Thực trạng về lựa chọn nghề nghiệp của học sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động hướng nghiệp cho học sinh trung học cơ sở huyện chiêm hóa, tỉnh tuyên quang (Trang 44 - 52)

Chương 2: THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP Ở CÁC TRƯỜNG THCS HUYỆN CHIấM HểA TỈNH TUYÊN QUANG

2.3. Thực trạng về lựa chọn nghề nghiệp của học sinh các trường THCS huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang

2.3.1. Thực trạng về lựa chọn nghề nghiệp của học sinh

Nhận thức về nghề nghiệp là quá trình phản ánh các đặc trưng cơ bản của nghề, những yêu cầu xã hội đối với nghề, những yêu cầu đòi hỏi về mặt tâm, sinh lý đối với người làm nghề đó và cũng là sự phản ánh các quá trình lao động trong lĩnh vực nghề nghiệp nhất định. Sự nhận thức về nghề nghiệp bao gồm: Nhận thức về nhu cầu của xã hội đối với nghề, nhận thức về thế giới nghề nghiệp và những yêu cầu nghề đối với người chọn nghề và nhận thức về đặc điểm của cá nhân.

Nhận thức về nghề nghiệp của học sinh có thể chia làm 3 mức độ sau:

* Mức độ thứ nhất: Đây là mức độ cao nhất, bao gồm những học sinh có các biểu hiện sau:

- Nhận thức về mục đích, nội dung đào tạo nghề chính xác và đầy đủ.

- Đánh giá được thị trường lao động đối với nghề.

- Tự đánh giá được phẩm chất của cá nhân một cách đúng đắn so với yêu cầu của nghề.

- Động cơ chọn nghề xuất phát từ bên trong là chủ yếu.

- Thường xuyên nâng cao vốn tri thức, tích cực chiếm lĩnh các tri thức khoa học làm nền tảng tiếp thu nghề nghiệp trong tương lai.

* Mức độ thứ hai: Là mức độ nhận thức thấp hơn nhưng tương đối đầy đủ về nghề nghiệp, bao gồm các học sinh có biểu hiện như sau:

- Biết chút ít chung chung về mục đích, nội dung đào tạo nghề.

- Đánh giá được sự cần thiết của nghề mình chọn với yêu cầu của xã hội, khả năng phát triển của nghề và giá trị kinh tế do nghề đem lại.

- Có những việc làm nâng cao nhận thức nghề nhưng không thường xuyên.

- Giải thích được động cơ chọn nghề của mình là vì cái gì.

* Mức độ thứ ba: Đây là mức độ nhận thức thấp nhất, bao gồm các học sinh có các biểu hiện sau:

- Không hiểu gì về nghề mình chọn, không nêu được mục đích nội dung đào tạo.

- Không đánh giá được vị trí của nghề trong xã hội.

- Không có ý thức tiến hành các việc mình làm nhằm nâng cao nhận thức nghề.

- Động cơ chọn nghề chủ yếu do các yếu tố bên ngoài thúc đẩy.

- Không đánh giá được các phẩm chất tâm lý, sinh lý của bản thân để đáp ứng yêu cầu của nghề.

Nhận thức nghề nghiệp là một yếu tố rất quan trọng đối với việc lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai của học sinh, là cơ sở định hướng cho sự lựa chọn nghề nghiệp.

Việc nhận thức về nghề nghiệp của học sinh càng đầy đủ, sâu sắc, chính xác, càng giúp cho các em có cơ sở vững chắc để lựa chọn nghề phù hợp với đặc điểm của cá nhân và đáp ứng được nhu cầu phát triển của thị trường lao động của xã hội, ngược lại nếu nhận thức chưa đầy đủ về nghề nghiệp sẽ làm cho các em thiếu cơ sở khoa học để chọn nghề, có thể dẫn đến sai lầm khi chọn nghề.

Trong quá trình nghiên cứu của mình, chúng tôi tìm hiểu thực trạng về nhận thức nghề nghiệp của học sinh trường THCS huyện Chiêm Hóa, Tuyên Quang về các vấn đề sau:

* Nhận thức của học sinh về khái niệm nghề, và các ngành nghề trong xã hội.

* Nhận thức về thị trường lao động của xã hội và của địa phương các em trong giai đoạn hiện nay.

2.3.1.1. Nhận thức của học sinh về khái niệm “nghề” và các nghề trong xã hội.

Như chúng ta đã biết, ở trình độ cấp THCS đây là một khái niệm mới mẻ, xưa nay các em chỉ biết hiểu một cách chung chung về nghề nhưng các em chưa nhận thức được bản chất của nghề nghiệp. Điều này sẽ gây khó khăn cho các em khi chọn nghề, bởi lẽ chúng ta cần làm một việc nào đó để đạt được hiểu quả cao, thì phải nhận thức được bản chất của vấn đề đó. Việc giúp các em nhận thức được khái niệm về nghề là một việc làm rất quan trọng và cần thiết, nú giỳp cỏc em nhận dạng rừ ràng hơn thế giới nghề nghiệp xung quanh, đồng thời định hướng được bước đi trong tương lai của mình từ đó chiếm lĩnh tri thức về nghề đó.

Để tìm hiểu nhận thức về khái niệm nghề của học sinh ở các trường THCS huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang, tác giả đã tiến hành điều tra với câu hỏi: “Em hiểu như thế nào là nghề ?”. Phân tích câu trả lời của học sinh tác giả thu được kết quả ở bảng 2.6.

Bảng 2.6. Bảng nhận thức về nghề của học sinh S

TT Nội dung

Ý kiến - Tỉ lệ

Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9 YK TL YK TL YK TL YK TL TB 1

Nghề là một việc làm ổn định, lâu dài, được đào tạo, có thu nhập

6 20 15 35 13 43 26 50 39,7

2

Nghề là một việc làm nhằm thỏa mãn nhu cầu và sở thích

8 32 13 27 9 23 19 32 31,3 3 Nghề là một việc làm hợp

quy định 10 38 11 21 7 19 11 16 16

4 Câu hỏi khác 3 10 9 17 5 15 3 4 14

Từ kết quả tổng kết ở bảng 2.6 tác giả có nhận xét sau:

- Đây là một câu hỏi khó đối với trình độ của các em THCS, chỉ có các em lớp 9 mới hiểu và trả lời được, các em ở các lớp còn lại chỉ chọn đại câu trả lời theo kiểu chưa hiểu gì về khái niệm nghề nghiệp, đặc biệt là các trường vùng nông thôn các em chỉ chọn đúng hơn 20%. Số còn lại các em đều cho rằng nghề “là việc làm hợp quy định của pháp luật” hay “nghề là công việc chuyên môn theo sở trường hoặc theo sự phân công của xã hội”. Nhưng ở trường thành thị các em lại trả lời đúng hơn 50%, điều này chứng tỏ các thông tin về ngành nghề mà các em có được là do nguồn thông tin ngoài xã hội, chủ yếu là qua phương tiện thông tin đại chúng. Các em ở vùng nông thôn do thiếu nguồn thông tin nên hầu như các em chưa hiểu gì về khái niệm nghề nghiệp. Qua đây, cũng để cho chúng ta nhìn nhận về công tác GDHN trong nhà trường, đáng lý ra với trình độ THCS của các em, thì các em phải hiểu một cách cơ bản về khái niệm nghề nghiệp, nhưng theo khảo sát thì con số này quá thấp chỉ (168 ý kiến - chiếm 32.97%), nhưng con số này chưa được chính xác bởi quá nhiều các em lựa chọn đại cho xong.

- Để tìm hiểu thực trạng công việc này, tác giả đã điều tra và kết luận: Ở các trường THCS vùng nông thôn không hề có tiết sinh hoạt hướng nghiệp trong chương trình giảng dạy ở cấp THCS, nguyên nhân có nhiều lí do, nhưng lí do chủ yếu là không có giáo viên chuyên trách dạy môn sinh hoạt hướng nghiệp và thời gian không có đủ để xếp cho dạy các môn sinh hoạt hướng nghiệp. Còn ở các trường thành thị thì có khá hơn, nhưng chỉ dạy được 1 tháng mới có một buổi, nhưng không phải thầy cô trong trường đảm nhiệm mà do các trung tâm hướng nghiệp - việc làm phụ trách, trung tâm này chỉ đảm nhiệm công việc dạy nghề cho học sinh THCS chứ chưa hiểu gì về công tác GDHN theo nghĩa đích thực của nó.

2.3.1.2. Nhận thức của học sinh các trường THCS huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang về thị trường lao động

* Nhận thức của học sinh các trường THCS huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang về thị trường lao động của đất nước.

Thị trường lao động được hiểu như là một nhu cầu lao động của xã hội đối với một ngành nghề nào đó. Đối với học sinh THCS nhận thức thị trường lao động thể hiện nhận thức về nhu cầu xã hội đối với nghề, nhu cầu đào tạo trong các trường dạy nghề trong giai đoạn hiện nay.

Để tìm hiểu về nhận thức của học sinh các trường THCS huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang về thị trường lao động của đất nước, tác giả đưa ra một số ngành quan trọng

và quen thuộc đối với các em, trong đó có các ngành mà đất nước đang rất cần lao động, tác giả đặt câu hỏi “Theo em, hiện nay đất nước ta thiếu nhiều nhất cán bộ trong lĩnh vực nào ?” Kết quả điều tra được thể hiện ở bảng 2.7.

Bảng 2.7. Ý kiến về nghề lao động còn thiếu

Ý kiến về nghề lao động còn thiếu SL TL

Kỹ sư trong các lĩnh vực khoa học 155 28,39%

Giáo viên, bác sĩ 140 25,64%

Công nhân kỹ thuật lành nghề 114 20,88%

Công nghệ thông tin 105 19,23%

Các nghề khác 32 5,86%

Theo kết quả điều tra và phân tích ở bảng 2.7, tác giả rút ra được các nhận xét sau đây:

- Các em cho rằng lĩnh vực đất nước thiếu nhiều lao động nhất là kỹ sư trong các lĩnh vực khoa học (với 155 ý kiến - chiếm 28.39%), kế đến là giáo viên, bác sĩ (với 140 ý kiến - chiếm 25.64%), đứng thứ 3 là công nhân kỹ thuật lành nghề (với 114 ý kiến - chiếm 20.88%), Công nghệ thông tin (với 105 ý kiến - chiếm 19.23%), Các nghề khác có (32 ý kiến - chiếm 5.86%) chọn các nghề nghiệp khác.

Như vậy, các em cho rằng lĩnh vực thiếu nhiều lao động của đất nước hiện nay là kỹ sư, giáo viên - bác sĩ, công nhân kỹ thuật lành nghề, điều này chứng tỏ các em học sinh THCS huyện Chiêm Hóa cũng hiểu được phần nào thị trường lao động của đất nước nhưng cỏc em chưa hiểu rừ tỷ lệ cõn đối giữa cỏn bộ cú trỡnh độ cao với trình độ trung cấp và công nhân kỹ thuật lành nghề, các em chưa thấy được tính cấp thiết của việc đào tạo nguồn nhân lực công nhân kỹ thuật với số lượng và chất lượng cao đó là vấn đề quan trọng, có ý nghĩa sống còn đối với sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, một nước đông dân, giàu tài nguyên nhưng trình độ phát triển còn thấp.

Trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực Việt Nam 2011 - 2020 thể hiện ở Quyết định Số 579/QĐ-TTg ngày 19/4/2011 của Chính phủ đã phê duyệt. Được thể hiện rừ ở bảng 2.8 dưới đõy.

Bảng 2.8. Một số chỉ tiêu chủ yếu phát triển nguồn nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020

Chỉ tiêu 2010 2015 2020

1. Tỉ lệ lao động qua đào tạo (%) 40,0 55,0 70,0 2. Tỉ lệ lao động qua đào tạo nghề (%) 25,0 40,0 55,0 3. Số sinh viên Đại học - Cao đẳng trên

10.000 dân 200 300 400

4. Số trường dạy nghề đạt đẳng cấp

quốc tế (trường) - 5 >10

5. Số trường đại học xuất sắc đẳng cấp

quốc tế (trường) - - >4

6. Nhân lực có trình độ cao trong một số lĩnh vực đột phá (người)

- Quản lý nhà nước, hoạch định chính

sách và quan hệ quốc tế 15.000 18.000 20.000

- Giảng viên đại học - cao đẳng 77.500 100.000 160.000

- Khoa học - công nghệ 40.000 60.000 100.000

- Y tế, chăm sóc sức khỏe 60.000 70.000 80.000

- Tài chính ngân hàng 70.000 100.000 120.000

- Công nghệ thông tin 180.000 350.000 550.000

Qua bảng dự báo tác giả nhận thấy: Yêu cầu cấp bách hiện nay của đất nước ta trong việc đào tạo là cần điều chỉnh cơ cấu đào tạo nghề nghiệp và trung học chuyên nghiệp, giảm tỷ lệ đại học để đảm bảo căn đối cơ cấu nguồn nhân lực. Để đáp ứng nhu cầu trên cần mở rộng các cơ sở đào tạo các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, đồng thời cần điều chỉnh cơ cấu các ngành nghề. Ta thấy xu hướng trong những năm tới, đất nước ta sẽ tăng tỷ lệ đào tạo trong lĩnh vực kỹ thuật công nghệ, khoa học và nông lâm ngư nghiệp, y - dược, đồng thời giảm tỷ lệ kinh tế, luật và sư phạm.

Nhìn chung, học sinh THCS huyện Chiêm Hóa nhận thức về nhu cầu nhân lực trong các lĩnh vực chưa hoàn toàn chính xác, đầy đủ. Các em chưa cập nhật các thông tin liên quan đến sự phát triển của các ngành nghề, dự kiến điều chỉnh cơ cấu đào tạo

ngành nghề và các loại hình đào tạo. Nếu so sánh với các mức độ nhận thức đã đưa ra thì có thể xếp các em ở mức độ nhận thức thứ hai.

Tìm hiểu nguyên nhân của tình trạng trên, theo sự điều tra của tác giả là do giáo dục ở cấp THCS chủ yếu là dạy chữ, ít quan tâm đến việc dạy nghề và nhận thức của học sinh hầu như mang tính tự phát bởi thiếu sự tư vấn của nhà trường, gia đình và xã hội.

* Nhận thức của học sinh các trường THCS huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang về thị trường lao động địa phương.

Cùng với việc tìm hiểu nhận thức của học sinh các trường THCS huyện Chiêm Hóa về thị trường lao động nước ta hiện nay, tác giả tiến hành tìm hiểu nhận thức của học sinh với câu hỏi “Hãy kể tên những nghề trong xã hội hiện nay mà em biết? (ít nhất 2 nghề). Ở địa phương của chúng ta hiện nay đang cần lao động trong lĩnh vực nào? Qua thống kê tác giả thu được trên 20 nghề mà các em lựa chọn, lấy những nghề có ý kiến lựa chọn nhiều, có kết quả như bảng 2.9.

Bảng 2.9. Nhận thức của học sinh về thị trường lao động của địa phương Biết Nghề Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9 Tổng số

SYK % SYK % SYK % SYK % SYK % Những

nghề em biết

1 đến 4 nghề 86 67.7 80 56.3 49 36.3 34 23.9 249 45.6 4 đến 8 nghề 32 25.2 49 34.5 71 52.6 86 60.6 238 43.6 Trên 8 nghề 9 7.1 13 9.2 15 11.1 22 15.5 59 10.8

Những nghề

địa phương

đang cần

Giáo viên 22 17.3 24 16.9 18 13.3 12 8.5 76 13.9 Y - Dược 14 11.0 21 14.8 16 11.9 20 14.1 71 13.0 Thuỷ sản 29 22.8 31 21.8 36 26.7 31 21.8 127 23.3 Nông nghiệp 10 7.9 12 8.5 8 5.9 8 5.6 38 7.0 Công nghiệp 18 14.2 23 16.2 26 19.3 22 15.5 89 16.3 Công nhân

kỹ thuật 10 7.9 12 8.5 14 10.4 30 21.1 66 12.1

Du lịch 8 6.3 6 4.2 6 4.4 5 3.5 25 4.6

Các nghề

khác 16 12.6 13 9.2 11 8.1 14 9.9 54 9.9

Thông qua việc biết nghề của học sinh ta có biểu đồ của hình cột 2.1 sau:

0 10 20 30 40 50 60 70

Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9

1- 4 nghề 4-8 nghề

> 8 nghề

Biểu đồ 2.1. Sự hiểu biết nghề nghiệp của học sinh THCS

Nhìn vào biểu đồ ta thấy, mức độ biết nghề của các em là quá thấp và việc kể tên các nghề mà các em biết có liên quan đến trình độ học vấn của các em. Các em học ở lớp cao hơn thì biết được nhiều nghề hơn. Điều này chúng ta có thể khẳng định rằng nhận thức về nghề nghiệp của học sinh đồng biến với trình độ học thức của các em, khi các em càng được tiếp xúc với thế giới nghề nghiệp bên ngoài thì càng được bổ xung nhiều tri thức bổ ích, và ngược lại nếu việc học chỉ đơn thuần là học chữ thì các em sẽ thiếu thông tin về nghề nghiệp gây khó khăn cho các em trong việc lựa chọn nghề nghiệp.

Mức độ lựa chọn các ngành mà địa phương đang cần là quá nhiều (19 nghề), lại không có sự chênh lệch cao, điều đó cho thấy các em còn mơ hồ đối với cách chọn lựa, các em chọn nhiều ở nghề Lâm nghiệp (với 128 ý kiến - 23.26%), sự đánh giá của các em trong lĩnh vực này là có căn cứ. Điều này xuất phát từ thực tế bởi Tuyên Quang là một tỉnh diện tích rừng lớn nhất cả nước, vì thế cần một nguồn nhân lực có trình độ cao để đáp ứng cho thị trường lao động đó.

- Ngành công nghiệp cũng được các em xem trọng (với 89 ý kiến - chiếm 16.3%), qua đó chúng ta thấy bước đầu các em nhìn nhận có hướng tích cực bởi Tuyên Quang là một tỉnh giàu tiềm năng nhưng chưa được khai thác và đầu tư đúng mức, đội ngũ lao động có trình độ cao trong lĩnh vực công nghiệp là rất hiếm, đa số là từ tỉnh khác về nhưng về được vài năm rồi đi. Quan trọng hơn là đội ngũ có trình độ cao của địa phương thì không đóng góp công sức của mình cho quê hương mà đi

công tác ở các vùng khác có điều kiện hơn. Điều này phải nhìn nhận lại chính sách của tỉnh đã đề ra.

- Một số ý kiến khác thì cho rằng hiện tại ở địa phương đang rất cần đội ngũ giáo viên và y dược. Thực tế cho thấy là những năm qua Tuyên Quang xảy ra tình trạng vừa thừa, vừa thiếu trong giáo viên, thừa các môn toán, văn, lý,… nhưng lại thiếu nhiều giáo viên kỹ thuật, và các bộ môn năng khiếu, dẫn đến tình trạng kiêm nhiệm cho nên chất lượng giảng dạy kém. Ngành y - dược thì đa số là cán bộ vừa học vừa làm nên công việc chữa trị chưa đáp ứng được cho xã hội.

- Ngành công nhân kỹ thuật lành nghề cũng được các em quan tâm (với 66 ý kiến - chiếm 12.09%), các em nhận thức được một phần nào về sự thiếu hụt công nhân có tay nghề cao thông qua nguồn thông tin đại chúng. Theo điều tra những năm gần đây, đa số học sinh THCS bỏ học khi tốt nghiệp cấp 2, không phải các em đi học nghề mà tham gia vào thị trường lao động, các em đi khắp nơi để tìm việc làm, nhiều nhất là ở tỉnh Bình Dương, TP Hà Nội… trong các khu công nghiệp, do chưa được đào tạo nghề nghiệp nên các em lao động trong điều kiện hết sức nặng nhọc mà đồng lương lại không cao.

- Một số ngành thế mạnh ở Tuyên Quang mà chưa được các em quan tâm lựa chọn đó là “du lịch” (với 25 ý kiến - chiếm 4.58%). Như chúng ta đã biết Tuyên Quang là một tỉnh miền núi, có nhiều di tích lịch sử, nơi đây giàu tài nguyên rừng, đặc biệt là còn hoang sơ và có các loài thú quí hiếm, có nhiều danh lam thắng cảnh đẹp mà chưa được đầu tư đúng mức. Việc phát triển ngành du lịch sinh thái ở Tuyên Quang là một vấn đề quan trọng và cần thiết, song việc làm thế nào để các em học sinh thấy được tiềm năng đó mà ra sức phục vụ thì lại khó hơn. Ngành xây dựng còn rất mới và đang cần nhiều nhân lực ở Tuyên Quang nhưng có vài ý kiến lựa chọn, điều đó cho ta thấy thực trạng nhận thức của học sinh còn quá kém, các em chưa được trang bị kiến thức về ngành nghề.

Tóm lại, qua việc khảo sát thực trạng về nhận thức nghề nghiệp của học sinh cho thấy cỏc em chưa hiểu gỡ về khỏi niệm nghề, chưa hiểu rừ nhu cầu đũi hỏi nguồn nhân lực của đất nước và của địa phương. Các em chỉ nhìn thấy được mặt ngoài của nghề nghiệp thông qua nguồn thông tin tự phát có từ các nguồn thông tin đại chúng, chưa có cơ sở khoa học. Do đó, việc cung cấp kiến thức về nghề nghiệp cho các em là một việc làm quan trọng và cần thiết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động hướng nghiệp cho học sinh trung học cơ sở huyện chiêm hóa, tỉnh tuyên quang (Trang 44 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)