Thành lập ban tư vấn GDHN ở các trường THCS huyện Chiêm Hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động hướng nghiệp cho học sinh trung học cơ sở huyện chiêm hóa, tỉnh tuyên quang (Trang 85 - 86)

9. Cấu trúc luận văn

3.3.3. Thành lập ban tư vấn GDHN ở các trường THCS huyện Chiêm Hóa

* Mục đích:

Nhằm theo giỏi quá trình học tập, đạo đức, tác phong của các em, để từ đó cho các em một lời khuyên nên chọn ban học nào, hay lựa chọn ngành nghề nào cho phù

hợp với bản thân, ngoài ra Ban tư vấn hướng nghiệp còn có nhiệm vụ giúp cho học sinh giải đáp những thắc mắc trong việc lựa chọn phân ban và nghề nghiệp trong tương lai.

* Nội dung:

- Về nhân sự của Ban tư vấn: Đứng đầu ban tư vấn nên chọn Hiệu phó chuyên môn, số lượng các thành viên tuỳ theo điều kiện của từng trường mà lựa chọn cho phù hợp, về chuyên môn nên chọn các cán bộ, giáo viên am hiểu về công tác GDHN, hay đang phụ trách giảng dạy sinh hoạt hướng nghiệp, do đó nên ưu tiên cho các giáo viên có chuyên môn về kỹ thuật (Công nghệ).

- Ban tư vấn nên kết hợp chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn để theo dõi quá trình học tập của các em học sinh trong trường.

- Hàng tháng (hàng quí) giáo viên chủ nhiệm có nhiệm vụ đưa kết quả học tập của lớp mình lên cho ban tư vấn, ban tư vấn thống kê quá trình học tập của các em để thu thập số liệu học tập theo từng môn học, sự so sánh kết quả học tập từng môn học theo từng tháng (từng quí), từng học kì, từng năm học, cộng với sự theo dõi của giáo viên phụ trách giảng dạy hướng nghiệp, giáo viên kỹ thuật, sẽ cho ban tư vấn biết nên khuyên các em học sinh chọn ban học nào, nghề nghiệp nào là phù hợp với bản thân.

* Phương pháp thực hiện:

- Ban tư vấn nên lên kế hoạch thực hiện cho từng năm học, cụ thể là năm học này phải làm công việc gì, vào thời gian nào, hiệu quả của nó ra sao,…

- Ban tư vấn nên thường xuyên tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về nghề nghiệp, tổ chức cho các em tham quan các cơ sở sản xuất, hay mời các chuyên gia giỏi về trao đổi với giáo viên, với học sinh nhằm nâng cao năng lực nghề nghiệp cho bản thân.

- Phải thường xuyên đổi mới các hình thức hướng nghiệp cho học sinh nhằm gây sự hứng thú và tránh sự nhàm chán của các em.

- Phải kết hợp chặt chẽ với các bộ phận đoàn thể khác trong trường (Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên, Tổ chức công đoàn,…) trong quá trình hoạt động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động hướng nghiệp cho học sinh trung học cơ sở huyện chiêm hóa, tỉnh tuyên quang (Trang 85 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)