Kiểm chứng về tính cấp thiết, tính khả thi của các biện pháp quản lí thiết bị dạy học

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lí cơ sở vật chất kĩ thuật trường Trung học phổ thông tỉnh Sơn La (Trang 100)

8. Những đóng góp mới của đề tài

3.4. Kiểm chứng về tính cấp thiết, tính khả thi của các biện pháp quản lí thiết bị dạy học

quản lí thiết bị dạy học.

Các biện pháp quản lí TBDH đối với các trường THPT tỉnh Sơn Labản luận văn đã và đang từng bước được áp dụng vào một số trường THPT ở tỉnh Sơn La. Do thời gian nghiên cứu có hạn, để kiểm chứng tính cấp thiết và tính khả thi các biện pháp tác giả luận văn đã tiến hành xin ý kiến đánh giá cuả 16 cán bộ quản lí Sở Giáo dục và Đào tạo, cán bộ quản lí và giáo viên các trường THPT ở tỉnh Sơn La. Phương pháp lấy ý kiến: tác giả xây dựng các phiếu trưng cầu ý kiến (xem phụ lục) cho từng đối tượng để đánh giá tính cần thiết và tính khả thi các biện pháP

Bảng 3.1. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp.

STT Các biện pháp quản lý TBDH Tính cần thiết (%) Tính khả thi (%) Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết 1

Nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên về vai trò và tác dụng của TBDH.

79,2 20,8 0 91,3 8,7 0

2 Tăng cường đầu tư trang

thiết bị dạy học. 94,3 5,7 0 27,8 72,2 0 3 Nâng cao trình độ sử dụng TBDH của GV và sử dụng hiệu quả TBDH. 91,4 8,6 0 65,2 34,8 0 4 Xây dựng kế hoạch sử dụng hiệu quả TBDH. 90,1 9,9 0 70,8 16,7 12,5

STT Các biện pháp quản lý TBDH Tính cần thiết (%) Tính khả thi (%) Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết 5 Xây dựng cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm và triển khai dạy học theo phòng học bộ môn. 82,7 17,3 0 76,5 23,5 0 6 Phát động phong trào tự làm đồ dùng và sưu tầm TBDH trong nhà trường. 80,2 19,8 0 52,5 47,5 0 7

Tăng cường kiểm tra, đánh giá việc trang bị, bảo quản và sử dụng TBDH.

80 20 0 75 25 0

Nhận xét bảng 3.1: Qua ý kiến đánh giá của cán bộ quản lí thì ta thấy biện

pháp tăng cường đầu tư trang thiết bị dạy học có số phiếu cao nhất (94,3%), điều đó thể hiện sự tính cấp thiết của việc đầu tư trang thiết bị dạy học. Tuy nhiên, tính khả thi không cao (27,8%) do còn phụ thuộc vào việc đầu tư của thành phố.

Trong quá trình thực hiện các biện pháp này đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn của các nhà trường và sự phối hợp của các cấp lãnh đạo. Tóm lại, trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu trước đó, đồng thời xuất phát từ thực tiễn quản lý của Hiệu trưởng trong việc trang bị, bảo quản và sử dụng Hiệu quả TBDH các trường THPT mà chúng tôi đưa ra một số biện pháp quản lí TBDH nhằm góp phần thiết thực đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng dạy học trong các trường THPT hiện nay ở Tỉnh Sơn La.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1.1. Dựa vào kết quả tổng hợp, phân tích các tài liệu, văn bản có liên quan đến quản lí cơ sở vật chất và thiế bị dạy học ở trường THPT. Người Hiệu trưởng trường THPT có thể xác định: Biện pháp quản lí CSVC, TBDH của Hiệu trưởng trường THPT là những cách thức tiến hành của Hiệu trưởng như lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra việc sử dụng, bảo quản CSVC, TBDH nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.

1.2. Qua nghiên cứu thực tế về các biện pháp quản lý, việc trang bị bảo quản và sử dụng TBDH các trường THPT tỉnh Sơn La, tôi đã khái quát được những mặt mạnh, mặt hạn chế trong quá trình quản lý của Hiệu trưởng. Qua điều tra thực trạng cho thấy việc trang bị TBDH của các trường THPT Tỉnh Sơn La chủ yếu dựa vào nguồn Ngân sách nhà nước cấp phát, số lượng còn thiếu, có TBDH hiện đại nhưng số lượng chưa nhiều. Do vậy, chưa đáp được nhu cầu sử dụng của tất cả các giáo viên THPT. Giáo viên ở một số môn học và học sinh sử dụng TBDH còn chưa tốt. Các TBDH hiện có và được mua sắm thêm chưa đảm bảo chất lượng. TBDH tự làm không đáng kể, giá trị sử dụng chưa cao, do đó chưa đáp ứng được một cách có hiệu quả nhất được nhu cầu phục vụ dạy học trong giai đoạn hiện nay. Số phòng thực hành, máy chiếu , máy vi tính và một số TBDH có giá trị còn ít, chưa nhiều. Nếu tính theo đầu học sinh thì tỷ lệ máy vi tính là rất ít. Diện tích khuôn viên các trường ở nội thành còn chật, một số trường không có nhà đa năng là trung tâm TDTT. Với số lượng TBDH như hiện có chưa thể đáp ứng nhu cầu sử dụng của tất cả các GV THPT trong quá trình giảng dạy nên có môn học vẫn dạy chay, chất lượng của các tiết dạy học chưa đạt hiệu quả cao. Nhà trường đã có sổ sách theo dõi mượn, trả TBDH của giáo viên. Nhưng cán bộ phụ trách thiết bị thư viện chưa quan tâm chú ýcòn có hiện tượng thất thoát, lãng phí. Có thể nói việc bảo quản TBDH ở 12 trường THPT ở tỉnh Sơn La có được chú trọng nhưng chưa đạt hiệu quả cao.

Việc bảo quản TBDH chưa thật tốt, TBDH chưa được khai thác và hiệu quả sử dụng chưa thật cao. Việc quản lý trang thiết bị dạy học chưa chặt chẽ còn nặng về hình thức, chưa thực sự đổi mới, chưa có chiều sâu. Về xây dựng kế hoạch phần lớn chưa có kế hoạch dài hạn, chưa quan tâm đến đầu tư mua sắm TBDH, nặng về báo cáo cho nên tính khả thi của kế hoạch còn thiếu. Về tổ chức thực hiện kế hoạch còn thiếu tính thường xuyên. Việc quản lý, sử dụng TBDH trên lớp mới chỉ quan tâm đến số lượng mà chưa chú trọng đến chất lượng sử dụng, bảo quản.

Những biện pháp quản lí TBDH của các trường chuẩn vẫn còn có phần hạn chế, chưa quan tâm thường xuyên, chưa chú ý nâng cao nhận thức cho cán bộ giáo viên, chưa tăng cường quản lí việc bảo quản, sử dụng TBDH, chưa chú trọng kiểm tra đánh giá số lượng chất lượng và sử dụng TBDH.

1.3. Trên cơ sở phân tích lí luận và thực tiễn, cho phép luận văn đề xuất 7 biện pháp sau:

- Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên về vai trò và tác dụng của TBDH.

- Biện pháp 2: Tăng cường đầu tư cho trang thiết bị dạy học.

- Biện pháp 3: Nâng cao trình độ sử dụng TBDH của GV và sử dụng hiệu quả TBDH.

- Biện pháp 4: Xây dựng kế hoạch sử dụng hiệu quả TBDH.

- Biện pháp 5: Xây dựng cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm và triển khai dạy học theo phòng học bộ môn.

- Biện pháp 6: Phát động phong trào tự làm đồ dùng và sưu tầm TBDH trong nhà trường.

- Biện pháp 7: Tăng cường kiểm tra, đánh giá việc trang bị, bảo quản và sử dụng TBDH.

Một trong những nhiệm vụ quan trọng của việc quản lý nhà trường của Hiệu trưởng là quản lý trang thiết bị, sử dụng và bảo quản TBDH. Để đào tạo

được đội ngũ giáo viên và học sinh sử dụng tốt TBDH trong việc đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng dạy học, là yêu cầu cần thiết của ngành giáo dục, đòi hỏi Hiệu trưởng nhà trường phải xác định rõ vai trò, vị trí, chức năng, nhiệm vụ của mình trong đó có nhiệm vụ quản lý TBDH.

Phạm vi nghiên cứu của đề tài dựa trên cơ sở cụ thể hoá các nội dung trong định hướng chiến lược phát triển giáo dục đào tạo trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước và mối quan hệ biện chứng giữa các yếu tố. Quản lý giáo dục, quản lý nhà trường, quản lý hoạt động dạy học, quản lý cơ sở vật chất để nâng cao chất lượng dạy học. Biện pháp quản lý, trang bị, bảo quản và sử dụng TBDH của Hiệu trưởng, vai trò của Hiệu trưởng, vai trò của công tác quản lý đối với giáo viên và học sinh, tính tất yếu trong công việc trong việc đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng dạy học của giáo viên và học sinh các trường THPT, thông qua các biện pháp quản lý của Hiệu trưởng. Kết quả nghiên cứu của đề tài này đóng góp một phần vào công tác ứng dụng các lý luận khoa học quản lý giáo dục vào quản lý TBDH trong trường THPT, giúp cho đội ngũ cán bộ quản lý mà trước hết là người Hiệu trưởng có thêm cơ sở lý luận về biện pháp quản lý việc trang bị, sử dụng và bảo quản TBDH các trường THPT tỉnh Sơn Lanhằm đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng dạy học. Qua nghiên cứu thực trạng cho thấy, công tác quản lý của Hiệu trưởng mặc dù có nhiều cố gắng trong việc trang bị, bảo quản và sử dụng TBDH cho phù hợp với điều kiện CSVC của các nhà trường nhưng thực tế các trường còn nhiều hạn chế, lúng túng trong khâu tổ chức, điều hành.

Qua nghiên cứu, so sánh đối chiếu lý luận và thực tiễn của vấn đề, qua tìm hiểu thực trạng các trường THPT tỉnh Sơn La luận văn đề xuất một số biện pháp quản lý của Hiệu trưởng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TBDH trong các nhà trường THPT tỉnh Sơn Lavà đã khẳng định qua kết quả khảo nghiệm là mang tính cần thiết và khả thi.

1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Cần cung ứng TBDH kịp thời để nhà trường có kế hoạch tập huấn nghiệp vụ sử dụng cho giáo viên trong dịp hè cùng lúc với việc tập huấn về đổi mới nội dung chương trình và đổi mới phương pháp.

- Hàng năm tăng nguồn kinh phí về địa phương cho TBDH nên quy định rõ một tỷ lệ nào đó dùng để bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ sử dụng TBDH.

- Tiếp tục cải tiến công tác thi cử, đánh giá, cần đưa đội kiểm tra có kết quả sử dụng TBDH và coi trọng khâu thực hành.

- Tăng cường kinh phí đầu tư cho CSVC nói chung và TBDH nói riêng phù hợp với quy mô giáo dục và đào tạo.

- Tổ chức thường xuyên, kịp thời các lớp đào tạo, bồi dưỡng, kỹ năng thực hành, sử dụng TBDH cho giáo viên và người phụ trách TBDH. Nâng cao các kỹ năng tin học cho CBQL và giáo viên để có thể ứng dụng hiệu quả CNTT và TT trong các hoạt động dạy học và quản lý ở các nhà trường.

- Tiếp tục tổ chức nghiên cứu danh mục TBDH và ban hành tiêu chuẩn đối với chất lượng TBDH, biên soạn và phát hành rộng rãi các tài liệu hướng dẫn kỹ thuật sử dụng các loại hình TBDH.

2. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo

- Việc cấp phát TBDH cho các nhà trường không nên cấp đều mọi trường như nhau mà nên căn cứ vào điều kiện sử dụng, nghiệp vụ sử dụng của giáo viên các nhà trường để cấp phát cho phù hợp.

- Tăng cường hơn nữa công tác chỉ đạo, xây dựng quy hoạch tổng thể về đội ngũ giáo viên bộ môn trên chuẩn.

- Tổ chức cho cán bộ quản lý các trường học tham quan học hỏi kinh nghiệm, các điển hình tiên tiến về giáo dục, tăng cường tổ chức bồi dưỡng chuyên đề nhất là các chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học sử dụng đồ dùng và TBDH.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, hoạt động giảng dạy sử dụng TBDH đối với các trường THPT.

- Có cơ chế khuyến khích động viên, bồi dưỡng thoả đáng đối với giáo viên giỏi, xây dựng các trường điển hình tiên tiến.

- Tăng cường tổ chức các chuyên đề hội thảo đi sâu trao đổi về kinh nghiệm sử dụng TBDH trong quá trình dạy học.

- Có quy chế kiểm tra, giám sát thật cụ thể từ Tổ bộ môn đến Ban giám hiệu về việc sử dụng (tần số sử dụng và chất lượng sử dụng). Đưa công tác sử dụng TBDH thành quy chế đánh giá giáo viên hàng năm như xét danh hiệu thi đua, động viên khuyến khích một cách thích hợp: thưởng tiền, vật chất, tham quan, tăng lương sớm…

3 Đối với Hiệu trưởng trường THPT

- Thường xuyên tham mưu, đề xuất với các cấp ủy Đảng, chính quyền, Sở Giáo dục và Đào tạo với hội phụ huynh học sinh trong việc xây dựng cơ sở vật chất, đầu tư trang thiết bị dạy học theo phương thức "Nhà nước và nhân dân cùng làm". Đẩy mạnh hoá giáo dục phối kết hợp chặt chẽ gia đình - nhà trường - xã hội trong công tác giáo dục học sinh.

- Quản lý nhà trường một cách toàn diện, đặc biệt quan tâm tới quản lý việc trang bị, bảo quản và sử dụng TBDH. Vận dụng các biện pháp quản lý TBDH linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với điều kiện hiện có của nhà trường. Vận dụng các biện pháp quản lý của Hiệu trưởng trong việc trang bị bảo quản và sử dụng TBDH linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với điều kiện hiện có của nhà trường.

- Tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên được học tập, giao lưu, học hỏi, tham khảo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ. Tích cực ứng dụng các tri thức về khoa học quản lý giáo dục và kiểm nghiệm thực tế và lý luận trong quá trình quản lý nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học và đổi mới phương pháp.

- Về dụng cụ: Phải đảm bảo đủ các chi tiết với các yêu cầu kĩ thuật đã quy định. Các chi tiết lắp ráp thành bộ thí nghiệm phải đảm bảo cho thí nghiệm đó hoạt động được. Các TBDH đạt tiêu chuẩn về tính chính xác, tính thẩm mỹ, tính sư phạm, giá thành hợp lý và độ bền cao. Dụng cụ thí nghiệm thường được làm bằng nhiều vật liệu khác nhau, phải để riêng biệt, có hộp đựng từng chi tiết, tránh va chạm dẫn đến hỏng hóc.

- Về mô hình: Phải đảm bảo đủ các chi tiết và những tiêu chuẩn kĩ thuật đã quy định, lắp ráp được khi sử dụng.

- Về tranh ảnh, bản đồ, lược đồ: Đảm bảo đúng nội dung, tiêu đề và các yêu cầu kĩ thuật như: kích cỡ, chất liệu giấy, độ sắc của đường nét, màu sắc.

- Sản xuất TBDH đồng thời với việc in ấn các tài liệu hướng dẫn sử dụng, catalogue khai thác TBDH. Bên cạnh đó phải huấn luyện giáo viên cách sử dụng, nhất là các thiết bị đắt tiền đòi hỏi có kĩ năng sử dụng cao như máy tính, máy chiếu qua đầu… Các dụng cụ thí nghiệm phải có tài liệu hướng dẫn sử dụng bằng tiếng Việt.

Số TT Nội dung

1 A Faraxep - Quản lý là gì? NXB Khoa học kĩ thuật Hà Nội (1994) 2 Ban bí thư chỉ thị số 40-CT/TW về việc xây dựng nâng cao đội ngũ

nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.

3 Ban khoa giáo Trung ương, Bộ GD-ĐT trong thời kì đổi mới

4 Đặng Quốc Bảo - Quản lý giáo dục tiếp cận một số vấn đề lí luận từ lời khuyên và góc nhìn thực tiễn - trường CBQL-GD-ĐT. Hà Nội 1995.

5 Đỗ Hoàng Toàn (1995), Lý thuyết quản lý, NXB Đại học Kinh tế Quốc Dân, Hà Nội.

6 Bộ GD-ĐT - Tài liệu hướng dẫn năm học 2006-2007. NXB Hà Nội 2006.

7 Bộ GD-ĐT (Quyết định số 07/2007/QĐ-BGD&ĐT) Điều lệ Trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học.

8 Bộ GD-ĐT, sổ tay phổ cập GD THPT và bậc TH 2005. Xưởng in văn phòng Bộ GD-ĐT.

9 Nguyễn Phúc Châu - Quản lý nhà trường - Bài giảng cho lớp Cao học quản lý khoá 16 - Học viện Quản lý giáo dục, Hà Nội 2006 10 Chiến lược phát triển giáo dục – đào tạo tỉnh Phú Thọ giai đoạn

2004 – 2010 (2003) UBND tỉnh Phú Thọ.

11 Nguyễn Đình Chỉnh (1982), Bài tập tình huống quản lý giáo dục, NXB Giáo dục Hà Nội.

12 Nguyễn Đình Chỉnh, Phạm Ngọc Uyển (1998), Tâm lý học Quản lý, NXB Giáo dục.

13 Chủ trương thực hiện đánh giá - NXB Chính trị quốc gia Hà Nội (2000) 14 Nguyễn Gia Cốc (09/1997), “Chất lượng đích thực của giáo dục

phổ thông”, Tạp chí Nghiên cứu giáo dục.

15 Vũ Đình Cự (1998), Giáo dục hướng tới thế kỷ XXI, NXB Chính

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lí cơ sở vật chất kĩ thuật trường Trung học phổ thông tỉnh Sơn La (Trang 100)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w