Về quản lý sử dụng TBDH của Hiệu trưởng các trường THPT

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lí cơ sở vật chất kĩ thuật trường Trung học phổ thông tỉnh Sơn La (Trang 74 - 77)

Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÍ CƠ SỞ VẬT CHẤT THIẾT BỊ TRƯỜNG THPT TỈNH SƠN LA

2.3. Kết quả điều tra khảo sát

2.4.3. Về quản lý sử dụng TBDH của Hiệu trưởng các trường THPT

dự trù mua sắm TBDH nhưng chủ yếu lên kế hoạch mua sắm trang bị CSVC cho trường, còn TBDH chủ yếu là chờ đợi sự cấp phát ở trên xuống. Trong năm học, các trường có động viên, nhắc nhở GV sử dụng TBDH trong dạy học, giúp giờ học thêm sinh động, hấp dẫn song chưa thường xuyên. Theo kế hoạch của Sở Giáo dục và Đào tạo đầu năm đã cử nhân viên phụ trách TBDH cùng Hiệu trưởng tập huấn sử dụng TBDH, việc tổ chức tập huấn lại cho GV người sử dụng và điều hành HS sử dụng trực tiếp còn nhiều hạn chế.

Chưa đưa việc sử dụng TBDH thành tiêu chí đánh giá, xếp loại GV vào cuối năm học. Do đó, việc sử dụng TBDH chưa thường xuyên, chưa thực sự trở thành nề nếp trong suốt cả năm học. Số lượng TBGD cũng còn thiếu.

Trình độ chuyên môn của GV chưa cao; kỹ năng sử dụng TBDH của GV còn phải cố gắng nhiều. Mặt khác do thói quen đã có từ trước nên có GV còn dạy chay, ngại sử dụng TBDH vì mất thời gian mà người quản lý nhà trường ít quan tâm tới cường độ sử dụng TBDH trong dạy học, ít quan tâm để tìm hiểu lý do, tâm lý của GV nên việc sử dụng TBDH cũng bị hạn chế. Cuối năm, các trường THPT đều tổ chức kiểm kê, thống kê tài sản trong đó có TBDH, có hệ thống sổ sỏch theo dừi đầy đủ. Sổ sỏch mượn trả TBDH đó cú. TBDH tự làm của GV còn nhiều hạn chế, do kinh phí đầu tư chưa có, thời gian ít.

Nhận xét:

Qua khảo sát tình hình thực tế về quản lý sử dụng TBDH ở 12 trường THPT của tỉnh Sơn La, phân tích, xử lý bước đầu kết quả khảo sát chúng tôi có một số nhận xét sau:

1. - Trình độ chuyên môn của lãnh đạo và GV đều đạt chuẩn trở lên.

- Sự đầu tư kinh phí của trường, Sở Giáo dục và Đào tạo cho việc mua TBDH còn hạn hẹp.

- Hiệu trưởng đã chú ý tới việc quản lý sử dụng TBDH song chưa thường xuyên.

- Người phụ trách TBDH đã được tham gia lớp tập huấn cùng với Hiệu trưởng về TBDH từ đầu năm học, có nhận thức về TBDH song còn qúa ít chưa đủ kiến thức và kỹ năng để hướng dẫn các GV khác trong trường cùng sử dụng TBDH. Người phụ trách TBDH của một số trường THPT là nhân viên kiêm nhiệm cho nên việc đầu tư thời gian cho TBDH (nghiên cứu, sắp đặt, bảo dưỡng,...) còn quá ít, chưa đầy đủ, sự sắp xếp TBDH còn chưa khoa học.

- Trình độ, kỹ năng sử dụng, nề nếp sử dụng TBDH của GV còn hạn chế, GV chưa có nhiều cơ hội để được tập huấn về kỹ năng sử dụng các loại TBDH kỹ thuật cao. Chưa có văn bản quy định về sử dụng TBDH.

- Kinh phí hoạt động của trường còn đầu tư nhiều vào mua sắm đồ dùng, chưa thực sự đầu tư vào TBDH cho GV và HS.

- Việc sử dụng TBDH mất nhiều thời gian, do đó các TBDH hiện đại hầu như chưa được sử dụng, hoặc mới có một số ít GV biết cách sử dụng (máy tính, máy chiếu đa năng ...). Đã có TBDH tự làm nhưng sơ sài và đơn điệu vì phụ thuộc vào kinh phí, mất nhiều thời gian.

2. - Phòng để TBDH hẹp, chưa đảm bảo đủ tiêu chuẩn, thiếu độ sáng.

- Về kiểm tra TBDH, việc sửa chữa và bảo quản chưa thường xuyên, chưa đánh giá đúng thực chất về chất lượng của từng loại TBDH, có chế độ bảo dưỡng song chưa đạt hiệu quả cao.

- Một số điều kiện để phát triển TBDH tự làm ở các trường THPT:

+ Cần phải làm cho lónh đạo cỏc cấp thấy rừ vị trớ, vai trũ của TBDH tự làm trong quá trình dạy và học.

+ Cần đưa công tác tự làm TBDH thành quy chế bắt buộc trong quy chế dạy và học của ngành và của GD thành phố.

+ Cần tạo điều kiện về thời gian và kinh phí để khuyến khích giáo viên và học sinh tự làm TBGD.

+ Cần có sách Bồi dưỡng chuyên môn về TBDH tự làm, nhất là các kiến thức về ứng dụng CNTT và TT.

+ Ngành giáo dục và đào tạo của tỉnh nên đưa thành tích tự làm TBDH vào các tiêu chí đánh giá thi đua, khen thường học kì và cuối năm

Trên đây là cơ sở thực tiễn được tổng kết thông qua kết quả điều tra thực trạng, thu thập, xử lý các số liệu. Dựa vào cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn này, chúng ta sẽ có cách nhìn tổng quát hơn trong việc xây dựng các biện pháp quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng TBDH, ứng dụng CNTT và TT tại các trường THPT.

Các Hiệu trưởng nhà trường đã có sự quan tâm tới công tác TBDH, đã phõn cụng cỏc đồng chớ phú Hiệu trưởng ở cỏc trường quản lý, theo dừi cụng tác thiết bị thư viện nhưng chưa có biện pháp giám sát chặt chẽ. Ban lãnh đạo nhà trường chưa chú ý TBDH để lại các phòng học giáo viên có sử dụng hay khụng, TBDH để ở cỏc phũng thực hành, thư viện tuy cú sổ theo dừi mượn, trả nhưng Ban Giám hiệu cũng chưa thống kê xem giáo viên thường xuyên mượn TBDH, giáo viên nào ít mượn, các đồng chí trong ban lãnh đạo phòng, các trường cũng đã chú ý nhắc nhở, động viên giáo viên sử dụng TBDH trong quá trình dạy học, giúp giờ học thêm sinh động hấp dẫn, nâng cao chất lượng giáo dục nhưng việc làm này chưa được tiến hành thường xuyên.

Nói chung, công tác TBDH ở các nhà trường THPT tỉnh Sơn La đã được quan tâm song cần được quan tâm một cách tốt nhất để đáp ứng được sự phát triển của nhà trường và yêu cầu của sự đổi mới trong giai đoạn hiện nay.

2.5. Phân tích nguyên nhân của thực trạng quản lý việc trang bị, bảo

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lí cơ sở vật chất kĩ thuật trường Trung học phổ thông tỉnh Sơn La (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w