Khái quát vị trí địa lí, tình hình kinh tế, chính trị, xã hội

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lí cơ sở vật chất kĩ thuật trường Trung học phổ thông tỉnh Sơn La (Trang 43)

8. Những đóng góp mới của đề tài

2.1.1. Khái quát vị trí địa lí, tình hình kinh tế, chính trị, xã hội

Phần lớn tỉnh Sơn La ngày nay (gồm tỉnh Sơn La, huyện Mộc Châu, Yên Châu, Mai Sơn, Sông Mã, Thuận Châu) trước năm 1479 là lãnh thổ của vương quốc Bồn Man (gồm Tương Dương, Kỳ Sơn của Nghệ An, Quan Hoa, Quan Sơn, Mường Lát của Thanh Hóa, tỉnh Hủa Phan của Lào và phần lớn Sơn La). Năm 1479 Sơn La chính thức được sát nhập vào Đại Việt thời vua Lê Thánh Tông và thuộc xứ Hưng Hóa

24 tháng 5 năm 1886: thành lập châu Sơn La (thuộc phủ Gia Hưng, tỉnh Hưng Hoá), tách từ tỉnh Hưng Hóa thành cấp tương đương với tỉnh. 9 tháng 9 năm 1891 thuộc Đạo Quan binh 4.

27 tháng 2 năm 1892: thành lập tiểu quân khu Vạn Bú gồm 2 phủ và 8 châu. 10 tháng 10 năm 1895: thành lập tỉnh Vạn Bú, tỉnh lỵ ở Vạn Bú (tức Tạ Bú).

23 tháng 8 năm 1904: đổi tên thành tỉnh Sơn La, tỉnh lỵ chuyển về nơi ngày nay là tỉnh Sơn La.

Sau năm 1946, tỉnh Sơn La cùng với hai tỉnh Lai Châu và Phong Thổ (do Pháp lập ra) lập thành "Xứ Thái tự trị”nằm dưới sự chỉ đạo của Pháp. Bạc Cầm Quý làm tỉnh trưởng Sơn La.

1948-1953: thuộc Liên khu Việt Bắc. Lúc này tỉnh Sơn La có 6 huyện: Mường La, Thuận Châu, Phù Yên, Mai Sơn, Yên Châu, Mộc Châu.

1953-1955: thuộc Khu Tây Bắc

1962-1975: tái lập tỉnh, thuộc Khu tự trị Tây Bắc (đổi tên từ Khu tự trị Thái Mèo), có 7 huyện: thêm huyện Quỳnh Nhai và Sông Mã, còn huyện Phù Yên chuyển sang tỉnh Nghĩa Lộ mới thành lập.

Sau khi giải thể Khu tự trị Tây Bắc, tỉnh Sơn La nhập thêm 2 huyện của tỉnh Nghĩa Lộ giải thể là Phù Yên và Bắc Yên.

Đơn vị hành chính Sơn La có 1 tỉnh và 10 huyện: Tỉnh Sơn La 7 phường và 5 xã. Quỳnh Nhai 1 thị trấn và 12 xã Mường La 1 thị trấn và 15 xã Thuận Châu 1 thị trấn và 28 xã Phù Yên 1 thị trấn và 26 xã Bắc Yên 1 thị trấn và 15 xã Mai Sơn 1 thị trấn và 21 xã Sông Mã 1 thị trấn và 18 xã Yên Châu 1 thị trấn và 14 xã Mộc Châu 2 thị trấn và 27 xã Sốp Cộp 8 xã

Tỉnh Sơn La có 189 đơn vị cấp xã gồm 7 phường, 10 thị trấn và 587 xã Sơn La là tỉnh miền núi cao nằm ở phía tây bắc Việt Nam trong khoảng 20039’ – 22002’ vĩ độ Bắc và 103011’ – 105002’ kinh độ Đông.

Ranh giới: Phía Bắc giáp 2 tỉnh Yên Bái, Lào Cai. Phía Đông giáp Hoà Bình, Phú Thọ.

Phía Tây giáp hai tỉnh Lai Châu, Điện Biên. Phía Nam giáp Thanh Hoá.

Với vị trí địa lý như vậy, Sơn La có một vị trí quan trọng cả về kinh tế, xã hội, an ninh và quốc phòng. Cùng với Hòa Bình, Điện Biên và Lai Châu, Sơn La còn được coi là mái nhà xanh của đồng bằng Bắc Bộ.

Theo cuộc điều tra dân số ngày 1 tháng 4 năm 2009, tỉnh Sơn La có 1.080.641 người. Sơn La là một tỉnh lỵ tập trung nhiều sắc dân anh em như người Thái , H’mong , Mường v.v…(12 bộ tộc anh em).

Đồng bào Thái đen ở Sơn La chiếm đa số cư dân của tỉnh (55%) . Những quận huyện sau đây có nhiều nhiều Thái quần cư (70%) : Quỳnh Nhai, Thuận Châu , Mường La , huyện Phù Yên chỉ độ 30 % là dân Thái mà thôi .

Nhóm Thái đen cư trú khắp nơi trong tỉnh , nhóm Thái trắng chủ yếu ở Quỳnh Nhai , còn nhóm Thái đỏ ở Mộc Châu và Yên Châu .

Người Thái có tiếng nói và chữ viết riêng với hơn 500 bản sách chữ Thái cổ , những đồng điệu dân ca , trường ca ; họ sống với nghề dệt thổ cẩm cổ truyền với hơn 30 hoa văn nổi tiếng .

Sự khác biệt giữa 3 dân tộc Thái mà các bạn có thể thẩm định : là trang phục phụ nữ (khăn thêu) và cách thức dựng mái nhà sàn của họ… Người Kinh chiếm khoảng 18 % dân số toàn tỉnh , phân bố ở mọi nơi huyện thị .

Người H’mong chiếm 12% tổng số dân cư , ở nơi vùng đất cao , canh tác ruộng bậc thang và các loại lương thực khác . Ngoài ra , thủ công nghiệp của người H’mong cũng khá phát triển, chế tạo các dụng cụ săn bắn , nương bẫy và nông cụ .Họ rất thích ca hát …

Người Mường độ khoảng 8 % dân số toàn tỉnh, đa phần tập trung ở huyện Phù Yên (chiếm 42 % dân số huyện lỵ) và huyện Mộc Châu và Bắc Yên.

Thêm vào những sắc tộc anh em như Dao . Khomú , Xinhmún …sống rải rác ở khắp mọi nơi của tỉnh

Đa phần mọi người dân ở đây, tuy rằng khác tên gọi nhưng mọi người đều chung nhau những tập tục cổ truyền của cha anh để lại như thờ cúng ông

bà, thần linh. Và đón Tết như những người miền xuôi , e có phần nhộn nhịp hơn với những tiết lễ đặc biệt.

Sơn La …là một trong 3 tỉnh nghèo nhất Việt Nam ( Hà Giang và Bắc Kạn), vấn đề nông nghiệp không được khả quan cho lắm , lương thực chỉ đủ dùng trong tỉnh ( phần vì đất đai ,canh tác theo lối cổ truyền , nguồn nước bất lợi …, lại không được sự chú ý của các cấp lảnh đạo trung ương ) , nông sản chính của Sơn La là ngô , khoai và lúa gạo, cùng một số cây dùng trong kỷ nghệ như bông vải dâu tằm, mía và trà (trà Tô Múa là loại chè núi nổi tiếng của Sơn La) .

Riêng hai huyện Mai Sơn và Yên Châu trồng khá nhiều cây ăn trái như dứa, xoài, chuối, mận (mận tam hoa, mận hậu) . Sơn La rất thích hợp cho việc phát triển chăn nuôi các đàn bò sửa Hoà Lan , trâu bò và lợn (lợn Mèo)… Rừng Sơn La rất rộng , nhiều cây dược liệu , cây dầu , lát hoa , cánh kiến , thông , sến , song , mây , trúc tre cùng nhiều dã thú như voi , hổ , gấu , báo … Đặc biệt rừng có rất nhiều cây Đào , đến mùa hoa nở rất đẹp , nên Sơn La còn có gọi là xứ Hoa Đào .

Ngày 26/10/2008 Sơn La đã chính thức được công nhận là Tỉnh đô thị loại 3 trong niềm vui hân hoan của người dân địa phương. Tỉnh đã được nhìn nhận ở một tầm cao mới - là một tỉnh trẻ sẽ được phát triển theo hướng tỉnh văn hóa du lịch có bản sắc riêng, gắn liền với công trình Thủy điện quốc gia. Theo quy hoạch, hướng phát triển của tỉnh Sơn La sẽ học tập theo mô hình của Đà Lạt với những điểm nhấn không gian đẹp. Hiện nay vấn đề quy hoạch xây dựng luôn được lãnh đạo tỉnh đặt lên hàng đầu. Trung tâm của Tp sẽ có thể được di chuyển lên gần sân bay Nà Sản, theo hướng Quốc lộ 6.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lí cơ sở vật chất kĩ thuật trường Trung học phổ thông tỉnh Sơn La (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w