tốt và đặc biệt được tổ chức quản lý sử dụng hợp lý.

+ Các điều kiện đảm bảo về kỹ thuật, môi trường (điện, nước, trang thiết bị nội thất v.v...).

Việc sử dụng TBGD có liên quan đến nhận thức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và thói quen của người sử dụng. Đã không ít các trường hợp giáo

viên không chịu sử dụng hay cán bộ quản lý không quan tâm chỉ đạo trong khi trường có được trang bị.

Do vậy, để sử dụng tốt phải giải quyết một số vấn đề về mặt quản lý như đầu tư trang bị, tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng, khai thác, nâng cao trình độ nghiệp vụ, kỹ thuật và kỹ năng cho giáo viên, thực hiện nghiêm túc các qui định về chuyên môn v.v...

Trong đó, cụ thể của việc quản lý CSVC và TBGD như sau:.

- Quản lý trường lớp: Trường học có thể làm hành lang có mái che giữa các công trình để đi lại thuận tiện nhằm tận dụng toàn bộ hệ thống trường sở vào mục tiêu đào tạo với khoảng thời gian tối đa cho phép.

+ Quy mô trường lớp tuỳ thuộc vào nhiều dữ kiện của tính toán ban đầu và nhu cầu thực tế. Do vậy, đối với trường học có thể có những qui mô lớn nhỏ riêng. Điều cần chú ý là qui mô đó phải phù hợp với khả năng tổ chức, quản lý nhà trường. Quy mô một lớp không nên vượt quá 10% ( theo quy định 35 học sinh/ lớp).

+ Mẫu thiết kế trường học được thực hiện theo qui định của Bộ GD và ĐT tạo cho từng vùng.

+ Khuôn viên trường phải có hàng rào bảo vệ (tường, hàng rào cây xanh) cao tối thiểu 1,5m. Cổng trường và hàng rào phải đảm bảo an toàn, các yêu cầu về kiến trúc - thẩm mỹ.

- Các khối công trình bao gồm:

+ Khối phòng học. Khối nhà ở cho giáo viên. Khối phòng phục vụ, thư viện…. Phòng hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, phòng đoàn, đội, văn phòng, phòng y tế, phòng kho, phòng thường trực ). Khu sân bãi cho hoạt động giáo dục thể chất. Khu đất xây dựng cần được ngăn cách bởi hàng rào.

- Quản lý thư viện trường học:

+ Tổ chức thư viện: Thư viện cần được xây dựng và tổ chức như một trong những điểm văn hoá cao nhất ở trường: Thiết bị thư viện bao gồm tủ,

giá(kệ) sách, tủ thư mục, bàn ghế đọc sách, báo, tra cứu tài liệu , có hệ thống ánh sáng tốt, có các loại sổ sách quản lí thư viện.

Cần phân loại sách báo, tạp chí sao cho dễ sử dụng, dễ tìm. Cần có khoảng trống trong mỗi bộ phận sách để tiếp nhận sách mới và thiết lập qui trình bổ sung sách thường xuyên.

+ Lựa chọn sách cho thư viện: Sách của thư viện cần có nội dung đặc trưng về giáo dục- đào tạo và xã hội. Kiên quyết loại trừ những sách có nội dung xấu ra khỏi thư viện và hạn chế sách báo có nội dung sai với chức năng, nhiệm vụ của trường học.

Phát huy hiệu quả sử dụng của thư viện bằng các hình thức sử dụng sách linh hoạt như đọc tại chỗ, cho mượn, cho thuê và khuyến khích việc mua sách, xây dựng tủ sách gia đình, tủ sách cá nhân…

- Quản lí thiết bị dạy học:

Đạt được một hệ thống trang bị hoàn chỉnh cho dạy và học là một việc lâu dài và tốn kém. Phải xây dựng từ ít đến nhiều, từ đơn giản tới hiện đại, bám sát vào nội dung chương trình, sách giáo khoa vào việc thực hiện cải tiến và đổi mới phương pháp giáo dục v.v…mới có thể thực hiện được. Mặt khác phải dựa vào nhiều nguồn lực khác nhau: nhà nước và nhân dân, thày và trò, mua sắm và tự làm, sưu tầm, tận dụng những máy móc vật liệu phế thải trong đời sống nhưng còn có ích cho nhà trường. Để đạt được mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục, các trường phải có càng nhiều càng tốt các điều kiện sau đây:

- Phòng thiết bị dạy học, giáo dục.

- Các tài liệu trực quan (tranh, ảnh, bản đồ, biểu bảng, hình trên phim trong suốt…).

- Các mô hình tự nhiên và nhân tạo.

- Các dụng cụ thực nghiệm (tái tạo qui luật, các sự vật, hiện tượng tự nhiên cũng như sự vận động của chúng).

- Những điều kiện hỗ trợ khác như: hệ thống cấp điện, nước, phòng chuẩn bị...

Kết luận

QLGD và biện pháp quản lí cơ sở vật chất và thiết bị dạy học ở trường THPT. Dựa vào kết quả tổng hợp, phân tích các tài liệu, văn bản có liên quan đến quản lí cơ sở vật chất và thiết bị dạy học ở trường THPT thì biện pháp quản lí cơ sở vật chất và thiết bị dạy học ở trường THPT là những biện pháp cụ thể nhằm đảm bảo chất lượng giáo dục học sinh THPT. Người Hiệu trưởng trường THPT cần nắm vững cơ sở khoa học, pháp lý để chỉ đạo công tác CSVC, đồng thời thực hiện đầy đủ các chức năng quản lý cơ sở vật chất và thiết bị dạy học. Biện pháp quản lí cơ sở vật chất và thiết bị dạy học của Hiệu trưởng trường THPT là những cách thức tiến hành của Hiệu trưởng như lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra việc sử dụng, bảo quản cơ sở vật chất và thiết bị dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.

Từ định nghĩa trên và qua kết quả nghiên cứu về lí luận quản lí, quản lí giáo dục và quản lí cơ sở vật chất và thiết bị dạy học ở trường THPT, giúp tác giả có thêm cơ sở và phương pháp luận đúng đắn để đề xuất các biện pháp quản lí cơ sở vật chất và thiết bị dạy học ở trường THPT góp phần nâng cao chất lượng quản lí giáo dục THPT nói riêng và lĩnh vực giáo dục nói chung.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÍ CƠ SỞ VẬT CHẤT THIẾT BỊ TRƯỜNG THPT TỈNH SƠN LA

2.1. Khái quát vị trí địa lí, tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, qui môGiáo dục và Đào tạo của tỉnh Sơn La Giáo dục và Đào tạo của tỉnh Sơn La

2.1.1. Khái quát vị trí địa lí, tình hình kinh tế, chính trị, xã hội

Phần lớn tỉnh Sơn La ngày nay (gồm tỉnh Sơn La, huyện Mộc Châu, Yên Châu, Mai Sơn, Sông Mã, Thuận Châu) trước năm 1479 là lãnh thổ của vương quốc Bồn Man (gồm Tương Dương, Kỳ Sơn của Nghệ An, Quan Hoa, Quan Sơn, Mường Lát của Thanh Hóa, tỉnh Hủa Phan của Lào và phần lớn Sơn La). Năm 1479 Sơn La chính thức được sát nhập vào Đại Việt thời vua Lê Thánh Tông và thuộc xứ Hưng Hóa

24 tháng 5 năm 1886: thành lập châu Sơn La (thuộc phủ Gia Hưng, tỉnh Hưng Hoá), tách từ tỉnh Hưng Hóa thành cấp tương đương với tỉnh. 9 tháng 9 năm 1891 thuộc Đạo Quan binh 4.

27 tháng 2 năm 1892: thành lập tiểu quân khu Vạn Bú gồm 2 phủ và 8 châu. 10 tháng 10 năm 1895: thành lập tỉnh Vạn Bú, tỉnh lỵ ở Vạn Bú (tức Tạ Bú).

23 tháng 8 năm 1904: đổi tên thành tỉnh Sơn La, tỉnh lỵ chuyển về nơi ngày nay là tỉnh Sơn La.

Sau năm 1946, tỉnh Sơn La cùng với hai tỉnh Lai Châu và Phong Thổ (do Pháp lập ra) lập thành "Xứ Thái tự trị”nằm dưới sự chỉ đạo của Pháp. Bạc

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP QUẢN LÍ CƠ SỞ VẬT CHẤT KĨ THUẬT TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH SƠN LA (Trang 35 -35 )

×