9. Cấu trúc luận văn
3.5.3. Quy trình khảo sát
Tác giả lập phiếu hỏi, gửi trực tiếp cho các đối tượng trên sau đó nhận về để xử lý bằng phương pháp toán thống kê. Số lượng phiếu nhận về là: 39. tác giả đã thu được kết quả thô như (bảng 3.1). Trong 32 phiếu chúng tôi nhận về có ba phiếu ở phần các biện pháp khác cần bổ sung, chúng tôi nhận được ở mỗi phiếu những ý kiến bổ sung như sau:
- Phiếu thứ 1: Bổ sung biện pháp: Quản lý GDHN đồng bộ với chủ trương chính sách phát triển giáo dục con người toàn diện.
- Phiếu thứ 2: Bổ sung biện pháp: Quản lý giáo dục phẩm chất đạo đức của người HS trường THCS.
- Phiếu thứ 3:Bổ sung biện pháp:
+ Liên kết với các trường dạy nghề để đào tạo nghề cho học sinh theo yêu cầu của các địa phương.
+ Biện pháp huy động kinh phí để hướng nghiệp và dạy nghề qua xã hội hoá giáo dục.
Bảng 3.1. Thống kê kết quả khảo sát về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp
TT Tên biện pháp Tính cần thiết Tính khả thi
5 4 3 2 1 5 4 3 2 1
1
Quản lý việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức GDHN theo hướng tạo nguồn đào tạo nguồn nhân lực
27 6 5 1 0 19 8 7 5 0
2
Quản lý bồi dưỡng năng lực và nghiệp vụ sư phạm về GDHN cho giáo viên
26 4 3 6 21 9 7 2 0
3
Quản lý các hoạt động GDHN ở trường THCS theo hướng đào tạo nguồn nhân lực
24 7 8 0 0 15 9 9 4 2
4 Quản lý công tác xã hội hoá
GDHN ở trường THCS 9 15 12 3 0 7 11 13 6 2
5
Quản lý tốt việc kết hợp chặt chẽ giữa các lực lượng tham gia GDHN
16 12 8 3 0 13 11 7 6 2
6 Quản lý việc tăng cường cơ sở
So sánh các biện pháp trên với nội dung các biện pháp đã trình bày tác giả thấy: Các biện pháp được đề nghị bổ sung nêu ở phiếu 1 và 3 đều đã được triển khai trong nội dung của biện pháp 4. Biện pháp nêu trong phiếu 2 thuộc phạm trù rộng hơn đó là quản lý giáo dục toàn diện, đề tài này chỉ đề cập tới GDHN vì vậy chưa đề cập đến nội dung nâng cao chất lượng học của học sinh một cách sâu sắc. Hai biện pháp còn lại thuộc hoạt động NGLL đã được triển khai trong nội dung của biện pháp 3.
Qua xử lý thông tin chúng tôi tính được điểm trung bình của tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp và sắp xếp theo thứ bậc cụ thể nêu trong bảng 3.2.
Bảng 3.2. Điểm trung bình kết quả khảo sát tính cần thiết và khả thi của các biện pháp TT Các biện pháp Tính cần thiết Tính khả thi Điểm TB Xếp bậc Điểm TB Xếp bậc 1
Quản lý việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức GDHN theo hướng tạo nguồn đào tạo nguồn nhân lực
4,56 3 4,03 2
2
Quản lý bồi dưỡng năng lực và nghiệp vụ sư phạm về
GDHN cho giáo viên 4,68 1 4,34 1
3 Quản lý các hoạt động GDHN đặc thù ở trường THCS
theo hướng đào tạo nguồn nhân lực 4,48 4 3,78 3
4 Quản lý công tác xã hội hoá GDHN ở trường THCS 3,84 7 3,21 7
5
Quản lý tốt việc kết hợp chặt chẽ giữa các lực lượng
tham gia GDHN 4,09 6 3,75 4
6 Quản lý việc tăng cường cơ sở vật chất cho công tác GDHN 4,59 2 3,25 6
3.5.4. Nhận xét
Qua tổng hợp đánh giá về kết quả tính cần thiết và tính khả thi của biện pháp, tác giả nhận thấy rằng các biện pháp đã đưa ra là phù hợp, cần thiết và khả thi đối với
công tác quản lý GDHN ở các trường THCS huyện Chiêm Hóa theo hướng đào tạo nguồn nhân lực trong giai đoạn hiện nay. Qua thang điểm đánh giá, tính cần thiết được xác định tương đối cao, tính khả thi tuy không bằng tính cần thiết nhưng chắc chắn sẽ thực hiện được. Nhưng trong điều kiện đổi mới giáo dục được đặc biệt quan tâm và nhất là khi mọi người đều cho rằng rất cần thiết thì chắc chắn chúng ta sẽ thực hiện được (tính cần thiết cao nhất là 4,59; tính khả thi cao nhất là 4,34 so với điểm tối đa là 5,00). Biểu diễn qua biểu đồ 3.1.
0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 4.5 5 1 2 3 4 5 6 Đi ểm tr un g bì nh Tính cần thiết Tính khả thi
Biểu đồ 3.1. Biểu đồ biểu diễn tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp
Biện pháp 1: Tính cần thiết được đánh giá điểm trung bình là 4,56, tính khả thi điểm trung bình là 4,03. Trong biện pháp này tính cần thiết được đánh giá cao hơn tính khả thi. Tương tự như biện pháp 1, bốn biện pháp còn lại khi khảo sát về cả hai tính cần thiết và khả thi đều được đánh giá tuy có chênh lệch nhau, nhưng độ chênh lệch không vượt quá 1.
Biện pháp 2: Tính cần thiết được đánh giá điểm trung bình là 4,68, tính khả thi điểm trung bình là 4,34 biện pháp 2 được đánh giá cần thiết nhất và cũng khả thi nhất, điều này rất phù hợp với điều kiện thực tế để thực hiện biện pháp mà luận văn đã nêu Biện pháp 3: Tính cần thiết được đánh giá điểm trung bình là 4,48, tính khả thi điểm trung bình là 3,78
Biện pháp 4: Tính cần thiết được đánh giá điểm trung bình là 3,84 tính khả thi điểm trung bình là 3,21, đây là biện pháp được đánh giá có tính cần thiết và tính khả thi thấp nhất, điều này thể hiện rõ vấn đề mà các chuyên gia còn băn khoăn phù hợp với điều kiện hiện nay xã hội hoá GDHN đối với các trường THCS huyện Chiêm Hóa cần thiết phải có sự can thiệp của chính quyền địa phương và các lực lượng xã hội khác. Điều này phụ thuộc vào yếu tố khách quan nhiều hơn nên được đánh giá thấp cũng là hợp logic.
Biện pháp 5: Tính cần thiết được đánh giá điểm trung bình là 4,09 tính khả thi điểm trung bình là 3,75.
Biện pháp 6: Tính cần thiết được đánh giá điểm trung bình là 4,59 tính khả thi điểm trung bình là 3,25, mặc dù được xếp thứ 2 về tính cần thiết nhưng tính khả thi không cao vì CSVC cũng phụ thuộc nhiều vào sự trang cấp của nhà nước. Trong điều kiện hiện nay đang đổi mới giáo dục THCS việc đầu tư cho CSVC đang được đặc biệt quan tâm nhưng dù sao để đảm bảo yêu cầu về CSVC theo chuẩn đã nêu thì các nhà trường còn phụ thuộc vào nguồn thiết bị trường học.
Từ kết quả khảo nghiệm trên cho thấy: Nhìn chung các chuyên gia được hỏi đều thống nhất cao với các biện pháp mà tác giả nêu ra. Biện pháp có điểm trung bình về tính cần thiết cao nhất là 4,68 và có điểm thấp nhất là 3,84. Biện pháp có điểm trung bình về tính khả thi cao nhất là 4,34 và có điểm thấp nhất là 3,21. Độ lệch giữa các điểm trung bình của các biện pháp nhỏ hơn 1,5, điều đó cho thấy: về mặt tổng thể các biện pháp nêu trên có cơ sở ứng dụng vào thực tiễn trong công tác quản lý GDHN ở trường THCS. Nếu áp dụng đồng bộ các biện pháp này vào công tác quản lý GDHN ở trường THCS chắc chắn việc thực hiện nhiệm vụ GDHN cho học sinh THCS sẽ có hiệu quả hơn nhất là trong giai đoạn đổi mới giáo dục hiện nay.
Tiểu kết chương 3
Từ kết quả nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý tại chương 1, thực trạng GDHN và quản lý GDHN ở các trường THCS huyện Chiêm Hóa cùng với thực trạng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực ở chương 2, tác giả đã đề xuất 6 biện pháp quản lý GDHN ở các trường THCS huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang.
Qua khảo nghiệm, ý kiến của các chuyên gia cho phép đánh giá các biện pháp này có tính cần thiết và tính khả thi cao. Như vậy, Hiệu trưởng các trường THCS huyện Chiêm Hóa có thể vận dụng, tham khảo các biện pháp này để quản lý tốt hoạt động GDHN trong trường mình, đồng thời các biện pháp này cũng có thể áp dụng.
Trong quá trình nghiên cứu để làm luận văn, chúng tôi đã tham khảo ý kiến của UBND huyện, Phòng Lao động TBXH về quan điểm xây dựng nguồn nhân lực từ học sinh tốt nghiệp tại các trường THCS trong huyện.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận
1.1. Lý luận
- GDHN là một vấn đề quan trọng được xã hội quan tâm, những nhà giáo dục ở trong nước cũng như trên thế giới đã nghiên cứu về nhiều mặt của công tác GDHN và đưa ra nhiều kết luận quan trọng. Đến nay GDHN được đưa vào giảng dạy ở trường phổ thông với nhiều hình thức tổ chức phong phú và đa dạng, nhưng kết quả của việc này chưa cao.
- Hướng nghiệp là một hệ thống biện pháp tác động của gia đình, nhà trường, xã hội trong đó nhà trường đóng vai trò chủ đạo nhằm hướng dẫn và chuẩn bị cho thế hệ trẻ tham gia lao động ở các ngành nghề tại các nơi mà xã hội đang cần phát triển, phù hợp với năng lực, hứng thú của cá nhân.
- GDHN có vai trò quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, nó liên quan trực tiếp đến sự phân bố nguồn lực lao động cũng như cơ cấu ngành nghề trong xã hội. GDHN là một bộ phận quan trọng của giáo dục phổ thông. Nó góp phần vào việc cụ thể hoá mục tiêu đào tạo, thực hiện nguyên lý và nội dung giáo dục. GDHN có ý nghĩa kinh tế, ý nghĩa xã hội và ý nghĩa chính trị rất lớn đối với một đất nước.
- Hướng nghiệp trong trường phổ thông là một quá trình lâu dài, phức tạp và được chia thành 3 giai đoạn: Định hướng nghề, tư vấn nghề và tuyển chọn nghề. Ba giai đoạn này gắn bó chặt chẽ với nhau, kế tiếp nhau tạo nên một quá trình thống nhất tác động vào thời kỳ phát triển nghề nghiệp của con người. Hai giai đoạn đầu được áp dụng trong trường phổ thông, giai đoạn còn lại được thực hiện ở trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề.
GDHN ở nhà trường phổ thông có nhiệm vụ: Giáo dục cho học sinh thái độ đúng đắn trong lao động sản xuất; tổ chức cho học sinh thực tập làm quen với một số nghề; tìm hiểu năng khiếu, khuynh hướng, hứng thú nghề nghiệp của từng học sinh, để khuyến khích học sinh đi vào những nghề thích hợp nhất. GDHN được thực hiện thông qua nhiều con đường, trong đó có bốn con đường cơ bản là: Hướng nghiệp thông qua việc giảng dạy các bộ môn văn hoá khoa học cơ bản, hướng nghiệp thông qua các môn kỹ thuật và lao động sản xuất, hướng nghiệp thông qua các buổi sinh hoạt hướng nghiệp, hướng nghiệp thông qua ngoại khoá trong và ngoài nhà trường.
Chất lượng của GDHN trong trường THCS thể hiện ở sự nhận thức và lựa chọn phân ban,lựa chọn nghề nghiệp của học sinh sau khi tốt nghiệp THCS. Kết quả
của GDHN biểu hiện cụ thể ở sự hài lòng của học sinh sau khi đã xác định được hướng đi đúng đắn cho mình.
1.2. Thực trạng
- Sự nhận thức về công tác GDHN của cán bộ, giáo viên và học sinh ở các trường THCS huyện Chiêm Hóa còn yếu. Giáo viên chưa biết cách sử dụng các hình thức, tổ chức hướng nghiệp trong nhà trường, do đó kiến thức về sự lựa chọn trường, chọn phân ban, và chọn nghề còn mù mịt ở phía trước.
- Nhà trường tổ chức công tác GDHN còn mang tính hình thức, đối phó. Thời gian thực hiện chưa nhiều, chưa được quan tâm đúng mức của tất cả các cấp.
- Nhà trường THCS chưa lôi cuốn được các tầng lớp trong xã hội cùng thực hiện công tác GDHN, đặc biệt là sự liên hệ chặt chẽ với phụ huynh học sinh, đây là tầng lớp có tính chất quyết định đến việc chọn nghề nghiệp cho các em trong tương lai, do đó không được sự đồng tình của các bậc phụ huynh trong việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh.
1.3. Hướng phát triển của đề tài
Thời gian tới, đề tài sẽ được sử dụng trong các trường THCS huyện Chiêm Hóa nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng công tác GDHN cho các trường THCS huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang.
2. Khuyến nghị
2.1. Với các trường THCS huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang
Để nâng cao chất lượng công tác GDHN cho học sinh tác giả đề nghị nhà trường THCS huyện Chiêm Hóa có thể sử dụng các biện pháp sau đây:
- Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, học sinh và phụ huynh học sinh về tầm quan trọng của công tác GDHN.
- Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức hướng nghiệp cho cán bộ, giáo viên biết làm hướng nghiệp.
- Nâng cao chất lượng GDHN cho học sinh thông qua con đường định hướng nghề nghiệp: Có nghĩa là thông qua các tiết dạy học các môn văn hoá khoa học cơ bản, các môn công nghệ, lao động sản xuất, sinh hoạt hướng nghiệp,… để hướng nghiệp cho học sinh.
- Xây dựng Ban tư vấn hướng nghiệp trong trường THCS.
- Kết hợp với các tầng lớp trong và ngoài nhà trường cùng tham gia công tác GDHN. - Tăng cường trang thiết bị và các điều kiện khác phục vụ cho công tác GDHN.
2.2. Đối với các cấp lãnh đạo tỉnh Tuyên Quang
Chúng tôi đề nghị các cấp lãnh đạo tỉnh, mà đặc biệt Lãnh đạo sở giáo dục - đào tạo và Phòng giáo dục đào tạo cần quan tâm hơn nữa đến công tác GDHN ở trường THCS:
- Xem công tác GDHN và dạy nghề là một trong những nội dung bắt buộc phải thực hiện nghiêm túc, đồng thời coi đây là tiêu chí hàng đầu để đánh giá hiệu quả hoạt động cả năm học.
- Có sự kiểm tra thường xuyên, chặt chẽ và có phương hướng chỉ đạo kịp thời đến từng cơ sở, từng trường học để từng trường thực hiện thường xuyên và nghiêm túc công tác GDHN cho học sinh.
- Phải thường xuyên mở các lớp tập huấn về công tác GDHN, nhằm giúp cán bộ, giáo viên học hỏi kinh nghiêm lẫn nhau.
- Đầu tư thêm kinh phí, trang thiết bị, cơ sở vật chất, tài liệu, sách giáo khoa và các điều kiện khác để phục vụ cho công tác GDHN đạt hiệu quả hơn.
2.3. Đối với Bộ giáo dục và đào tạo
- Bộ giáo dục và đào tạo nên bổ xung các tiết sinh hoạt hướng nghiệp cho các lớp 7, và 8.
- Xuất bản thêm nhiều sách tài liệu tham khảo nói về công tác GDHN trong trường THCS.
- Mở nhiều cuộc tập huấn cấp quốc gia cho số cán bộ quản lý và giáo viên chuyên trách làm công tác GDHN.
- Đưa thêm chuyên đề GDHN vào chương trình đào tạo hệ cao đẳng sư phạm chính quy các bộ môn kỹ thuật.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Văn Anh (1982), Một số ý kiến của N.C. Krupskaja về hướng nghiệp, Nghiên cứu giáo dục, số 2.
2. Đặng Danh Ánh (1982), "Góp phần tìm hiểu vấn đề hướng nghiệp", Tạp chí Nghiên cứu giáo dục, số 2.
3. Đặng Danh Ánh (2005), "Tư vấn chọn nghề cho học sinh phổ thông", Tạp chí Giáo dục, số 121.
4. Đặng Danh Ánh (2002), Cơ sở lý luận của hướng nghiệp và cấu trúc hướng nghiệp trong trường phổ thông, Kỷ yếu hội thảo khoa học, Hà Nội.
5. Báo cáo số 599/BC-UBND ngày 19/12/2014 của Ủy ban nhân dân huyện Chiêm Hóa về công tác phát triển kinh tế, đảm bảo quốc phòng an ninh năm 2014.
6. Nguyễn Ngọc Bích (1979), Nghiên cứu động cơ chọn nghề của thanh niên. Luận án tiến sĩ tâm lý.
7. Nguyễn Thị Bình (1982), Trách nhiệm của ngành ta đối với công tác hướng nghiệp và sử dụng học sinh ra trường, Nghiên cứu giáo dục, số 2.
8. Brôdin V. A., và Prôcôpieva Z. N. (1973), Cẩm nang hướng nghiệp trong nhà