Thực trạng về sự hứng thú nghề nghiệp của học sinh các trường THCS huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động hướng nghiệp cho học sinh trung học cơ sở huyện chiêm hóa, tỉnh tuyên quang (Trang 52 - 56)

Chương 2: THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP Ở CÁC TRƯỜNG THCS HUYỆN CHIấM HểA TỈNH TUYÊN QUANG

2.3. Thực trạng về lựa chọn nghề nghiệp của học sinh các trường THCS huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang

2.3.2. Thực trạng về sự hứng thú nghề nghiệp của học sinh các trường THCS huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang

* Việc biết được hứng thú của học sinh về một nghề nghiệp trong tương lai có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác GDHN ở trường THCS, nó giúp cho chúng ta thấy được ý định nghề nghiệp của các em trong tương lai, từ đó chúng ta có thể khuyến khích các em nếu nghề nghiệp đó là phù hợp với bản thân và xã hội, ngược lại nếu nghề nghiệp đó chưa phù hợp với bản thân và nhu cầu xã hội chúng ta có thể điều chỉnh hướng chọn nghề của các em.

Việc điều chỉnh hướng chọn nghề của học sinh là một trong những công tác cần thiết để cụ thể hoá quá trình gắn mục tiêu đào tạo của trường phổ thông với mục tiêu kinh tế - xã hội của từng địa phương và trong cả nước, là biện pháp tích cực để hình thành sự sẵn sàng tâm lí đi vào lao động, phù hợp với sự phân công xã hội.

Để tìm hiểu sự hứng thú của học sinh THCS huyện Chiêm Hóa, tác giả đã tiến hành điều tra, tác giả đưa ra một danh sách có nhiều ngành quan trọng đối với địa phương và đất nước, và đặt ra câu hỏi: “Em hãy chọn một nghề mà em thấy hứng thú nhất”. Phân tích câu trả lời của học sinh tác giả được kết quả ở bảng 2.10.

Bảng 2.10. Nhận thức của học sinh về nghề yêu thích

Biết Nghề Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9 Tổng số SYK % SYK % SYK % SYK % SYK % Nhận

thức của học sinh về nghề yêu thích

Giáo viên 28 17.3 34 16.9 28 13.3 32 8.5 122 20,51 Y - Dược 14 11.0 21 14.8 26 11.9 20 14.1 81 14,84 CA-QĐ 13 10,8 21 14.8 25 11.0 19 13,5 78 13,4

Các nghề

khác 16 12.6 13 9.2 11 8.1 14 9.9 54 9.9 Qua kết quả điều tra ở bảng 2.10, tác giả rút ra ý kiến nhận xét như sau:

- Nhận thức nghề nghiệp của các em được trải đều ở các ngành, các em lựa chọn 16 nhóm ngành, ngành giáo viên được các em ưu tiên lựa chọn nhiều nhất (với 112 ý kiến - chiếm 20,51%), kế đến là ngành y - dược (với 81 ý kiến - chiếm 14,84%), đứng

thứ 3 là ngành công an - quân đội (với 78 ý kiến - chiếm 14,29%)… Điều này cho chúng ta thấy hứng thú nghề nghiệp của các em còn mang nặng thành kiến, chưa phù hợp với thị trường lao động của đất nước.

- Các ngành nghề mà xã hội đang cần thì chưa được các em quan tâm nhiều , công nhân kỹ thuật (với 52 ý kiến - chiếm 9,52%); ngành kỹ sư (với 72 ý kiến - chiếm 13.19%); ngành công nghệ thông tin (với 57 ý kiến - chiếm 10.44%).

- Các ngành cán bộ tổ chức, nhà văn - nhà thơ không được các em quan tâm nhiều, chỉ chiếm 2.93% và 2.20%.

- Còn khá nhiều học sinh không hứng thú với nghề nghiệp đã đưa ra, điều này chứng tỏ sự lựa chọn của các em chưa đi đúng hướng, hay chưa quan tâm đến vấn đề lựa chọn nghề nghiệp.

- Các em không hứng thú nhiều với nghề Cán bộ tổ chức (chiếm 2.93%) và nghề Nhà văn - nhà thơ (chiếm 2.2%), bởi các em cho rằng những ngành nghề đó hầu như đã lỗi thời và không được xã hội đánh giá cao.

Tóm lại, qua việc khảo sát hứng thú nghề nghiệp của học sinh các trường THCS ở huyện Chiêm Hóa, Tuyên Quang chúng ta nhận thấy các em hứng thú nghề nghiệp khá đa dạng, nhưng chưa đi vào thực tế của thị trường lao động của địa phương và xã hội. Các em chịu sự tác động nhiều từ phía gia đình, các ngành nghề được em hứng thú nhiều thì chưa đúng nhu cầu phát triển của đất nước và địa phương trong tương lai, các nghề các em ít hứng thú thì đất nước và địa phương có nhu cầu phát triển.

Đi tìm nguyên nhân cho vấn đề này, tác giả nhận thấy nguyên nhân chính là do các em quá thiếu thông tin về các ngành nghề, đặc biệt là các ngành nghề mũi nhọn trong nền kinh tế quốc dân cũng như các ngành nghề cần phát triển ở địa phương các em. Nhà trường THCS và địa phương chưa tuyên truyền sâu rộng Nghị quyết của trung ương và địa phương về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giúp các em trong lựa chọn nghề nghiệp tốt hơn, phù hợp hơn, đáp ứng xu thế phát triển ngành nghề của xã hội và của địa phương.

* Khi biết được hứng thú của học sinh, tác giả tiến hành tìm hiểu thực trạng lí do để dẫn đến những hứng thú đó. Tác giả khảo sát bằng cách đưa ra nhiều lí do sau đó đặt câu hỏi “Tại sao em lại hứng thú với nghề đó ?

Bảng 2.11. Phân tích hứng thú với nghề

Sự hứng thú với nghề SL TL

Ước muốn của bản thân quyết tâm học tập để thoát ly khỏi

nông thôn 101 18,35%

Gia đình và người thân khuyên bảo 85 15,57%

Được xã hội đánh giá cao 73 13,37%

Thầy cô và bạn bè khuyên bảo 56 10,26%

Do thu nhập 49 8,97%

Với kết quả phân tích ở bảng 2.11, tác giả đưa ra những nhận xét như sau:

- Học sinh lựa chọn trong 8 lí do mà tác giả đưa ra, không có lý do khác. Theo sự thống kê trong điều tra, thì thứ tự các em cho rằng: Lí do đầu tiên dẫn đến hứng thú nghề nghiệp của các em là do “Ước muốn của bản thân” (với 101 ý kiến - chiếm 18.50%), xếp thứ 2 là do “Gia đình và người thân khuyên bảo” (với 85 ý kiến - chiếm 15.57%), xếp thứ 3 là do “Được xã hội đánh giá cao ” (với 73 ý kiến - chiếm 13.37%), xếp thứ 4 là do “Thầy cô và bạn bè khuyên bảo” (với 56 ý kiến - chiếm 10.26%),… và xếp ở vị trí cuối cùng là

“Do thu nhập cao”; “có nhiều người chọn nghề nghiệp đó” và “được công tác gần nhà”

(với 49 ý kiến - chiếm 8.97%).

- Sự chênh lệch giữa các lí do là không cao, điều đó cho chúng ta thấy có nhiều yếu tố chi phối đến lí do dẫn đến hứng thú nghề nghiệp của các em, do đó làm cho cỏc em khụng nhỡn nhận rừ ràng đõu là lớ do chớnh đỏng.

- Có nhiều nhất ý kiến chọn lí do dẫn đến hứng thú nghề nghiệp là “Do ước muốn của bản thân” với 101 ý kiến - chiếm 18.50%. Điều này cho ta thấy các em học sinh THCS cũng có ước mơ về nghề nghiệp trong tương lai của mình, nhưng những mơ ước đó không phù hợp với sự phát triển của xã hội, các em chỉ nhìn thấy nghề nghiệp ở những khía cạnh bên ngoài mà thôi, có thể là các em thích nghề đó là vì xung quanh mình có nhiều người đã thành công trong nghề nghiệp đó, hay nghề nghiệp đó mang lại vị thế trong xã hội,... Chứ các em chưa biết được những khả năng và sự phù hợp nghề của mình đối với nghề mình chọn.

- Việc chọn nghề của học sinh THCS chịu ảnh hưởng của gia đình và người thân cũng được các em chọn nhiều, có tới 85 ý kiến - chiếm 15.57%. Điều này sẽ ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến các em khi lựa chọn nghề nghiệp. Tích cực khi gia đỡnh luụn quan tõm, theo dừi, động viờn việc học của cỏc em, thỡ sẽ nhận ra được ý thích và sự phù hợp và năng lực nghề nghiệp của các em, từ đó cho lời khuyên chính

đáng, giúp các em trong việc lựa chọn ngành nghề trong tương lai. Ngược lại, với các gia đình phong kiến, bảo thủ thấy lợi ít trước mắt mà không chú ý gì đến việc học, và khả năng phù hợp nghề của các em, buộc các em lựa chọn ngành nghề mà các em không thích, từ đó gây hiệu quả nghiêm trọng cho bản thân, gia đình và xã hội.

- Lí do thứ ba các em cho rằng nguyên nhân dẫn đến hứng thú nghề nghiệp của các em là do nghề đó được “Xã hội đánh giá cao” với 73 ý kiến - chiếm 13.37%. Điều này có thể xuất phát từ thực tế cuộc sống xã hội xung quanh các em.

- Có rất ít các em cho rằng thầy (cô) làm ảnh hưởng đến khả năng chọn nghề của các em “với 68 ý kiến - chiếm 12.45%”, điều này cho ta thấy vai trò của nhà trường trong việc định hướng sự lựa chọn nghề nghiệp cho các em là chưa sâu sắc.

- Việc học sinh không chú ý nhiều đến lí do “thị trường lao động đang cần”

(với 65 - chiếm 11.90%) cho ta thấy xu hướng chọn nghề của các em không vì mục đích đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước và của địa phương mà theo ý thích của bản thân mình. Nguyên nhân của việc này là do một phần các em còn quá nhỏ nên chưa có suy nghĩ nhiều đến việc lựa chọn nghề nghiệp, cộng thêm chưa được các thầy cô khuyên bảo và chỉ dẫn.

- Học sinh ở vùng thành thị lệ thuộc vào gia đình nhiều hơn ở nông thôn.

THCS Vĩnh Lộc (với 43 ý kiến - chiếm 23.12%), THCS Ngọc Hội (với 20 ý kiến - chiếm 11.24%), THCS Xuân Quang (với 22 ý kiến - chiếm 12.9%). Điều này cho ta thấy ở vùng nông thôn ít chăm sóc và quan tâm tới việc học của các con mình như ở thành thị.

- Học sinh Nam xem trọng lời khuyên của thầy cô và bạn bè hơn học sinh nữ:

Nam (với 50 ý kiến - chiếm 14.71%); Nữ (với 18 ý kiến - chiếm 8.74%). Học sinh nữ xem trọng lời khuyên của gia đình nhiều hơn học sinh nam: Nữ (với 50 ý kiến - chiếm 24.27%), Nam (với 35 ý kiến - chiếm 10.29%).

- Một số em cho rằng lí do “có thu nhập cao” (10.26%); “có nhiều người chọn nghề nghiệp đó” và được công tác gần nhà” (chiếm 8.97%), cũng ảnh hưởng đến lí do hứng thú nghề nghiệp của các em.

Tóm lại, qua việc điều tra lí do ảnh hưởng đến hứng thú nghề nghiệp của các em cho ta thấy các em chưa biết được lí do chính đáng quyết định đến sự lựa chọn nghề nghiệp của mình, do đó mức độ chọn lựa được được chia đều, không chênh lệch nhau.

Việc tìm hiểu lí do dẫn đến hứng thú nghề nghiệp của các em là vô cùng quan trọng, nó giúp cho nhà trường, gia đình biết được hứng thú nghề nghiệp của các em và vì sao các em lại có hứng thú đó. Nếu hứng thú đó phù hợp với bản thân, nhu cầu của địa phương

và xã hội thì ta khuyến khích các em, ngược lại chúng ta có thời gian điều chỉnh để các em đi chọn nghề một cách đầy tự tin hơn.

2.3.3. Thực trạng về hướng đi của học sinh sau khi tốt nghiệp THCS ở huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động hướng nghiệp cho học sinh trung học cơ sở huyện chiêm hóa, tỉnh tuyên quang (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)