Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÍ CƠ SỞ VẬT CHẤT THIẾT BỊ TRƯỜNG THPT TỈNH SƠN LA
2.1. Khái quát vị trí địa lí, tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, qui mô Giáo dục và Đào tạo của tỉnh Sơn La
2.1.2 Khái quát sự phát triển giáo dục Phổ thông tỉnh Sơn La
Sự nghiệp giáo dục - đào tạo Sơn La trong những năm qua ngày càng phát triển và hoàn thiện: Giáo dục phổ thông cơ bản đã ổn định; Quy mô giáo dục được mở rộng, mạng lưới trường lớp ổn định và phát triển với nhiều loại
hình; giáo dục vùng dân tộc, vùng sâu, vùng xa ngày càng được đẩy mạnh;
chất lượng giáo dục - đào tạo từng bước được nâng lên; việc bồi dưỡng, nâng cap chất lượng nguồn nhân lực được quan tâm; cơ sở vật chất trang thiết bị trường học tiếp tục được bổ sung; công tác xã hội hoá bước đầu thu được kết quả đáng trân trọng; tạo nên phong trào học tập sôi nổ trong các tầng lớp xã hội.
Tuy nhiên, giáo dục - đào tạo Sơn La còn nhiều khó khăn, mâu thuẫn:
Qui mô giáo dục phát triển nhanh, song các điều kiện đảm bảo như cơ sở vật chất kỹ thuật, ngân sách, đội ngũ giáo viên… còn chưa đáp ứng kịp thời.
Công tác đào tạo nguồn nhân lực về cơ cấu, chất lượng còn nhiều bất cập, có nhiều chuyên ngành thừa, song cũng còn rất nhiều chuyên ngành thiếu và có sự chênh lệch giữa các dân tộc, các vùng, các ngành trong tỉnh. Công tác đào tạo chưa đồng bộ từ khâu qui hoạch, bố trí sử dụng; nguồn cán bộ khoa học kỹ thuật có trình độ cao và các chuyên gia đầu ngành thuộc các lĩnh vực còn thiếu nhiều. Các Trung tâm học tập cộng đồng phát triển chậm, chưa đáp ứng nhu cầu học tập thường xuyên, học tập suốt đời của nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Sự năng động tham gia của các cấp, các ngành và sự chủ động đầu tư cho các lĩnh vực giáo dục trong từng giai đoạn còn nhiều hạn chế.
Quy mô giáo dục - đào tạo tiếp tục mở rộng
Hệ thống trường lớp tiếp tục phát triển và hoàn thiện đáp ứng nhu cầu học tập cho các đối tượng theo hướng đa dạng hoá; giáo dục dân tộc, giáo dục vùng đặc biệt khó khăn được quan tâm và đẩy mạnh; số lượng học sinh, sinh viên tăng.
Năm học 2006 - 2007 toàn tỉnh có 689 đơn vị giáo dục và đào tạo từ mầm non đến THPT; TTGDTX; TTKTTH-HN, trường dạy nghề và các trường chuyên nghiệp. So với năm học 1995 - 1996 đến trường học tăng 1,8 lần và tổng số học sinh, sinh viên các cấp học, ngành học là 286.667 tăng 70%.
Trong đó gồm: 180 trường mầm non, 231 trường tiểu học, 38 trường phổ thông cơ sở, 192 trường trung học cơ sở, 30 trường trung học phổ thông, 12
trung tâm giáo dục thường xuyên và 1 trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp, 01 trường cao đẳng, 03 trường trung cấp chuyên nghiệp, 01 trường dạy nghề.
Hệ thống mạng lưới trường lớp đã cơ bản hoàn thiện ở các cấp học, ngành học, 100% xã, phường, thị trấn có trường lớp đã cơ bản hoàn thiện ở các cấp học, ngành học 100% xã, phường, thị trấn có trường lớp mầm non, tiể học và trung học cơ sở, các trường phổ thông bán trú tiếp tục phát triển và mở rộng quy mô tại các xã vùng sâu vùng xa của tỉnh. Các huyện, thị đều có đẩy đủ các trường trung học phổ thông, phổ thông dân tộc nội trú, trung tâm giáo dục thường xuyên. Các trường Cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp tiếp tục hoàn thiện và mở rộng qui mô trường dạy nghề. 71 trung tâm học tập cộng đồng tại các xã phường tiếp tục duy trì tốt các hoạt động cùng với các ngành, các thể, các Hội nghề nghiệp đã bồi dưỡng kiến thức văn hoá, khoa học kỹ thuật chuyển giao công nghệ vào sản xuất cho các đối tượng lao động chủ yếu là lĩnh vực sản xuất nông, lâm nghiệp nông thôn.
Số học sinh Mầm non tăng 34% riêng trẻ 5 tuổi ra lớp Mẫu giáo đạt 82%; cấp Tiểu học đã huy động hầu hết số trẻ trong độ tuổi đến lớp, trong đó trẻ 6 tuổi ra lớp 1 đạt 98%; Trung học cơ sở, tăng 3,5 lần; Trung học phổ thông tăng 7 lần; giáo dục thường xuyên: Số học viên bổ túc văn hoá thuộc các lớp phổ cập giáo dục trung học cơ sở và đào tạo cán bộ xã và học viên bổ túc trung học phổ thông tại các trung tâm tăng 4 lần.
Về Giáo dục chuyên nghiệp, dạy nghề: Trong 10 năm số lượng học sinh Sơn La trúng tuyển vào các trường đại học, cao đẳng là 7.130, bình quân 700- 730 học sinh/năm. Số học sinh dân tộc được cử tuyển vào các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp Trung ương là 994 học sinh (Trong đó:
dân lộc H.Mông 171, Dao 33, KMÚ 13, La Ha 14, Kháng 27, Sinh Mun 24, Thái 538, Mường 116, Lào 19, Tày 2, Kinh 3 7. Số học sinh nữ dân tộc và 454, đạt tỷ lệ 47,6%). Số lao động được đào tạo tại các cơ sở đào tạo của tỉnh:
14.658 người (Trong đó Sư phạm 4. 036 chiếm 2 7, 5%; lĩnh vực Văn hoá Nghệ thuật 986 chiếm 6, 7% ; Nông lâm nghiệp 3.576 chiếm 24,4%; Y tế 3.265 chiếim 22,3% ; các ngành nghề khác 2. 795 chiếm 19,1%), đồng thời cũng đã đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho 38.700 cán bộ, công chức bằng nhiều hình thức chuyên tu, tại chức, từ xa.
Trong 5 năm qua các trường Cao đẳng và Trung cấp chuyên nghiệp của tỉnh đã tích cực hợp tác với một số tỉnh của Lào trong lĩnh vực đào tạo.
Chất lượng, hiệu quả giáo dục - đào tạo từng bước được nâng cao Công tác giáo dục toàn diện cho học sinh, sinh viên các cấp học, ngành học được chú trọng; việc kết hợp giáo dục văn hoá với giáo dục thể chất, y tế học đường; giáo dục đạo đức, pháp luật được coi trọng. Trình độ hiểu biết, năng lực nhận thức, tiếp cận tri thức mới, khả năng sáng tạo, độc lập tư duy của học sinh ngày càng được nâng cao. Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng trong các cơ sở giáo dục mầm non giảm hàng năm (còn 12,8%) . Các cấp phô thông đã học đủ số môn; số học sinh được học tin học, học nghề phô thông tăng; tỷ lệ học sinh lưu ban, học sinh bỏ học giảm. Tỷ lệ học sinh có học lực khá, giỏi; đạo đức khỏ, tốt cỏc bậc học tăng rừ rệt hàng năm. Hiệu qua đào tạo: Tiểu học: 72%
(tăng 28,7 %); Trung học cơ sở: 80 % (tăng 19,4%); Trung học phố thông: 82 % (tăng 18%). Toàn tỉnh đã có 23 trường đạt (Mầm non 3 trường, Tiểu học 12 trường, Trung học cơ sở 7 trường, trung học phổ thông 1 trường).
Các Trung tâm giáo dục thường xuyên đã đổi mới hình thức, phương pháp phù hợp với người học nâng cao trình độ nhất là chuẩn hoá cán bộ các cấp, tạo cơ hội cho nhiều người có thể học tập thường xuyên, học tập suốt đời.
Các trường chuyên nghiệp và dạy nghề đã chú trọng nâng cao chất lượng các hoạt động chuyên môn, tay nghề; công tác quản lý nhà nướcrvê giáo dục Chuyên nghiệp được tăng cường hơn. Về cơ bản sinh viên Sơn La tốt nghiệp các trường chuyên nghiệp, dạy nghề đã đáp ứng yêu cầu công tác chung của tỉnh.
Duy trì, củng cố kết quả phổ cập. giáo dục tiểu học - CMC, đẩy nhanh tiến độ phổ cập giáo dục trung học cơ sở, chuẩn bị triển khai phổ cập trung học
Tính đến năm học 2005 -2006 đã có 143/201 xã, phường (71%) và 3/11 huyện, thị (27,2%) đạt chuẩn phổ cập giáo đục Trung học cơ sở và 122/201 xã, phường ( 60,7%) đạt chuẩn phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi. Đồng thời xoá mù chữ cho 47.000 người trong độ tuổi lao động chủ yếu là người dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.
Kết thúc năm 2006 có 153/201 xã phường (76,1%) đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi; 164/201 xã phường (81,59%) và 4 huyện thị (36,4%) đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Thị xã và huyện Mai Sơn đang triển khai xây dựng kế hoạch phổ cập trung học. Phấn đấu đến hết năm 2007 toàn tỉnh được công nhận Phổ cập giáo dục THCS.
Về các điều kiện đảm bảo cho giáo dục - đào tạo phát triển
Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục các cấp tiếp tục được bổ sung, về số lượng, nâng cao chất lượng, từng bước đảm bảo đồng bộ về cơ cấu; hàng năm được đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Số cán bộ quản lý, giáo viên Mầm non tăng 1,2 lần; Tiểu học tăng 1,6 lần, Trung học co sở tăng 3,1 lần; Trung học phổ thông tăng 2,9 lần; Cao đẳng, chuyên nghiệp, dạy nghề: tăng 2,2 lần. Công tác phát triển Đảng trong trường học đã được quan tâm, số lượng giáo viên là Đảng viên tăng, tỷ lệ giáo viên là đảng viên chiếm 28,2% tăng 12,7%.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật tùng bước được cải thiện và nâng cấp
Số phòng học năm học 2005-2006 tăng 1,6 lần; trong đó phòng học kiên cố 27,2%, bán kiên cố 38,9%; đã từng bước đã khắc phục dần tình trạng thiếu phòng học và đang được hoàn phiện theo hướng khang trang, hiện đại. Các phòng học bộ môn, thư viện, thí nghiệm trường học từng bước dược đầu tư
xây dựng, trang thiết bị dạy học được cấp hàng năm; toàn tỉnh đã có 29,2% sẽ trường có thư viện và 71,8% các trường có tủ sách dùng chung. Hàng năm các nhà trường phổ thông đã được trang bị các phương tiện dạy và học phục vụ chi đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.
Về ngân sách cho giáo dục - đào tạo
Cơ bản đáp ứng nhu cầu phát triển sự nghiệp; hàng năm đều tăng. Cơ chế quản lý tài chính có nhiều cải tiến phù hợp hơn; chế độ chính sách cho cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên được quan tâm giải quyết đầy đủ, kịp thời. Chính sách khuyến khích nâng cao chất lượng trong các hoạt động giáo dục - đào tạo và một số cơ chế chính sách tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên, học sinh sinh viên tích cực học tập và công tác thúc đẩy chất lượng giáo đục- đào tạo.
Công tác xã hội hoá giáo dục đạt được kết quả bước đầu
Các lực lượng xã hội đã tham gia vào các hoạt động giáo dục - đào tạo huy động trẻ em đến trường, thực hiện phổ cập giáo dục. Việc huy động nguôi lực đầu tư cơ sở vật chất, đóng góp kinh phí hỗ trợ cho giáo dục ở nhiều địa phương có tiến bộ đáng kể.
2.2. Thực trạng quản lí cơ sở vật chất kỹ thuật ở 12 trường THPT