Chương 3: BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN CHIấM HểA, TỈNH TUYấN QUANG
3.3. Biện pháp nâng cao chất lượng quản lý GDHN cho học sinh THCS huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang
3.3.1. Nâng cao nhận thức về công tác GDHN ở các trường THCS huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang
3.3.1.1. Đối với Cán bộ quản lý và giáo viên
* Mục đích:
- Cho cán bộ quản lý và giáo viên thấy được tầm quan trọng của công tác GDHN trong trường THCS huyện Chiêm Hóa, Tuyên Quang hiện nay, nó không chỉ giúp học sinh hiểu biết thêm về thế giới nghề nghiệp mà còn định hướng nghề nghiệp tương lai cho các em, để các em đi vào nghề, vào đời một cách đầy tự tin.
- Giúp cho cán bộ quản lý và giáo viên ở các trường THCS huyện Chiêm Hóa nhận thấy được nhiệm vụ trước mắt và lâu dài của công tác GDHN, đồng thời giúp họ nhận ra tầm quan trọng của các mối quan hệ giữa nhà trường , gia đình và các tổ chức xã hội trong việc GDHN cho học sinh, giúp cho giáo viên thấy được vai trò chủ đạo của mình trong công tác GDHN trong trường THCS.
- Giúp cho cán bộ quản lý và giáo viên ở các trường THCS huyện Chiêm Hóa thay đổi tư tưởng xem trọng việc giảng dạy các kiến thức văn hoá, khoa học cơ bản mà xem nhẹ việc trang bị kiến thức về nghề nghiệp cho các em.
* Nội dung:
- Các cấp lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo Sở Giáo dục - Đào tạo Tuyên Quang cần thường xuyên tổ chức cho cán bộ quản lý và giáo viên nghiên cứu và học tập sâu rộng các nghị quyết (quyết định), thông tư,… của Chính phủ và của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Quyết định 126 CP của Hội đồng Bộ trưởng, hay Thông tư 31 TT, Chỉ thị số 05 của Bộ Giáo dục và Đào tạo,…), hay những công văn cụ thể hoá các nhiệm vụ đó của UBND tỉnh, của sở Giáo dục và Đào tạo về công việc chỉ đạo công tác GDHN trong trường phổ thông.
- Lãnh đạo các trường THCS huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang nên coi công tác GDHN trong nhà trường là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu, là tiêu chí để đánh giá xếp loại giáo viên, và đưa ra khẩu hiệu hành động “Học đi đôi với hành”, “Hàn gắn với môi trường sản xuất”.
* Cách thức và điều kiện thực hiện:
- Thông qua con đường thông tin đại chúng (Các đơn vị báo, đài phát thanh và truyền hình và đặc biệt là mạng internet,...) nên cập nhật và phát thanh, truyền hình thường xuyên về vấn đề GHDN trong nhà trường phổ thông, các nguồn thông tin trên internet là một phương tiện quan trọng để giúp cho giáo viên thấy được viễn cảnh phát triển của đất nước và địa phương. Các cấp lãnh đạo tỉnh, huyện, Lãnh đạo sở, phòng giáo dục và đào tạo nên có những văn bản chỉ đạo việc thực hiện công tác GDHN trong trường THCS và khẳng định đây là nhiệm vụ trọng tâm của việc thực hiện kế hoạch năm học, đồng thời cũng là tiêu chí để xếp loại, đánh giá khen thưởng ở cuối năm.
- Thông qua các buổi sinh hoạt chuyên đề của giáo viên, những buổi họp Hội đồng nhà trường, những buổi tổng kết rút kinh nghiệm của từng tổ, từng nhóm giảng dạy của giáo viên, hay thông qua các buổi sinh hoạt của công đoàn, của Đoàn thanh niên để bồi dưỡng, nâng cao nhận thức cho giáo viên về tầm quan trọng của công tác GDHN trong trường THCS trong giai đoạn hiện nay.
- Tổ chức cho cán bộ và giáo viên ở các trường THCS đi tham quan học hỏi kinh nghiệm của các trường ở địa phương có kinh nghiệm trong công tác GDHN, hay mời các chuyên gia giỏi về các lĩnh vực hướng nghiệp và kinh tế về nhà trường để trao đổi cùng giáo viên về những thay đổi của đất nước, về vấn đề xu thuế hội nhập và phát triển của đất nước, hay hướng phát triển ngành nghề của địa phương và xã hội,… Nhằm giúp cho Cán bộ - giáo viên có thêm sự hiểu biết, đồng thời xoá bỏ những tư tưởng, những thành kiến lạc hậu đã tồn tại.
3.3.1.2. Đối với học sinh THCS huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang
* Mục đích:
- Cho các em thấy được viễn cảnh phát triển của đất nước, của địa phương, những thay đổi và hướng phát triển nghề nghiệp của đất nước, của địa phương trong tương lai.
- Giỳp cỏc em hiểu rừ vai trũ, tầm quan trọng của cụng tỏc GDHN đối với việc lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai của các em. Qua đó đòi hỏi các em phải thay
đổi cách học như thế nào cho phù hợp với nhu cầu phát triển của đất nước và của địa phương hiện nay.
- Giúp các em có kỹ năng so sánh, đối chiếu năng lực của bản thân với yêu cầu của nghề nghiệp, phát hiện ra sự hứng thú nghề nghiệp của mình, đồng thời biết cách lựa chọn, xác định nghề một cách phù hợp.
- Giúp các em có những kiến thức cơ bản và khoa học nhất về hướng nghiệp, bản chất của hướng nghiệp để các em có nhận thức đúng đắn làm nền tảng cho việc lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai.
* Nội dung:
- Thực hiện theo nội dung chương trình, mà đặc biệt là các tiết sinh hoạt hướng nghiệp theo nội dung chương trình của Bộ giáo dục và Đào tạo đề ra, đồng thời kết hợp với việc tham quan các cơ sở sản xuất ở tại địa phương giúp cho các em thấy được tầm quan trọng của việc lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai của các em.
- Cần chú trọng hướng nghiệp đến những nghề mà địa phương và xã hội đang cần, cho học sinh thấy được “nghề nào cũng quý” và “Lao động là vinh quang”, cần xoá bỏ tư tưởng học để thoát ly lao động sản xuất, học để vào Đại học, học để thoát ly nông thôn và tư tưởng coi thường học nghề,…
* Cách thức thực hiện:
- Thông qua con đường thông tin đại chúng (Các đơn vị báo, đài phát thanh và truyền hình địa phương,...) nên cập nhật và phát thanh, truyền hình thường xuyên về vấn đề GHDN trong nhà trường phổ thông. Ngoài ra cán bộ giáo viên phải chỉ dẫn cho các em cách truy tìm thông tin trên mạng internet, cho các em biết những địa chỉ của trang Web nói về ngành nghề và sự phát triển của ngành nghề trong nước và địa phương. Đây là con đường quan trọng và dễ thực hiện mà đem lại hiệu quả thiết thực cho các em học sinh.
- Thông qua các buổi sinh hoạt chào cờ, các buổi khai giảng và tổng kết năm học, để đề cao vai trò của hướng nghiệp trong nhà trường, và coi đây là nhiệm vụ quan trọng, trọng tâm hàng đầu của năm học.
- Thông qua các con đường hướng nghiệp cho học sinh (Thông qua các tiết học văn hoá khoa học cơ bản, thông qua các tiết sinh hoạt hướng nghiệp, thông qua việc tham quan cơ sở sản xuất, hay tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về nghề,…) để nâng cao kiến thức về nghề nghiệp cho học sinh. Trong đó nên chú trọng con đường thông qua các tiết học văn hoá khoa học cơ bản và con đường sinh hoạt hướng nghiệp vì nó mang lại hiệu quả thiết thực và thường xuyên nhất trong việc trang bị cho các em về kiến thức nghề nghiệp.
3.3.1.3. Đối với phụ huynh học sinh các trường THCS huyện Chiêm Hóa
* Mục đích:
Cũng như Cán bộ quản lý - giáo viên và học sinh, thì việc nâng cao nhận thức về công tác GDHN cho các bậc phụ huynh là rất quan trọng nhằm cho các bậc phụ huynh thấy được tầm quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến việc chọn nghề nghiệp của các em học sinh trong tương lai. Đồng thời qua đó sẽ làm cho các bậc phụ huynh ý thức được mình phải làm gì để cùng nhà trường THCS giúp đỡ các em trong việc định hướng và lựa chọn nghề nghiệp.
* Nội dung:
Đây là bộ phận hỗ trợ đắc lực cho công tác GDHN, với lực lượng đông đảo giàu kinh nghiệm sống, hoạt động trong nhiều lĩnh vực nghề nghiệp khác nhau của xã hội, lại có điều kiện trực tiếp hàng ngày, hàng giờ với con em mình, từ đó sẽ cho các em một lời khuyên bổ ích. Do đó nhà trường nên thiết lập mối quan hệ mật thiết với gia đình, phổ biến nhiệm vụ năm học, cho các bậc phụ huynh thấu hiểu về chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước trong việc xem trọng công tác GDHN trong nhà trường THCS hiện nay. Từ đó các bậc phụ huynh thấy được trách nhiệm lớn lao của mình trong việc giáo dục thế hệ trẻ nói chung và của con em họ nói riêng.
* Cách thức thực hiện:
- Thông qua con đường thông tin đại chúng (Các đơn vị báo, đài phát thanh và truyền hình địa phương,…) nên cập nhật và phát thanh, truyền hình thường xuyên về tầm quan trọng của công tác GDHN trong trường THCS hiện nay.
- Thông qua các buổi hợp phụ huynh học sinh, ngoài việc thông báo cho phụ huynh học sinh biết kết quả học tập của các em thì nhà trường cần đưa vấn đề GDHN ra đề bàn bạc, nghe ý kiến và nguyện vọng của phụ huynh, cũng như cách thức dạy dỗ con em mình trong vấn đề lựa chọn nghề nghiệp, để từ đó tìm ra biện pháp thích hợp để nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và GDHN nói riêng.
3.3.2. Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về GDHN cho cán bộ - giáo viên các trường