9. Cấu trúc luận văn
2.4.3. Thực trạng quản lý GDHN ở các trường THCS huyện Chiêm Hóa, tỉnh
“nguyện vọng được trang bị kiến thức nghề nghiệp của các em?”.
Bảng 2.21. Nguyện vọng được trang bị thêm kiến thức về nghiệp của các em HS các trường THCS huyện Chiêm Hóa
Nguyện vọng của HS Địa bàn (%) Tổng số Phú Bình Ngọc Hội Vĩnh Lộc Nội trú Xuân Quang Tần số % Rất muốn 97.31 96.63 97.8 98.80 94.66 531 97.25 Có cũng được 2.69 3.37 2.2 2.2 5.34 15 2.75 Không cần thiết 0 0 0 0 0 0 0
Theo bảng 2.21, tác giả thấy nhu cầu cần được trang bị kiến thức nghề nghiệp của học sinh là rất cao (97.25). Điều đó chứng tỏ, việc cung cấp kiến thức nghề nghiệp cho học sinh là việc làm cần thiết hiện nay. Vì vậy, nhà trường, gia đình và các tổ chức xã hội cần tăng cường các biện pháp GDHN để đáp ứng nguyện vọng chính đáng, cấp thiết này của các em, nhằm giúp các em nhận thức đầy đủ về hệ thống nghề nghiệp trong xã hội, hiểu biết sâu sắc hơn về nghề mình chọn, từ đó tạo cho các em sự tự tin khi tiếp tục học lên hay bước vào thị trường lao động của đất nước và của địa phương.
Tóm lại, qua việc điều tra điều kiện phục vụ, cũng như các khó khăn của cán bộ, giáo viên và học sinh, tác giả thấy rằng cơ sở vật chất phục vụ cho công tác GDHN còn nghèo nàng và lạc hậu, tài liệu chỉ dừng lại ở sách dạy hướng nghiệp. Do đó cán bộ giáo viên và học sinh gặp rất nhiều khó khăn khi thực hiện công tác GDHN trong trường THCS. Nguyện vọng của các em học sinh THCS hiện nay là rất cần được trang bị kiến thức về nghề nghiệp để tiếp tục học lên hay tham gia vào thị trường lao động sản xuất của đất nước và của địa phương.
2.4.3. Thực trạng quản lý GDHN ở các trường THCS huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang Tuyên Quang
2.4.3.1. Một số thành tựu
Qua phân tích thực trạng quản lý GDHN ở các trường THCS huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang từ năm 2010 trở lại đây cho thấy có những ưu điểm sau đây:
- Quản lý thực hiện các nội dung, hình thức GDHN cho học sinh ngày càng phong phú và đa dạng góp phần quan trọng vào việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục và đào tạo của nhà trường.
- Việc tổ chức GDHN đã bước đầu góp phần tích cực vào việc chuẩn bị cho một nguồn nhân lực cho huyện và tỉnh.
- Quản lý giáo dục hướng nghiệp đã từng bước dịch chuyển, đổi mới về nội dung, hình thức, thực hiện nghiêm túc chương trình GDHN đối với các lớp phù hợp với yêu cầu của chương trình giáo dục hiện nay và đã cập nhật được phương hướng phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
2.4.3.2. Một số tồn tại
Chất lượng, hiệu quả của quản lý GDHN nhìn chung còn nhiều hạn chế. Đặc biệt chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển giáo dục nói chung cũng như mục tiêu giáo dục của các trường THCS nói riêng là tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao phục vụ cho sự đổi mới kinh tế - xã hội ở địa phương trong giai đoạn hiện nay.
Nhiều học sinh sau khi ra trường do chưa được sự chuẩn bị về những năng lực, phẩm chất cần thiết nên đã gặp rất nhiều khó khăn khi lựa chọn nghề. Những kỹ năng và hiểu biết đó đa phần sẽ được hình thành và rèn luyện qua 4 con đường của GDHN: Qua các môn học, hoạt động LĐSX, sinh hoạt hướng nghiệp và qua hoạt động ngoại khoá.
Chính vì vậy đa số học sinh chuẩn bị tốt nghiệp ít có hiểu biết về tầm quan trọng, đặc điểm của những ngành nghề cần thiết để có sự chuẩn bị định hướng theo học các ngành nghề chuyên môn phù hợp với năng lực học tập. Bên cạnh đó vì chưa được tư vấn một cách đầy đủ về năng lực cá nhân và hình thành lý tưởng, ý thức về quê hương, dân tộc nên việc chọn ngành nghề của các em chủ yếu dựa vào cảm tính và tập trung vào ngành nghề có thu nhập cao, có vị thế cao trong xã hội để thoát ly khỏi quê hương làng bản của mình trong điều kiện thực lực của bản thân không đáp ứng được yêu cầu của những vị trí làm việc và những ngành nghề đó.
2.4.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại
- Hạn chế về nhận thức của cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên về tầm quan trọng của GDHN theo hướng tạo nguồn nhân lực, tính chuyên biệt của GDHN trong các nhà trường; từ đó liên quan đến công tác lập kế hoạch, chỉ đạo, tổ chức thực hiện GDHN chưa có chủ đích theo hướng thực hiện nhiệm vụ chính trị của nhà trường. Cũng vì thế đội ngũ giáo viên chưa xác định được nhiệm vụ GDHN đặc thù của loại hình trường THCS vùng cao mà triển khai thực hiện trong quá trình giáo dục học sinh.
- Trình độ, năng lực để quản lý và thực hiện GDHN cho học sinh của đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên còn hạn chế.
- Chất lượng đầu vào của học sinh còn thấp, tư tưởng và nghị lực phấn đấu của một bộ phận học sinh của những dân tộc rất ít người thuộc diện ưu tiên đặc biệt chưa tốt còn ngại học tập, rèn luyện.
- Công tác giáo dục hướng nghiệp cho học sinh chưa được các đoàn thể, tổ chức trong nhà trường cùng quan tâm thực hiện, chưa phát huy được vai trò của hoạt động ngoài giờ lên lớp để hình thành những phẩm chất năng lực cần thiết của người cán bộ cho số đông học sinh.
- Đội ngũ giáo viên còn thiếu chưa có giáo viên làm chuyên môn hướng nghiệp. - Công tác xã hội hoá, huy động các nguồn lực cho GDHN của các trường chưa thực hiện có hiệu quả, các nhà trường cũng chưa chú ý đến khai thác thế mạnh ở địa phương, tạo cơ hội cho học sinh được đào tạo thêm chuyên môn nghiệp vụ, rèn luyện kỹ năng trong phạm vi nhận thức của mình.
- Nguồn tài chính phục vụ cho GDHN còn phụ thuộc vào ngân sách được cấp. CSVC, tài liệu phục vụ cho GDHN còn chưa được trang bị đầy đủ nhất là CSVC thiết bị phục vụ cho tư vấn hướng nghiệp
- Các cấp chính quyền địa phương chưa thực sự quan tâm đến việc tạo điều kiện học sinh tốt nghiệp các trường THCS.
- Tác động của nền kinh tế thị trường cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý chọn nghề, ý chí, lý tưởng phấn đấu của một bộ phận học sinh.