Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÍ CƠ SỞ VẬT CHẤT THIẾT BỊ TRƯỜNG THPT TỈNH SƠN LA
2.2. Thực trạng quản lí cơ sở vật chất kỹ thuật ở 12 trường THPT tỉnh Sơn La
2.2.2. Thực trạng về cơ sở vật chất (thiết bị dạy học) ở 12 trường THPT tỉnh Sơn La
2.2.2.1. Thực trạng về trang thiết bị dạy học
Công tác trang bị TBDH ở các trường THPT tỉnh Sơn La chủ yếu là do Sở Giáo dục và Đào tạo Sơn La làm chủ đầu tư về cơ sở vật chất theo chỉ tiêu kế hoạch định sẵn. Bên cạnh đó nhà trường có mua sắm thêm và huy động giáo viên tự làm. Năm học 2011 – 2012 Sở Giáo dục đã cấp phát các danh mục TBDH từ lớp 10 đến lớp 12 tương đối đủ nhưng chất lượng chưa cao.
Trong 12 trường THPT ở tỉnh Sơn La có cơ sở vật chất sư phạm tương đối khang trang và có đầy đủ TBDH, các trường đã có phòng học bộ môn, thư viện, trung tâm thể dục thể thao. Đối với các trường Công lập do có nguồn đầu tư của Nhà nước nên nhìn chung CSVCTB đảm bảo để đáp ứng yêu cầu của chương trình và SGK mới.
Một số trường thì vừa được đầu tư của Nhà nước vừa có sự đóng góp của phụ huynh học sinh và có sự hỗ trợ của các cấp chính quyền nên được trang bị các loại TBDH hiện đại như: vô tuyến, máy vi tính, máy chiếu qua đầu, máy chiếu đa năng, …tuy nhiên những TBDH hiện đại được cấp với số lượng chưa nhiều cho các trường và các lớp.
Bên cạnh đó, hàng năm nhà trường cũng đã phát động phong trào và tổ chức cho giáo viên tự làm thiết bị dạy học, nhưng những đồ dùng do giáo viên tự làm cũng chỉ là những tranh tự vẽ đơn giản, mẫu vật theo yêu cầu của nội dung bài học do đó hiệu quả sử dụng chưa cao, chỉ đáp ứng được kiến thức của 1 tiết dạy nào đó. Các thiết bị dạy học này độ bền kém nên không thể sử dụng lâu dài.
Tuy nhiên cơ sở vật chất, đặc biệt xây dựng phòng học, phòng thực hành, thớ nghiệm, thư viện, trang bị mỏy tớnh cú sự thay đổi rừ rệt: 100%
trường có nhà lớp học cao tầng, 50% số trường có thư viện đạt chuẩn, 75% số trường có phòng máy vi tính. Tuy nhiên trang thiết bị còn thiếu, chưa đồng
bộ, có loại chất lượng kém gây lãng phí; trang bị máy tính còn dàn trải, hiệu quả sử dụng còn thấp. Mặt bằng của các trường nội thành, nội thị quá chật, không đủ điều kiện để giáo dục toàn diện; đặc biệt cho các hoạt động thực hành, thí nghiệm, dạy nghề, thể dục thể thao, thẩm mỹ. Thư viện trường còn nghèo nàn, hoạt động đơn điệu chưa phát huy hết tác dụng. Thực tế cho thấy hầu hết ở các trường THPT đều có từ 03 phòng thực hành trở lên.
Tóm lại, việc trang bị TBDH của các trường THPT Tỉnh Sơn La chủ yếu dựa vào nguồn Ngân sách Nhà nước cấp phát, số lượng còn thiếu, có TBDH hiện đại nhưng số lượng chưa nhiều. Giáo viên ở một số môn học và học sinh sử dụng TBDH còn chưa tốt. TBDH tự làm không đáng kể, giá trị sử dụng chưa cao, do đó chưa đáp ứng được một cách có hiệu quả nhất được nhu cầu phục vụ dạy học trong giai đoạn hiện nay.
Bảng 2.1: Số học sinh và CSVCTB năm học 2011 - 2012 (Ở 12 trường THPT)
Số
TT Trường THPT Số lớp
Số học sinh
Khối 10
Khối 11
Khối 12
Phòng thực hành
Máy vi tính
Máy chiếu
1 Tô Hiệu 44 2170 679 790 701 3 100 4
2 Chuyên Sơn La 43 2195 705 796 694 3 80 1
3 Thuận Châu 45 2266 732 817 717 3 100 4
4 Phù Yên 8 360 93 131 136 3 47 2
5 Mai Sơn 41 2035 605 710 630 3 76 3
6 Sông Mã 41 1982 719 683 580 3 100 4
7 PTDT nội trú 9 362 130 109 123 3 80 4
8 Chiềng Sinh 39 1906 706 626 574 3 60 3
9 Quỳnh Nhai 36 1789 597 608 584 4 75 4
10 Mườn La 36 1817 647 620 550 3 60 2
11 Bắc Yên 36 1769 599 609 561 3 75 3
12 Chiềng Khương 36 1677 528 594 555 3 150 4
Cộng 414 20328 6740 7093 6405 37 1003 38 Nhận xét bảng 2.3: Qua bảng 2.3 cho thấy số phòng thực hành được trang bị máy chiếu và máy vi tính còn ít, chưa nhiều. Trung bình mỗi trường THPT mới có 3 phòng thực hành, 3 máy chiếu và 84 máy vi tính. Nếu tính
theo đầu học sinh thì tỷ lệ máy vi tính là rất ít. Tính bình quân cứ 100 học sinh mới có 5 máy vi tính để học tập.
Bảng 2.2 : Thống kê CSVCTB năm học 2011 - 2012 (Ở 12 trường THPT)
Số TT
Trường THPT Tổng số phòng
Trong đó: phòng học Diện tích khuôn viên trường Văn
hoá Bộ môn
Thư viện
Thí nghiệm
T D TT
Tổng số Phòng VH
Bộ môn
Thư viện
Thí
nghiệm TDTT
1 Tô Hiệu 31 22 3 2 3 1 9893 1100 174 117 174 655
2 Chuyên Sơn La 45 36 6 1 2 10736 1944 324 80 140
3 Thuận Châu 57 45 7 1 3 1 13555 2160 350 120 189 240
4 Phù Yên 34 27 2 1 3 1 18000 1458 162 60 192 600
5 Mai Sơn 35 30 1 3 1 8000 2040 104 204 1500
6 Sông Mã 40 29 6 2 3 12108 1566 342 120 190
7 PTDT nội trú 19 13 1 1 3 1 16200 598 80 120 180 860
8 Chiềng Sinh 38 33 3 1 1 20000 1620 162 54 54
9 Quỳnh Nhai 36 26 3 3 4 16000 1404 162 60 246
10 Mường La 32 24 6 1 1 18500 1296 324 100 100
11 Bắc Yên 42 34 3 2 3 18000 1632 156 70 156
12 Chiềng Khương 36 26 4 2 3 1 21000 1404 216 108 162 280
Cộng 445 345 44 18 32 6 181992 18222 2452 2866 1987 4135
Nhận xét bảng 2.4: Qua bảng 2.4 cho thấy diện tích khuôn viên các trường ở nội thành còn chật, một số trường không có nhà đa năng là trung tâm TDTT, phòng học bộ môn còn ít ví dụ như trường THPT Nội trú chỉ mới có 1 phòng học bộ môn.
2.2.2.2. Đánh giá mức độ trang bị TBDH
Kết quả điều tra các trường THPT ở tỉnh Sơn La trong những năm qua cho thấy phát triển kỹ thuật dạy học cùng với TBGD không ngừng được tăng lên, đảm bảo được ở mức tối thiểu cho dạy và học. Các truờng trang bị đầy đủ máy vi tính để các thầy cô soạn giáo án điện tử, nối mạng Internet đường truyền tốc độ cao phục vụ cho công tác quản lí khai thác bài giảng. Đầu tư thiết bị âm thanh, máy quay và máy ảnh nhằm thực hiện tốt công tác giáo dục NGLL. Thư viện được xem là trung tâm thông tin của trường chứ không thuần tuý là chỗ mượn và đọc sách. Do vậy ngoài không gian giành cho kho
sách, báo chí, không gian cho người đọc đã có máy vi tính kết nối Internet và máy in là nguồn tra cứu thông tin, dữ liệu có hiệu quả cao. Sách và tài liệu đáp ứng nhu cầu dạy và học. Đầu tư máy chấm thi góp phần vào việc đổi mới công tác đánh giá trong thi cử.
Các trường THPT được quan tâm trang bị nhiều loại hình TBDH trong cùng xu thế đổi mới nội dung, chương trình sách giáo khoa của THPT. Tuy nhiên, so với yêu cầu dạy học ở các trường THPT thì việc trang bị vẫn còn thiếu. Việc trang bị theo hướng dùng chung TBDH giữa một số môn học trong cùng bậc học, cùng phòng thí nghiệm hoặc phòng chứa TBDH mang tính kinh tế cao. Ví dụ môn Hoá học có những TBDH (máy Rumcop, Vôn kế, đồng hồ bấm giây...) mỗi năm chỉ dùng 1 lần nên dùng chung với môn Vật lí.
Một số hoá chất nên dùng chung giữa môn Sinh học, Kĩ thuật, Vật lí với môn Hoá học. Cách kiểm tra đánh giá chất lượng HS ở các trường THPT chưa khuyến khích GV tích cực sử dụng TBDH. Số trường THPT có kết nối mạng Internet (100%). Ứng dụng Công nghệ thông tin hỗ trợ công tác quản lí và đổi mới phương pháp dạy học; triển khai có hiệu quả dự án SREM của Bộ Giáo dục và Đào tạo, khuyến khích GV ứng dụng CNTT và TT vào quá trình dạy học.
Vì vậy, với số lượng TBDH như hiện có chưa thể đáp ứng nhu cầu sử dụng của tất cả các GV THPT trong quá trình giảng dạy, dẫn đến tình trạng có những GV đã soạn bài theo phương pháp dạy học tích cực có sử dụng TBDH, nhưng khi lên lớp lại không có TBDH để dùng, nên có môn học vẫn dạy chay, chất lượng của các tiết dạy học thấp. Để đánh giá về mức độ thừa, thiếu và chất lượng của các TBDH ở các trường THPT hiện nay, xử lý bộ phiếu trưng cầu ý kiến của 252 giáo viên, kết quả được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.3: Số lượng và chất lượng TBDH (Ở 12 trường THPT tỉnh Sơn La)
Số lượng Chất lượng
Mức độ Số phiếu hỏi Tỉ lệ (%) Mức độ Số phiếu hỏi Tỉ lệ (%)
Số lượng Chất lượng
Quá thiếu 252 32 Kém 252 23
Thiếu 252 68 Trung bình 252 62
Đủ 252 0 Tốt 252 15
Chất lượng của các TBDH sau một năm sử dụng thường bị giảm nhanh so với chỉ tiêu của nhà sản xuất đề ra, ví dụ như: tuổi thọ của bóng đèn máy chiếu, gương, thấu kính bị xước, thiết bị âm thanh giảm độ nhạy, âm lượng giảm, chất lượng âm thanh không đảm bảo. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là:
- Có thiết bị mua về chất lượng không đảm bảo.
- Do GV trong quá trình sử dụng thao tác không đúng qui trình, kỹ năng sử dụng các TBDH nghe nhìn kém.
- Chế độ bảo quản TBDH không đúng qui trình của nhà sản xuất đề ra.
Hàng năm, dựa theo nhu cầu sử dụng của giáo viên, một số trường có đầu tư kinh phí nhỏ khoảng từ 5 triệu đến 10 triệu đồng để sửa chữa, thay thế, bổ sung, mua sắm mới phương tiện dạy học đã hỏng, không sửa chữa được.
2.2.3.3. Trường lớp và phòng thí nghiệm
Đã có nhiều tác giả đưa ra định nghĩa về PHBM, tuy nhiên ta có thể hiểu PHBM là phòng học riêng cho từng bộ môn hoặc liên môn, tại phòng đó hệ thống phương tiện nghe nhìn đã được lắp đặt cố định, hệ thống TBDH được chuẩn bị sẵn cùng với hệ thống bàn ghế phù hợp đặc trưng bộ môn nhờ thế mà hiệu quả sử dụng TBDH của GV và HS được nâng cao. Chỉ có trường THPT Chiềng Khương là chưa có phòng học bộ môn.
Hiện nay, dạy học theo hướng PHBM đang trở thành nhu cầu tất yếu của quá trình dạy học. So với kiểu dạy học truyền thống thì PHBM có những ưu điểm sau:
- Phòng học bộ môn là nơi bảo quản tốt nhất TBDH.
- Phòng học bộ môn là loại phòng học mà GV và phụ tá thí nghiệm không phải mang thí nghiệm đến lớp.
- Phòng học bộ môn làm tăng tần số sử dụng và tăng độ bền của TBDH.
- Phòng học bộ môn giúp cho trình độ chuyên môn của giáo viên được nâng cao.
- Chỉ có PHBM thì mới có điều kiện lắp đặt hệ thống phương tiện nghe nhìn hỗ trợ cho dạy học.
- Phòng học bộ môn tạo ra được bầu không khí khoa học.
- Phòng học bộ môn tiết kiệm được kinh tế.
- Có thể tổ chức các hoạt động ngoại khóa hay nghiên cứu khoa học cho GV và HS . Tại PHBM giáo viên cũng có thể tổ chức thảo luận nhóm, các Xemina khoa học thiết thực gắn với thực nghiệm.
* Thư viện: Thư viện được xem như là trung tâm thông tin của trường chứ không thuần tuý là chỗ mượn và đọc sách. Do vậy, ngoài các không gian giành cho kho sách, báo chí, không gian cho người đọc có cung cấp một số máy vi tính kết nối INTERNET và máy in là nguồn tra cứu thông tin, dữ liệu có hiệu quả cao. Cơ cấu và diện tích các phòng của Thư viện được xác định theo quy mô học sinh, biên chế giáo viên bao gồm:
- Kho sách: 2,2m2/1.000 đơn vị sách. Số lượng sách >=25 đơn vị sách/1 HS - Phòng đọc của học sinh: 1,5m – 1,8m2/chỗ. Số chỗ tính bằng 2 – 3% số học sinh toàn trường.
- Phòng đọc của cán bộ giáo viên: 2 – 2,4m2/chỗ. Số chỗ tính bằng 20%
số cán bộ giáo viên.
- Quầy cho cán bộ thủ thư.