8. Những đóng góp mới của đề tài
1.6.4. Cơ sở vật chất kĩ thuật trường học đáp ứng mục tiêu của giáo dục và đào tạo
dục và đào tạo
Cơ sở vật chất kĩ thuật của nhà trường bao gồm toàn bộ “cái vỏ vật chất” của nhà trường đó là ngôi trường học với các phòng học, phòng làm việc của Hội dồng giáo viên, phòng làm việc của Hiệu trưởng và các Phó Hiệu
trưởng…sân chơi bãi tập, bàn ghế, bảng, tủ, các đồ dùng dạy học, sách giáo khoa, thư viện… Cái vỏ vật chất ấy là kết tinh, là thành quả hoạt động của các thành tố khác của hệ thống lớn, hệ thống toàn xã hội. Theo cách tiếp cận triết học của Afaraxep thì nhà trường là một bộ phận hay hệ thống con, phân hệ của hệ thống xã hội. Khi nghiên cứu nhà trường như một hệ thống xã hội, chúng ta cần xem xét mối quan hệ giữa các thành tố. Hiển nhiên, thành tố CSVCKT là cơ sở để các thành tố khác tồn tại và thể hiện mình. Không có trường, lớp, các trang thiết bị tối thiểu như bàn, ghế, bảng… quá trình sư phạm không thể diễn ra và do đó, con người cũng không có chỗ để hiện diện trong hệ thống. Và cũng như vậy, thành tố tinh thần, ý thức cũng sẽ không tồn tại trong hệ thống đó. Nhưng trong một ngôi trường hoàn mỹ lại không có người học, người dạy thì cũng không thể gọi là trường học được. Hoặc nữa, có trường, có lớp, có người muốn học, có người muốn dạy nhưng chương trình, nội dung, phương pháp không có hoặc nghèo nàn thì cũng thành vô nghĩa. Có đủ mọi thành phần nói trên, nhưng không diễn ra quá trình sư phạm thì hệ thống cũng không thể tồn tại như một thể toàn vẹn.
Do vậy, chúng ta có thể khẳng định, các thành tố của hệ thống nhà trường có mối quan hệ qua lại chặt chẽ, ràng buộc, tác động lẫn nhau, thúc đẩy nhau cùng vận động và phát triển.