Các con đường GDHN cho học sinh THCS

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động hướng nghiệp cho học sinh trung học cơ sở huyện chiêm hóa, tỉnh tuyên quang (Trang 32 - 36)

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ

1.6. Các con đường GDHN cho học sinh THCS

Để thực hiện nội dung công tác hướng nghiệp phải được tiến hành từ lớp đầu cấp của trường Trung học cơ sở tới lớp cuối cấp của trường phổ thông trung học:

Đồng thời hướng nghiệp phải được tiến hành thông qua các nhiệm vụ giáo dục, qua các hoạt động giáo dục và phải kết hợp chặt chẽ giữa các hình thức trong nhà trường và ngoài nhà trường. Bao gồm các con đường sau đây:

1.6.1. Hướng nghiệp thông qua hoạt động dạy học các môn văn hoá khoa học cơ bản Dựa vào đặc trưng của bộ môn, các môn học nào cũng có thể GDHN cho học sinh, tuỳ theo từng môn học mà ta lựa chọn con đường phù hợp nhất, qua các kiến thức mà giáo viên cung cấp cho học sinh có được tri thức về tiềm năng đất nước, khả năng và thành tựu của nhân dân trong lao động, sự phát triển các ngành nghề, giáo dục ý thức chọn ngành, chọn nghề đúng đắn, tinh thần sẵn sàng đi vào các ngành đang cần để phát triển, để xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

Giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm có thể tìm hiểu nguyện vọng và theo dừi sự phỏt triển của năng khiếu nghề nghiệp thụng qua dạy học cỏc bộ mụn văn hoỏ.

Học sinh sẽ hỡnh thành dần sự định hướng nghề và cú biểu tượng rừ ràng về những nghề có liên quan đến môn học, đồng thời làm cho các môn học thực tiễn trở nên hấp dẫn thu hút sự chú ý của học sinh hơn.

Ở trường THCS, thông qua việc giảng dạy các bộ môn văn hoá khoa học cơ bản, giáo viên biết được khả năng học tập của từng em, từ đó cho các em một lời khuyên nên chọn ban nào khi học lên THPT hay cung cấp cho các em những kiến thức về nghề nghiệp nhất định.

1.6.2. Hướng nghiệp thông qua hoạt động dạy học môn kỹ thuật và lao động sản xuất Tổ chức lao động sản xuất trong nhà trường là biện pháp rất quan trọng để thực hiện công tác hướng nghiệp. Qua lao động sản xuất, giáo dục quan điểm, thái độ, ý thức lao động cho học sinh: Trên cơ sở đó giáo dục ý thức đúng đắn đối với nghề nghiệp, tạo điều kiện cho học sinh tiếp xúc với nghề và lao động trong các dạng nghề nghiệp khác nhau, phát triển hứng thú, năng lực của học sinh đối với một vài dạng lao động nhất định, hướng dẫn học sinh lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế và phù hợp với năng lực bản thân.

Muốn làm tốt công tác hướng nghiệp này, phải xây dựng đội ngũ giáo viên chỉ đạo lao động và làm nòng cốt cho công tác hướng nghiệp của nhà trường. Phải có kế hoạch kết hợp với các cơ sở sản xuất của địa phương. Ngoài ra, các địa phương cần trang bị kỹ thuật tối thiểu để cung cấp cho nhà trường.

1.6.3. Hướng nghiệp thông qua hoạt động ngoại khoá

Là việc hướng dẫn để học sinh tự mở rộng hiểu biết về nghề nghiệp, tự thử sức mình thông qua những hoạt động phong phú, đa dạng từ các buổi sinh hoạt ngoại khóa như: Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu nghề, các buổi tọa đàm về nghề, trao đổi ý kiến với chuyên gia,… và các hình thức đọc thêm sách báo, xem phim, nghe đài, tham gia các hoạt động đoàn đội, hội cha mẹ học sinh, tổ chức trong và ngoài nhà trường. Việc tổ chức các cuộc thi tìm hiểu nghề là rất quan trọng và cần thiết với các em, mục đích nhằm kích thích tính ham hiểu biết về nghề của học sinh. Nhà trường có thể kết hợp với các cơ quan đoàn thể khác tổ chức các cuộc thi tìm hiểu nghề, nội dung của cuộc thi có thể yêu cầu các em sưu tầm những câu chuyện về gương lao động giỏi, yêu cầu các em kể những câu chuyện về các xí nghiệp, nhà máy mà em biết, các ngành nghề đang được quan tâm ở địa phương,… Để từ đó giáo viên (Người điều hành cuộc thi) thấy được những mặt hạn chế của các em mà sữa chữa và cung cấp thêm những thông tin bổ ích. Như vậy, đây cũng là con đường bổ ích giúp các em tìm hiểu và lựa chọn hợp lý phân ban và ngành nghề của mình.

Những hình thức hoạt động ngoại khoá vừa nêu lên có tác dụng mở rộng không gian và thời gian GDHN, nó khắc phục những hạn chế của hoạt động nội khoá giúp học sinh mở rộng thông tin về nghề nghiệp, nhu cầu lao động và điều chỉnh động cơ chọn nghề một cách sinh động, tạo điều kiện để các em tự bộc lộ và thể hiện tài năng hứng thú của mình, sau đó tự điều chỉnh nguyện vọng, chọn nghề cho phù hợp với yêu cầu của xã hội.

1.6.4. Hướng nghiệp thông qua các buổi sinh hoạt hướng nghiệp

Các hình thức hướng nghiệp trên còn nhiều hạn chế, chưa đủ và chưa trực tiếp giúp đỡ, hướng dẫn học sinh định hướng trong học tập, đinh hướng nghề nghiệp, chuẩn bị chọn nghề và chọn nghề tương lai một cách có ý thức, có cơ sở khoa học và tính thực tiễn. Vì vậy, sinh hoạt hướng nghiệp sẽ giới thiệu ngành nghề một cách có hệ thống và đầy đủ hơn nhằm làm cho học sinh có những hiểu biết khái quát về cơ cấu của nền kinh tế quốc dân. Trên cơ sở đó sẽ hướng dẫn giúp đỡ học sinh liên hệ, đối chiếu bản thân với yêu cầu của nghề và tình hình phát triển kinh tế xã hội, qua đó, có thể tư

vấn cho học sinh để định hướng nghề và chọn nghề một cách đúng đắn, trên cơ sở khoa học, với đầy đủ các yếu tố vật chất và tinh thần, yếu tố chủ quan và khách quan.

Như vậy, thông qua các con đường GDHN cho thấy để mạng lại hiệu cao trong công tác GDHN thì vai trò quyết định thuộc về các giáo viên, trong đó có giáo viên các môn khoa học cơ bản, các giáo viên môn kỹ thuật và lao động sản xuất, giáo viên phụ trách giảng dạy các tiết sinh hoạt hướng nghiệp, và các giáo viên chủ nhiệm lớp… Vậy nhiệm vụ của từng giáo viên phải làm gì trong công tác GDHN ở nhà trường trung học cơ sở? PGS.TS Đặng Danh Ánh có sơ đồ sau:

Sơ đồ 1.2. Nhiệm vụ tổng quát của giáo viên trung học cơ sở trong công tác GDHN

Giáo viên Chủ nhiệm

Giáo viên Bộ môn

Giáo viên Lao động

Cho học sinh làm quen với thế giới nghề nghiệp theo chương trình hướng nghiệp

tổng quát

Cho học sinh làm quen với thế giới nghề nghiệp theo ngành có liên quan với môn

học

Cho học sinh làm quen với các nghề cơ bản tại các cơ

sở sản xuất kinh doanh

Minh hoạ những nguyên tắc chung trên cơ sở những nghề cụ thể

Liên hệ với đại diện các doanh nghiệp các trường chuyên nghiệp cho học sinh tham gia

Nghiên cứu nhân cách cho học sinh và tiến hành tư vấn nghề cho học sinh

Tiểu kết chương 1

Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung học cơ sở là vấn đề nhiều nhà nghiên cứu trong nước đã đề cập tới một cách tương đối sâu sắc và có hệ thống nhằm tìm ra các biện pháp phù hợp để thực hiện nhiệm vụ tạo nguồn đào tạo nguồn nhân lực cho địa phương phù hợp với từng thời kỳ phát triển KT - XH của mỗi địa phương đó.

GDHN với nhiệm vụ, các con đường, tính chất và nội dung đã được xác định trong lý luận nêu trên có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện chiến lược đó. Việc phân tích các cơ sở pháp lý và những lý luận liên quan sẽ tạo nên luận cứ để xây dựng các biện pháp quản lý GDHN ở các trường trung học cơ sở phù hợp với nhiệm vụ của nhà trường trong thời kỳ mới đáp ứng được yêu cầu về nguồn lực lao động trên địa bàn huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động hướng nghiệp cho học sinh trung học cơ sở huyện chiêm hóa, tỉnh tuyên quang (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)