Biện pháp 2 Tăng cường đầu tư trang thiết bị dạy học

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lí cơ sở vật chất kĩ thuật trường Trung học phổ thông tỉnh Sơn La (Trang 85)

8. Những đóng góp mới của đề tài

3.2.2.Biện pháp 2 Tăng cường đầu tư trang thiết bị dạy học

a, Mục đích:

Tăng cường CSVC, TBDH và xây dựng kế hoạch bảo quản và sử dụng lâu dài để nâng cao chất lượng dạy học, đổi mới phương pháp. Nhà trường không chỉ trông chờ vào các thiết bị được cấp phát mà cần có kế hoạch đầu tư mua sắm những trang thiết bị, những phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại, cần phải xây dựng một hệ thống TBDH tương xứng với tầm phát triển của nhà trường và với yêu cầu của công tác dạy học trong giai đoạn hiện nay.

b, Nội dung và cách thức tiến hành

Xây dựng kế hoạch phải định ra được một hệ thống những việc dự định làm trong một thời gian nhất định với cách thức, trình tự, thời hạn tiến hành. Kế hoạch đề ra phải giúp giáo viên và nhân viên thấy được những hoạt động cần thiết, các công việc cụ thể cần tiến hành để đạt được các kết quả dự kiến. Kế hoạch phải có xác định mục tiêu, các hoạt động tương ứng để thực hiện, trình tự tiếp theo của các hoạt động, nó tạo ra sự cân đối nhịp nhàng giữa các công việc cụ thể trong nhà trường.

Xây dựng kế hoạch chi tiết: hệ thống quản lý TBDH phù hợp với nhân lực và điều kiện của nhà trường.

+ Kế hoạch trang bị TBDH mới, sửa chữa các TBDH hỏng.

+ Lập sổ quản lí TBDH để theo dõi tình hình trang bị, tần suất sử dụng và tình trạng của TBDH.

+ Quản lý bảo quản, bảo trì thường xuyên cho các TBDH (sắp xếp 1 phòng TBDH, cử người trông coi TBDH, sổ theo dõi TBDH...)

+ Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên về kiến thức và kỹ năng sử dụng TBDH .

Kế hoạch phải là công cụ có giá trị trong việc thực hiện mục tiêu, chương tình hành động toàn diện, có hiệu quả và có ý nghĩa như là một công cụ giám sát các đối tượng được quản lý.

- Xây dựng kế hoạch quản lý sử dụng TBDH phải phối hợp với các hoạt động trong nhà trường, để đảm bảo cơ sở hợp lý cho hoạt động và tạo khả năng hoạt động một cách kinh tế. Kế hoạch phải có tác dụng kiểm tra, nó là một công cụ quản lý, tạo điều kiện cho người quản lý kiểm tra, đánh giá việc thực hiện hoạt động của các cá nhân và tập thể trong tổ chức các nhà trường.

- Phải xác định được mục đích của kế hoạch, xuất phát từ yêu cầu khách quan của việc dạy học, căn cứ vào tình hình thực tiễn của nhà trường để dự kiến các bản thiết kế và dự toán kinh phí, giúp nhà quản lý chủ động trong vấn đề chỉ đạo các hoạt động. Kế hoạch quản lý TBDH được xây dựng lồng trong bản kế hoạch hoạt động chung trong năm học của nhà trường, nó là một chỉ tiêu, là một giải pháp trong việc thực hiện mục tiêu hoạt động của nhà trường.

Thực tế hiện nay, chúng ta đã và đang tiến hành đổi mới đồng bộ về tài liệu sách giáo khoa, PPDH,... vì vậy phải xây dựng một hệ thống TBDH tương xứng với yêu cầu của công tác dạy học hiện nay. Bản kế hoạch mua sắm, bổ sung, sửa chữa TBDH phải hướng vào các nội dung cụ thể:

+ Xây dựng hệ thống phòng chức năng để TBDH, phòng thí nghiệm theo quy mô của Bộ GD và ĐT.

+ Mua sắm, bổ sung TBDH một cách thường xuyên theo mục đích yêu cầu chương trình của các tổ bộ môn. Khi mua sắm TBDH thì phải nghiên cứu kỹ mục tiêu, mẫu vật, quy cách.

+ Xây dựng hệ thống TBDH tự làm bằng kinh nghiệm giảng dạy của đội ngũ GV, bằng tài liệu hướng dẫn, bằng việc học tập nhà trường khác. TBDH tự làm cần mang tính thực tiễn cao, chống hình thức và phải đảm bảo các yêu cầu sau: Đảm bảo tính thực tiễn, tính giáo dục, tính thẩm mỹ, tính sáng tạo và tính kinh tế.

Trong bản kế hoạch phải định ra được những việc dự định làm như chỉ đạo sử dụng. Tuy nhiên nội dung kế hoạch phải linh hoạt, phải phù hợp với những thay đổi của nhà trường do đó phải xây dựng các tình huống và các

giải pháp khác nhau. TBDH phải đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng. Xã hội đang trong thời kỳ CNH - HĐH, chúng ta sử dụng nhiều thiết bị hiện đại trong hoạt động lao động sản xuất. Do đó trong mỗi nhà trường cũng rất cần các TBDH kỹ thuật hiện đại. Các PTKT dạy học có vai trò quan trọng đặc biệt trong việc tạo khả năng hình thành, củng cố, hệ thống hóa, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, PTKT dạy học gồm các máy chiếu quang học, máy tạo khuyếch đại âm thanh, hình ảnh, máy lưu giữ và tái hiện thông tin, máy tính,... vốn chứa đựng những tiềm năng sư phạm to lớn trong việc hỗ trợ tích cực giảng dạy và học tập. Để phấn đấu đạt được mục tiêu trang bị hoàn chỉnh hệ thống TBDH là việc hoạch mục tiêu hoàn thiện dần trong khoảng thời gian vài năm. Bước đầu phấn đấu trang bị đầy đủ TBDH các môn học cho giáo viên và học sinh. Khi mua sắm TBDH phải nghiên cứu mẫu, lựa chọn mặt hàng TBDH cần mua sắm. Phải có phòng để TBDH, các TBDH phải được sắp đặt khoa học, dễ sử dụng, có các phương tiện bảo quản (tủ, giá, ..) che phủ, phương tiện chống ẩm, chống mối mọt, dụng cụ phòng chữa cháy. TBDH của các nhà trường ngoài việc sử dụng kinh phí đầu tư của nhà nước, nhà trường cần tận dụng nhiều nguồn lực khác nhau như sưu tầm, tự làm của giáo viên và học sinh, sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân từ thiện, hảo tâm. Cần thường xuyên sửa chữa, tu bổ lại những TBDH cũ. Cán bộ quản lý nhà trường cần khai thác triệt để các chức năng của TBDH. Thực hiện đúng nguyên lý giáo dục: Học đi đôi với hành, giáo dục gắn liền với lao động sản xuất, chống học chay- dạy chay.

3.2.3. Biện pháp 3: Nâng cao trình độ sử dụng TBDH của GV

a, Mục đích: Bồi dưỡng kiến thức sử dụng TBDH cho đội ngũ giáo viên

b, Nội dung và cách thức tiến hành

- Cần bồi dưỡng kiến thức tin học, hướng dẫn sử dụng các phần mềm dạy học để giáo viên có thể khai thác đưa vào giảng dạy nhằm thực hiện đổi mới PPDH. Lãnh đạo nhà trường, Tổ trưởng chuyên môn phải tạo môi trường thuận lợi (trang bị máy tính, máy chiếu đa năng, huấn luyện giáo viên về thiết

kế và sử dụng giáo án điện tử trong môi trường đa phương tiện...) để giáo viên có thể thực hiện việc ứng dụng hiệu quả CNTT và TT vào quá trình dạy học tích cực.

- Giáo viên phải được tập huấn sử dụng và bảo quản TBDH khi nhận TBDH. Giáo viên phải được bồi dưỡng sử dụng TBDH thường xuyên.

- Bồi dưỡng nghiệp vụ, chia sẻ kinh nghiệm tốt về sử dụng TBDH trong Tổ bộ môn. Có tài liệu hướng dẫn sử dụng TBDH (trước chưa có tài liệu hướng dẫn sử dụng từng loại hình TBDH, băng hình hướng dẫn thiết kế thí nghiệm đơn giản tự làm). Các nhà trường cần phát động phong trào tự làm TBDH để giáo viên tăng thêm lòng yêu nghề và thêm quý những TBDH đã được cung cấp .

Trong các nguyên nhân giáo viên còn ít sử dụng TBDH thì có một nguyên nhân là có giáo viên chưa biết hết tính năng của chúng phải sử dụng như thế nào. Vì vậy việc tập huấn cho giáo viên sử dụng TBDH khi được nhận TBDH là rất cần thiết. Việc làm đó đã gây hứng thú ngay ban đầu cho giáo viên để họ có thể làm chủ TBDH. Nếu sau đó giáo viên được tiếp tục bồi dưỡng sử dụng thì càng ngày họ càng sử dụng một cách chủ động hơn, sử dụng TBDH thành thạo hơn và đương nhiên hiệu quả sử dụng sẽ cao hơn. Bên cạnh việc sử dụng TBDH được cung cấp thì việc khuyến khích giáo viên làm thêm TBDH cũng rất quan trọng. Chỉ có những giáo viên thực sự yêu nghề, yêu trẻ thì mới tích cực làm thêm TBDH. Qua việc tự làm TBDH, giáo viên thấy: làm được 1 TBDH đơn giản đã phải tốn bao nhiêu công sức thì các TBDH được cung cấp đắt gấp nhiều lần TBDH tự làm, vì vậy giáo viên càng thấy giá trị của TBDH được cung cấp, từ đó có thêm quyết tâm sử dụng có hiệu quả TBDH.

- Mở lớp bồi dưỡng cho giáo viên và cán bộ quản lý về kỹ thuật và nghiệp vụ sử dụng TBDH trong các tiết dạy. Việc mở lớp bồi dưỡng cần tổ chức làm nhiều đợt với từng loại đối tượng.

- Chỉ đạo nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ, khối chuyên môn ở các nhà trường. Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn, cần tập trung bàn kỹ vào những bài, những phần mới và khó giảng dạy. Chỉ đạo tổ chức kiến tập, thực tập rút kinh nghiệm về việc lựa chọn và sử dụng TBDH.

- Tổ chức, xây dựng các chuyên đề sử dụng hiệu quả TBDH ở nhiều bài, môn, lớp của chương trình ở cấp trường, thị xã để phát huy tính sáng tạo, chủ động của cơ sở.

- Tổ chức hội thảo các cấp về việc sử dụng hiệu qủa TBDH trong các tiết dạy. Tại hội thảo cần có các báo cáo tham luận, tổ chức trình diễn các tiết dạy, trình bày sáng kiến của những giáo viên, cán bộ quản lý có hiệu quả cao trong việc chỉ đạo, sử dụng hiệu quả TBDH.

Quy trình thực hiện: Sơ đồ: 3.1 Tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên môn về TBDH Tổ chức hội thảo về TBDH Lựa chọn và tập huấn theo chuyên đề TBDH Tổ chức thực tập sư phạm các chuyên đề trọng điểm TBDH Chỉ đạo nâng cao chất (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

lượng sinh hoạt tổ CM về TBDH

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lí cơ sở vật chất kĩ thuật trường Trung học phổ thông tỉnh Sơn La (Trang 85)