Đảm bảo tính hệ thống và đồng bộ trong hướng nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động hướng nghiệp cho học sinh trung học cơ sở huyện chiêm hóa, tỉnh tuyên quang (Trang 78 - 79)

9. Cấu trúc luận văn

3.2.2. Đảm bảo tính hệ thống và đồng bộ trong hướng nghiệp

* Cơ sở của nguyên tắc:

- Mỗi lực lượng giáo dục có sự định hướng nghề nghiệp cho học sinh một cách khác nhau, khác nhau về hình thức tổ chức, về phương pháp thực hiện, thậm chí cả nội dung. Chính vì vậy, để GDHN đạt kết quả cao cần có sự thống nhất giữa các lực lượng giáo dục.

- Chương trình GDHN không giống như các môn khoa học khác, thời gian để thực hiện không nhiều, nội dung chương trình còn phụ thuộc vào đặc điểm kinh tế chính trị và thị trường lao động của địa phương. Vì vậy, phải có sự thống nhất giữa nội dung GDHN chung của Bộ giáo dục và đào tạo với nội dung giáo dục riêng biệt tạo nên sự nhất quán và đồng bộ.

* Nội dung của nguyên tắc:

- Thống nhất đồng bộ về nội dung, kế hoạch, chương trình,…trong các giờ sinh hoạt hướng nghiệp cũng như các buổi tham quan ngoại khoá tạo ra sự logic, nhất quán, liên tục để giúp cho học sinh tiếp thu được chương trình hướng nghiệp một cách dễ dàng và có hệ thống.

- Thống nhất giữa các lực lượng giáo dục về nội dung GDHN cho học sinh để cùng hướng các em đến mục tiêu chung.

* Phương pháp thực hiện:

- Kết hợp chặt chẽ giữa các lực lượng giáo dục: Giữa gia đình, nhà trường, các tổ chức, cơ quan đoàn thể tham gia hương nghiệp, để có sự thống nhất chung về mọi mặt cho công tác GDHN.

- Tổ chức hướng nghiệp thường xuyên theo đúng kế hoạch đã định, thực hiện nghiêm túc nội dung chương trình của Bộ quy định.

- Lập kế hoạch, nội dung chương trình hoạt động hướng nghiệp cho từng tiết, từng tháng, từng học kỳ và thậm trí cho cả năm, cho từng lớp,từng khối và cho toàn trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động hướng nghiệp cho học sinh trung học cơ sở huyện chiêm hóa, tỉnh tuyên quang (Trang 78 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)