8. Những đóng góp mới của đề tài
3.2.4. Biện pháp 4: Xây dựng kế hoạch sử dụng hiệu quả thiết bị dạy học
a, Mục đích:
Để đạt được một hệ thống TBDH hoàn chỉnh đáp ứng yêu cầu của công tác giảng dạy là một việc làm tốn kém và lâu dài, nhà trường cần phải tập trung trí tuệ, công sức của nhiều người để xây dựng kế hoạch dài hạn trong khoảng 5-10 năm mới có thể hoàn chỉnh được. Kế hoạch về công tác TBDH, kế hoạch về công tác TBDH cần được xây dựng lồng trong bản kế hoạch chung của nhà trường trong từng năm học, phải đưa thành mục tiêu phấn đấu cần hoàn thành trong chỉ tiêu năm học. Việc xây dựng kế hoạch cần làm từng bước hết sức cẩn thận.
b, Nội dung và cách thực hiện
- Chuẩn bị kế hoạch.
+ Người hiệu trưởng phải nắm rõ các văn bản pháp lý, quy chế hiện hành về công tác TBDH, trình độ nhận thức, chuyên môn, ý thức, thái độ của tập thể sư phạm; nắm được trình độ kỹ thuật, kỹ năng sử dụng TBDH của giáo viên.
+ Cần điều tra thực trạng CSVC, TBDH của đơn vị mình (tình trạng, TBDH thiếu, đủ, chất lượng, sự đồng bộ giữa sách, TBDH trình độ giáo viên…) điều kiện bảo quản, sử dụng, thực trạng của việc dạy và học.
Nói chung, người quản lý phải nắm được tình hình và thông tin có liên quan, những thuận lợi, khó khăn phục vụ cho việc lập và thực hiện kế hoạch.
Kế hoạch phải nêu ra được hàng loạt các tình huống các vấn đề và tìm cách giải quyết các vấn đề đó trong bối cảnh thực tế của nhà trường bằng một mô hình các biện pháp khả thi.
Kế hoạch phải là công cụ có giá trị trong việc thực hiện mục tiêu, chương trình hành động toàn diện, có hiệu quả và có ý nghĩa như là một công cụ giám sát các đối tượng quản lý.
Xây dựng kế hoạch quản lý sử dụng TBDH phải phối hợp với các hoạt động trong nhà trường, để đảm bảo cơ sở hợp lý cho hoạt động và tạo khả
năng hoạt động một cách kinh tế. Kế hoạch phải có tác dụng kiểm tra, nó là một công cụ quản lý, tạo điều kiện cho người quản lý kiểm tra, đánh giá việc thực hiện hoạt động của cá nhân và tập thể trong tổ chức nhà trường.
- Phải xác định được mục đích của kế hoạch, xuất phát từ yêu cầu khách quan của việc dạy học, căn cứ vào tình hình thực tiễn của nhà trường để dự kiến các bản thiết kế và dự toán kinh phí, giúp nhà quản lý chủ động trong vấn đề chỉ đạo các hoạt động. Kế hoạch quản lý TBDH được xây dựng lồng trong bản kế hoạch hoạt động chung trong năm học của nhà trường, nó là một chỉ tiêu, là một giải pháp trong việc thực hiện mục tiêu hoạt động của nhà trường.
Trong xu thế hiện nay, chúng ta đã và đang tiến hành đổi mới đồng bộ và tài liệu SGK, PPDH… vì vậy, phải xây dựng một hệ thống TBDH tương xứng với yêu cầu của công tác dạy học hiện nay, bản kế hoạch mua sắm, bổ sung, sửa chữa TBDH phải hướng vào các nội dung cụ thể.
Trong bản kế hoạch phải định ra được những việc dự định làm như chỉ đạo sử dụng TBDH: Yêu cầu các tổ khối chuyên môn, cá nhân GV có kế hoạch sử dụng TBDH cụ thể trước vào đầu năm học. Có như vậy khi yêu cầu sử dụng TBDH, người phụ trách TBDH sẽ bố trí cung cấp TBDH kịp thời. Trong bản kế hoạch phải định ra được những việc làm như kiểm tra, bảo dưỡng thường xuyên, kiểm tra định kỳ để kịp thời bổ sung, sửa chữa.
- Mở lớp bồi dưỡng cho giáo viên và cán bộ quản lý về kỹ thuật và nghiệp vụ sử dụng TBDH trong các tiết dạy. Việc mở lớp bồi dưỡng cần tổ chức làm nhiều đợt với từng loại đối tượng.
- Chỉ đạo nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ, khối chuyên môn ở các nhà trường, trong các buổi sinh hoạt chuyên môn, cần tập trung bàn kỹ vào những bài, những phần mới và khó giảng dạy.
- Chỉ đạo tổ chức kiến tập, thực tập rút kinh nghiệm về việc lựa chọn và sử dụng TBDH.
- Tổ chức, xây dựng các chuyên đề sử dụng hiệu quả TBDH ở nhiều bài, môn, lớp của chương trình ở cấp thị, tỉnh hoặc tổ chức theo cụm để phát huy tính sáng tạo, chủ động của cơ sở.
- Tổ chức hội thảo các cấp về việc sử dụng hiệu quả TBDH trong các tiết dạy. Tại hội thảo cần có các báo cáo tham luận, tổ chức trình diễn các tiết dạy, trình bày sáng kiến của giáo viên, cán bộ quản lý có hiệu quả cao trong việc chỉ đạo, sử dụng hiệu quả TBDH.
Quy trình thực hiện
Sơ đồ 3.2