8. Những đóng góp mới của đề tài
1.7. Nội dung quản lý CSVC và TBGD
- Xây dựng và bổ sung thường xuyên: để hình thành một hệ thống hoàn chỉnh CSVC và TBGD (Trường sở, sách, thư viện và thiết bị dạy học).
+ Xây dựng trường sở với các khối công trình đặc biệt là hệ thống lớp học, phòng thí nghiệm, phòng thực hành, phòng bộ môn.
+ Mua sắm TBGD theo yêu cầu của chương trình và kế hoạch trang bị của trường. Tổ chức tự làm, sưu tầm TBGD.
Nếu kinh phí có hạn nên lựa chọn những thứ cần thiết, cơ bản trang bị trước, cần trang bị một số phương tiện Nghe – Nhìn, đưa máy vi tính vào mục
đích dạy học, tạo điều kiện cho giáo viên và học sinh tiếp cận các phương tiện dạy học hiện đại hiệu quả cao.
Phải có kế hoạch xây dựng, trang bị CSVC trước mắt và lâu dài cho trường bằng các nguồn lực khác nhau: ngân sách Nhà nước, nhân dân đóng góp, giáo viên và học sinh tự làm.
- Duy trì, bảo quản CSVC và TBGD. Để bảo quản cần tuân theo một số chế độ quản lí và qui trình sau:
+ Bảo quản theo chế độ quản lý tài sản của Nhà nước: thực hiện chế độ trách nhiệm, theo quy chế quản lý tài sản, thực hiện chế độ kiểm kê, kiểm tra v.v..
+ Bảo quản theo chế độ đối với dụng cụ, vật tư khoa học kỹ thuật: cần quan tâm đến ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu, môi trường cất giữ...đến các loại dụng cụ tinh vi, đắt tiền. Cần có kinh phí để mua vật tư, vật liệu cho việc bảo quản.
+ Thực hiện đúng quy trình và phương pháp bảo quản theo hướng dẫn của nhà sản xuất và tuân thủ những qui định chung về bảo quản.
- Sử dụng CSVC và TBGD.
Như trên đã trình bày, khó thực hiện được quá trình dạy học khi thiếu CSVC và TBGD. Nhưng không phải cứ có CSVC và TBGD là tự nó phát huy hiệu quả sư phạm. Thực tiễn cho thấy rằng mọi thiết bị đều thông qua việc sử dụng vào mục tiêu giáo dục, dạy học mới phát huy hiệu quả. Để sử dụng tốt cần có một số điều kiện kèm theo:
+ CSVC và TBGD phải đủ về số lượng, tốt về chất lượng, được bảo quản tốt và đặc biệt được tổ chức quản lý sử dụng hợp lý.
+ Các điều kiện đảm bảo về kỹ thuật, môi trường (điện, nước, trang thiết bị nội thất v.v...).
Việc sử dụng TBGD có liên quan đến nhận thức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và thói quen của người sử dụng. Đã không ít các trường hợp giáo
viên không chịu sử dụng hay cán bộ quản lý không quan tâm chỉ đạo trong khi trường có được trang bị.
Do vậy, để sử dụng tốt phải giải quyết một số vấn đề về mặt quản lý như đầu tư trang bị, tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng, khai thác, nâng cao trình độ nghiệp vụ, kỹ thuật và kỹ năng cho giáo viên, thực hiện nghiêm túc các qui định về chuyên môn v.v...
Trong đó, cụ thể của việc quản lý CSVC và TBGD như sau:.
- Quản lý trường lớp: Trường học có thể làm hành lang có mái che giữa các công trình để đi lại thuận tiện nhằm tận dụng toàn bộ hệ thống trường sở vào mục tiêu đào tạo với khoảng thời gian tối đa cho phép.
+ Quy mô trường lớp tuỳ thuộc vào nhiều dữ kiện của tính toán ban đầu và nhu cầu thực tế. Do vậy, đối với trường học có thể có những qui mô lớn nhỏ riêng. Điều cần chú ý là qui mô đó phải phù hợp với khả năng tổ chức, quản lý nhà trường. Quy mô một lớp không nên vượt quá 10% ( theo quy định 35 học sinh/ lớp).
+ Mẫu thiết kế trường học được thực hiện theo qui định của Bộ GD và ĐT tạo cho từng vùng.
+ Khuôn viên trường phải có hàng rào bảo vệ (tường, hàng rào cây xanh) cao tối thiểu 1,5m. Cổng trường và hàng rào phải đảm bảo an toàn, các yêu cầu về kiến trúc - thẩm mỹ.
- Các khối công trình bao gồm:
+ Khối phòng học. Khối nhà ở cho giáo viên. Khối phòng phục vụ, thư viện…. Phòng hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, phòng đoàn, đội, văn phòng, phòng y tế, phòng kho, phòng thường trực ). Khu sân bãi cho hoạt động giáo dục thể chất. Khu đất xây dựng cần được ngăn cách bởi hàng rào.
- Quản lý thư viện trường học:
+ Tổ chức thư viện: Thư viện cần được xây dựng và tổ chức như một trong những điểm văn hoá cao nhất ở trường: Thiết bị thư viện bao gồm tủ,
giá(kệ) sách, tủ thư mục, bàn ghế đọc sách, báo, tra cứu tài liệu , có hệ thống ánh sáng tốt, có các loại sổ sách quản lí thư viện.
Cần phân loại sách báo, tạp chí sao cho dễ sử dụng, dễ tìm. Cần có khoảng trống trong mỗi bộ phận sách để tiếp nhận sách mới và thiết lập qui trình bổ sung sách thường xuyên.
+ Lựa chọn sách cho thư viện: Sách của thư viện cần có nội dung đặc trưng về giáo dục- đào tạo và xã hội. Kiên quyết loại trừ những sách có nội dung xấu ra khỏi thư viện và hạn chế sách báo có nội dung sai với chức năng, nhiệm vụ của trường học.
Phát huy hiệu quả sử dụng của thư viện bằng các hình thức sử dụng sách linh hoạt như đọc tại chỗ, cho mượn, cho thuê và khuyến khích việc mua sách, xây dựng tủ sách gia đình, tủ sách cá nhân…
- Quản lí thiết bị dạy học:
Đạt được một hệ thống trang bị hoàn chỉnh cho dạy và học là một việc lâu dài và tốn kém. Phải xây dựng từ ít đến nhiều, từ đơn giản tới hiện đại, bám sát vào nội dung chương trình, sách giáo khoa vào việc thực hiện cải tiến và đổi mới phương pháp giáo dục v.v…mới có thể thực hiện được. Mặt khác phải dựa vào nhiều nguồn lực khác nhau: nhà nước và nhân dân, thày và trò, mua sắm và tự làm, sưu tầm, tận dụng những máy móc vật liệu phế thải trong đời sống nhưng còn có ích cho nhà trường. Để đạt được mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục, các trường phải có càng nhiều càng tốt các điều kiện sau đây:
- Phòng thiết bị dạy học, giáo dục.
- Các tài liệu trực quan (tranh, ảnh, bản đồ, biểu bảng, hình trên phim trong suốt…).
- Các mô hình tự nhiên và nhân tạo.
- Các dụng cụ thực nghiệm (tái tạo qui luật, các sự vật, hiện tượng tự nhiên cũng như sự vận động của chúng).
- Những điều kiện hỗ trợ khác như: hệ thống cấp điện, nước, phòng chuẩn bị...
Kết luận
QLGD và biện pháp quản lí cơ sở vật chất và thiết bị dạy học ở trường THPT. Dựa vào kết quả tổng hợp, phân tích các tài liệu, văn bản có liên quan đến quản lí cơ sở vật chất và thiết bị dạy học ở trường THPT thì biện pháp quản lí cơ sở vật chất và thiết bị dạy học ở trường THPT là những biện pháp cụ thể nhằm đảm bảo chất lượng giáo dục học sinh THPT. Người Hiệu trưởng trường THPT cần nắm vững cơ sở khoa học, pháp lý để chỉ đạo công tác CSVC, đồng thời thực hiện đầy đủ các chức năng quản lý cơ sở vật chất và thiết bị dạy học. Biện pháp quản lí cơ sở vật chất và thiết bị dạy học của Hiệu trưởng trường THPT là những cách thức tiến hành của Hiệu trưởng như lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra việc sử dụng, bảo quản cơ sở vật chất và thiết bị dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.
Từ định nghĩa trên và qua kết quả nghiên cứu về lí luận quản lí, quản lí giáo dục và quản lí cơ sở vật chất và thiết bị dạy học ở trường THPT, giúp tác giả có thêm cơ sở và phương pháp luận đúng đắn để đề xuất các biện pháp quản lí cơ sở vật chất và thiết bị dạy học ở trường THPT góp phần nâng cao chất lượng quản lí giáo dục THPT nói riêng và lĩnh vực giáo dục nói chung.
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÍ CƠ SỞ VẬT CHẤT THIẾT BỊ TRƯỜNG THPT TỈNH SƠN LA