Chương 3: BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN CHIấM HểA, TỈNH TUYấN QUANG
3.3. Biện pháp nâng cao chất lượng quản lý GDHN cho học sinh THCS huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang
3.3.4. Kết hợp chặt chẽ giữa các lực lượng tham gia giáo dục hướng nghiệp trong và ngoài nhà trường
* Mục đích:
Hướng nghiệp cho học sinh một cách toàn diện, mọi lúc, mọi nơi, đồng thời trang bị cho các em đầy đủ những năng lực, phẩm chất để các em học tiếp hay tham gia vào thị trường lao động.
* Nội dung thực hiện:
Việc GDHN trong nhà trường là việc làm cần thiết và cấp bách đòi hỏi phải thường thường xuyên, nên không những giáo viên có trách nhiệm mà mọi tổ chức đoàn thể trong trường phải chia sẽ cùng nhau gánh giác trọng trách đó:
- Sở giáo dục, phòng giáo dục: Cần quán triệt một cách sâu sắc các quyết định của Chính phủ, thông tư hướng dẫn các ngành thực hiện quyết định 126-CP cũng như các thông tư của Bộ giáo dục và đào tạo để có kế hoạch chỉ đạo, kiểm tra các trường thực hiện, bàn bạc với các ngành ở địa phương giúp đỡ nhà trường giảng dạy kỹ thuật, tổ chức lao động sản xuất để GDHN cho học sinh và sử dụng hợp lý học sinh ra trường. Cần tham mưu cho ủy ban nhõn dõn tỉnh Tuyờn Quang và huyện đặt rừ trỏch nhiệm và cú kế hoạch cụ thể với các ngành, các đoàn thể, các cơ sở sản xuất phối hợp GDHN và sử dụng học sinh ra trường. Hàng năm tổng kết rút kinh nghiệm về việc thực hiện công tác GDHN trong nhà trường phổ thông.
- Hiệu trưởng nhà trường: Chịu trách nhiệm chung về kế hoạch và điều hành toàn bộ quá trình thực hiện công tác GDHN và đồng thời cũng là người chịu trách nhiệm trước cơ quan chỉ đạo cấp trên về công tác GDHN của trường.
- Ban hướng nghiệp của trường: Giúp cán bộ công nhân viên và học sinh trong trường nhận thấy đầy đủ, sâu sắc mục đích yêu cầu, nội dung và nhiệm vụ của công tác GDHN, tuyên truyền vận động các tổ chức xã hội có liên quan cùng tham gia vào công tác GDHN. Kiểm tra đôn đốc đánh giá kết quả đạt được ở từng giai đoạn, từng bộ phận của công tác GDHN.
- Giáo viên chủ nhiệm: Là một người đứng mũi chịu sào đối với mọi hoạt động của lớp nói chung và đối với công tác GDHN nói riêng. Giáo viên chủ nhiệm là người gần gũi học sinh, là người thấu hiểu học sinh trong lớp nhiều nhất và là nhân tố rất quan trọng để kết nối các lực lượng giáo dục với học sinh. Chính vì vậy, nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm đối với công tác GDHN là vô cùng nặng: Giáo viên chủ nhiệm phải là người trực tiếp tìm hiểu hứng thú sở thích, năng lực và đặc điểm sinh lý của mỗi học sinh trong lớp. Giao viên chủ nhiệm chính là người tạo điều kiện để học sinh có thể tham gia các hoạt động ngoại khoá, tham gia thực tế, đồng thời cũng là người đứng ra vận động lôi cuốn các tổ chức tham gia vào công tác GDHN.
- Giáo viên bộ môn: Là người trực tiếp truyền tải đến học sinh những kiến thức khoa học và những ứng dụng của những kiến thức đó vào cuộc sống. Chính vì vậy nhiệm vụ của giáo viên bộ môn là: Cung cấp cho học sinh những hiểu biết về nghề nghiệp, đồng thời phát hiện và bồi dưỡng kịp thời những học sinh có năng lực
và hứng thú đối với bộ môn. Giáo viên bộ môn có nhiệm vụ hướng dẫn cách thức tổ chức ngoại khoá về nội dung, hình thức tổ chức, phương pháp tiến hành để đáp ứng những nhu cầu, hứng thú, sở thích của học sinh. Ngoài ra giáo viên bộ môn cũng cần quan hệ với các cơ sở sản xuất và các tổ chức xã hội để triển khai chu đáo các buổi tham quan, toạ đàm, trao đổi sinh hoạt hướng nghiệp của học sinh.
- Tổ chức Đoàn (Đội) trong trường: Là bộ phận quan trọng nằm trong hệ thống GDHN của trường. Là lực lượng thực hiện chủ chương kế hoạch của trường thành những việc làm, những phong trào cụ thể một cách sôi nổi và thiết thực. Chính vì vậy Đoàn (Đội) thanh, thiếu niên có những nhiệm vụ sau: Thiết lập mối quan hệ giữa Đoàn (Đội) trong trường và tổ chức đoàn của xã (phường) của các cơ sở sản xuất, của các cơ quan đơn vị trên địa bàn để lôi cuốn, tranh thủ sự giúp đỡ của họ trong việc thực hiện công tác GDHN và trao đổi kinh nghiệm giáo dục đào tạo. Tích cực xây dựng các phong trào học tập, nếp sống văn minh của con người lao động cho học sinh trong trường, đồng thời động viên khuyến khích đoàn viên trong trường, tích cực xây dựng cơ sở vật chất phục vụ cho công tác GDHN.
- Hội cha mẹ học sinh: Hỗ trợ trực tiếp cho công tác GDHN của trường. Đây là tổ chức có sự tham gia của nhiều tầng lớp xã hội, với rất nhiều người hoạt động trong nhiều nghề nghiệp khác nhau. Họ là những người thân quen gần gũi với con em mình nhiều nhất, do đó sự ảnh hưởng của họ đối với sự lựa chọn nghề nghiệp của học sinh là rất lớn. Chính vì vậy, hội phụ huynh có những nhiệm vụ sau: Cần phải kết hợp chặt chẽ trong việc giáo dục con em mình trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, định hướng giúp đỡ con em mình trong việc lựa chọn nghề nghiệp, hội phụ huynh học sinh cần nắm chắc chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước về công tác hướng nghiệp để có thể tư vấn tốt cho con em mình khi lựa chọn nghề nghiệp. Tạo chỗ dựa vững chắc và xây dựng lòng tin cho con em mình khi bước vào lập thân lập nghiệp.
- Các cơ sở sản xuất kinh doanh, trung tâm hướng nghiệp và dạy nghề: Hướng nghiệp và dạy nghề cho học sinh, đồng thời tư vấn cho các em những yêu cầu, những kiến thức cơ bản về nghề nghiệp. Cần có sự thống nhất cả về nội dung và chương trình với công tác hướng nghiệp của trường để kết hợp với nhà trường, địa phương. . . sử dụng hợp lý lực lượng học sinh sau khi tốt nghiệp.
- Chính quyền địa phương: là lực lượng chủ đạo trong việc tuyên truyền nghề của địa phương, là một trong những cơ quan đầu não trong việc hướng nghiệp và tuyên truyền nghề, là lực lượng lôi kéo lao động trở về phục vụ địa phương. Chính vì
vậy chính quyền địa phương phải có nhiệm vụ sau: Tuyên truyền nghề nghiệp của địa phương một cách rộng khắp. Kết hợp chặt chẽ với nhà trường để định hướng nghề nghiệp cho học sinh, sao cho đảm bảo cơ cấu lao động của địa phương và của xã hội.
Sử dụng hợp lý nhân lực tại địa phương một cách hiệu quả nhất.
* Cách thức thực hiện:
- Thông qua các nguồn thông tin đại chúng (báo, đài phát thanh và truyền hình địa phương, internet,…) cung cấp cho các tầng lớp hiểu được vai trò và nhiệm vụ của mình để nâng cao chất lượng GDHN ở các trường THCS huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang.
- Thông qua các buổi tổng kết năm học và đề ra nhiệm vụ năm học mới của sở giáo dục - đào tạo, phòng giáo dục và đào tạo.
- Thông qua các cuộc hội thảo bàn về hướng phát triển công tác GDHN ở các trường THCS huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang.
3.3.5. Tăng cường trang thiết bị và các điều kiện khác phục vụ cho công tác GDHN ở