Thực trạng việc thực hiện các hoạt động GDHN cho học sinh các trường THCS huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động hướng nghiệp cho học sinh trung học cơ sở huyện chiêm hóa, tỉnh tuyên quang (Trang 59 - 69)

Chương 2: THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP Ở CÁC TRƯỜNG THCS HUYỆN CHIấM HểA TỈNH TUYÊN QUANG

2.4. Thực trạng công tác GDHN và quản lý GDHN cho học sinh các trường THCS huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang

2.4.1. Thực trạng việc thực hiện các hoạt động GDHN cho học sinh các trường THCS huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang

Chúng ta thấy rằng, công tác GDHN trong trường THCS là vô cùng quan trọng và cấp bách, nó giúp cho học sinh hiểu biết thêm về thị trường lao động của đất nước và của địa phương để từ đó các em có sự lựa chọn đúng đắn, phù hợp với bản thân mình.

Nhưng để công tác GDHN trong trường THCS đạt được hiệu quả cao đòi hỏi phải có biện pháp phù hợp, biện pháp đó thể hiện qua phương pháp truyền đạt của thầy(cô) giáo, hay cách thức tổ chức của nhà trường tuỳ vào từng điều kiện mà ta thực hiện một cách tốt nhất và khoa học nhất. Về phía nhà trường THCS có thể hướng nghiệp thông qua việc tổ chức các buổi sinh hoạt hướng nghiệp theo chương trình của Bộ giáo dục đã quy định, đồng thời phải tổ chức cho các em tham quan các cơ sở sản xuất tại địa phương, mở lớp học nghề hay tổ chức các cuộc thi tìm hiểu nghề,… Về phía giáo viên con đường mang lại hiệu quả nhất là thông qua các tiết dạy của mình, giáo viên có thể lồng ghép nội dung có mang tính ngành nghề để các em nhìn thấy được môn học nào phù hợp với ngành nghề nào, hay thông qua các môn học, giáo viên cho học sinh biết thêm về các ngành nghề và sự phát triển của các ngành nghề trong giai đoạn hiện nay.

Để tìm hiểu thực trạng về việc thực hiện các hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong các trường THCS huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang và nhằm tìm ra biện pháp hợp lí, tác giả đã tiến hành điều tra 72 cán bộ - giáo viên , 528 học sinh của 5 trường và 122 phụ huynh học sinh của 5 trường đó, 20 cán bộ Đoàn Thanh niên - CB phòng lao động, cơ sở sản xuất kinh doanh.

Nội dung điều tra: Tác giả đề nghị giáo viên, học sinh và phụ huynh học sinh đưa ra những nhận xét, đánh giá về các hoạt động GDHN trong nhà trường đã tổ chức cho học sinh.

2.4.1.1. Ý kiến đánh giá của cán bộ - giáo viên và học sinh về việc sử dụng các con đường GDHN trong trường THCS huyện Chiêm Hóa hiện nay

* Ý kiến đánh giá của giáo viên về việc sử dụng các con đường GDHN trong trường THCS huyện Chiêm Hóa hiện nay.

Việc áp dụng các con đường GDHN vào các trường THCS huyện Chiêm Hóa hiện nay là vô cùng cần thiết và cấp bách. Nhất là con đường GDHN qua các môn học, bởi theo phân phối chương trình của Bộ giáo dục - Đào tạo thì chỉ có lớp 9 mới có tiết sinh hoạt hướng nghiệp, do đó để trang bị kiến thức nghề nghiệp cho học sinh ở các lớp

6, 7, 8 chỉ nhờ vào việc giảng dạy các môn học, nhất là các bộ môn về kỹ thuật (công nghệ). Để tỡm hiểu rừ hơn việc sử dụng cỏc con đường GDHN ở cỏc trường THCS huyện Chiêm Hóa hiện nay, tác giả khảo sát điều tra 42 cán bộ giáo viên, trong đó có 16 cán bộ - giáo viên chuyên ngành công nghệ; 13 cán bộ - giáo viên chuyên ngành toán, lý, hóa, sinh; 13 cán bộ - giáo viên chuyên ngành xã hội. Với câu hỏi “Trong các hình thức tổ chức GDHN, thầy cô sử dụng ở mức độ nào? Và hiệu quả của các hình thức đó ra sao?”. Thống kê câu trả lời, tác giả được bảng 2.14.

Bảng 2.14. Ý kiến đánh giá của cán bộ - giáo viên về con đường GDHN trong trường thcs huyện chiêm hóa, tỉnh tuyên quang

Con đường GDHN

Kết quả

Mức độ Hiệu quả

Thường

xuyên Đôi khi Không bao giờ

Hiệu Quả

K. Hiệu Quả 1. HN thông qua

các môn học

SYK 24 45 3 31 41

% 32.89 61.8 5.3 43.42 56.58

2. HN thông qua các buổi SHHN

SYK 0 42 30 37 35

% 0 59.21 40.79 51.32 48.68

3. Tổ chức tham quan cơ sở SX

SYK 0 5 67 2 70

% 0 7.89 92.11 3.95 96.05

4. Mở lớp học nghề SYK 55 15 2 18 54

% 75.00 21.05 3.95 25.00 75.00 5. Tổ chức các cuộc thi

tìm hiểu nghề

SYK 0 2 70 1 71

% 0 3.95 96.05 2.70 100.00

Phân tích câu trả lời ở bảng 2.14, tác giả có nhận xét sau:

- Hướng nghiệp thông qua các môn học và hướng nghiệp thông qua mở lớp học nghề được cán bộ giáo viên lựa chọn ở mức độ thường xuyên, với 24 ý kiến - chiếm 32.89% và 55 ý kiến - chiếm 75%.

- Hướng nghiệp thông qua các môn học với sự lựa chọn thường xuyên là 24 ý kiến - chiếm 32.89%, ở mức độ đôi khi là 45 ý kiến - chiếm 61.8% và ở mức độ không bao giờ có 3 ý kiến - chiếm 5.3%.

+ Trong 25 ý kiến chọn mức độ thường xuyên có 18 cán bộ - giáo viên bộ môn công nghệ lựa chọn - chiếm 72%; có 5 cán bộ giáo viên toán, lý, hoá, sinh - chiếm 20%; có 2 cán bộ - giáo viên xã hội - chiếm 8% .

+ Trong 47 ý kiến chọn mức độ đôi khi có 6 cán bộ - giáo viên bộ môn công nghệ lựa chọn - chiếm 12.8%; có 22 cán bộ giáo viên toán, lý, hoá, sinh - chiếm 46.8%; có 19 cán bộ - giáo viên xã hội - chiếm 40.4% .

+ Trong 4 ý kiến chọn mức độ không bao giờ có 1 cán bộ - giáo bộ môn công nghệ lựa chọn - chiếm 25.0%; có 1 cán bộ giáo viên toán, lý, hoá, sinh - chiếm 25.0%; có 2 cán bộ - giáo viên xã hội - chiếm 50.0% .

72

12.8 25

20 46.8

25

8 39.6

50

0 10 20 30 40 50 60 70 80

Bộ môn công nghệ Bộ môn khoa học tự nhiên Bộ môn xã hội Mức độ thường xuyên Mức độ đôi khi Mức độ không bao giờ

Biểu đồ 2.2. Hướng nghiệp của CB-GV thông qua các bộ môn Theo biểu đồ 2.2 chúng ta thấy:

- Cán bộ - giáo viên bộ môn công nghệ, thường xuyên hướng nghiệp cho học sinh thông qua tiết dạy của mình nhiều hơn các cán bộ - giáo viên bộ môn khác, kế đến là cán bộ - giáo viên toán, hoá, sinh và cuối cùng là cán bộ - giáo viên các bộ môn xã hội.

- Cán bộ - giáo viên bộ môn toán, hoá, sinh có mức độ hướng nghiệp đôi khi cao hơn các cán bộ - giáo viên khác, kế đến là cán bộ - giáo viên xã hội, cuối cùng là cán bộ - giáo viên lý - KTCN.

- Cán bộ - giáo viên xã hội chọn mức độ không bao giờ hướng nghiệp thông qua các môn học cao nhất.

Qua việc phân tích trên, chúng ta khẳng định rằng, để đem lại hiệu quả cao trong công tác GDHN trong trường THCS thì các cán bộ - giáo viên bộ môn công

nghệ chiếm ưu thế hơn. Đây là đội ngũ có thể làm nhiệm GDHN trong trường THCS hiện nay nếu họ được trang bị thêm các kiến thức về GDHN.

- Qua số liệu ở bảng điều tra cũng cho thấy, hướng nghiệp thông qua các buổi sinh hoạt hướng nghiệp, tổ chức tham quan cơ sở sản xuất, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu nghề thì không có cán bộ - giáo viên lựa chọn mức độ thường xuyên.

Qua việc khảo sát lấy ý kiến của cán bộ - giáo viên về các con đường hướng nghiệp trong nhà trường THCS cho ta thấy vai trò của nhà trường THCS trong công tác GDHN cho học sinh là rất mờ nhạt, chưa giúp ích gì cho học sinh trong sự lựa chọn phân ban và ngành nghề. Các giáo viên chưa biết vận dụng các hình thức, tổ chức GDHN vào trong việc giảng dạy của mình. Đặc biệt là việc lồng ghép các kiến thức có liên quan đến nghề nghiệp vào các tiết dạy, điều này có ảnh hưởng rất lớn đến việc định hướng đi cho các em sau này.

* Ý kiến đánh giá của học sinh về các con đường GDHN trong trường THCS tỉnh Tuyên Quang hiện nay.

Để tìm hiểu thực trạng về con đường GDHN, tác giả đã tiến hành điều tra với câu hỏi: “Ở trường em, các hình thức, tổ chức hướng nghiệp cho học sinh được tổ chức thông qua con đường nào?”.Thống kê ý kiến tác giả được bảng 2.15.

Bảng 2.15. Ý kiến đánh giá của học sinh về con đường GDHN trong trường THCS huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang

Con đường GDHN

Kết quả

Mức độ Thường

xuyên

Đôi khi

Không bao giờ 1. HN thông qua

các môn học

SYK 0 274 25

% 0 52.01 47.99

2. HN thông qua các buổi SHHN

SYK 0 118 420

% 0 23.44 76.56

3. Tổ chức tham quan cơ sở SX

SYK 0 50 478

% 0 10.62 89.38

4. Mở lớp học nghề SYK 142 286 100

% 27.29 54.21 18.50

5. Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu nghề

SYK 0 12 516

% 0 2.56 97.44

Qua số liệu điều tra trong bảng 2.15, tác giả rút ra các nhận xét sau:

- Các em cho rằng, ở trường THCS huyện Chiêm hóa, tỉnh Tuyên Quang hiện nay thì: Hướng nghiệp thông qua các môn học, hướng nghiệp thông qua các buổi sinh hoạt hướng nghiệp, tổ chức tham quan cơ sở sản xuất, hướng nghiệp thông qua các cuộc thi tìm hiểu nghề, đều không được thực hiện thường xuyên.

- Chỉ có mở lớp học nghề là được sử dụng thường xuyên, với 129 ý kiến - chiếm 27.29%.

- Các em cũng cho rằng, hướng nghiệp thông qua mở lớp học nghề ở mức độ đôi khi cao nhất, với 296 ý kiến - chiếm 54.21%, kế đến là hướng nghiệp thông qua các môn học, với 284 ý kiến - chiếm 52.01%, đứng thứ 3 ở mức độ đôi khi này là hướng nghiệp thông qua các buổi sinh hoạt hướng nghiệp, với 128 ý kiến - chiếm 23.44%, và thấp nhất là hướng nghiệp thông qua các cuộc thi tìm hiểu nghề, với 14 ý kiến - chiếm 2.56%.

- Số lượng học sinh chọn mức độ không bao giờ có các hình thức GDHN trong trường THCS là khá cao: Đầu tiên là hướng nghiệp thông qua các cuộc thi tìm hiểu nghề, học sinh chọn không bao giờ có là 516 ý kiến - chiếm 97.44%, kế đến là hướng nghiệp thông qua tổ chức tham quan cơ sở sản xuất (chiếm 89.38%), tiếp theo là hướng nghiệp thông qua các buổi sinh hoạt hướng nghiệp (chiếm 76.56%), hướng nghiệp thông qua các môn học (chiếm 47.99%), hướng nghiệp thông qua mở lớp học nghề (chiếm 18.50%).

Qua trên cho chúng ta thấy công tác GDHN ở các trường THCS huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang là chưa có gì cả, chỉ dừng lại ở mức dạy nghề và học nghề mà thôi.

2.4.1.2. Ý kiến đánh giá của phụ huynh học sinh về công tác GDHN trong trường THCS huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang hiện nay

Để biết thêm ý kiến của các bậc phụ huynh học sinh về công tác GDHN trong trường THCS huyện Chiêm hóa hiện nay, tác giả đã tiến hành điều tra 68 bậc phụ huynh ở 5 điểm trường. Trường THCS Phú Bình có 15 phụ huynh, Trường THCS Ngọc Hội có 12 phụ huynh; trường THCS Vĩnh Lộc có 16 phụ huynh; trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS huyện Chiêm Hóa có 13 phụ huynh và Trường THCS Xuân Quang có 12 phụ huynh. Tác giả đưa ra câu hỏi điều tra là “Các bậc phụ huynh có suy nghĩ gì về công tác hướng dẫn lựa chọn nghề nghề nghiệp cho học sinh của các trường THCS hiện nay ?”. Thống kê câu trả lời tác giả có bảng 2.16.

Bảng 2.16. Ý kiến của các bậc phụ huynh về công tác GDHN trong trường THCS huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang

Điểm trường

Công tác GDHN ở các trường

THCS huyện Chiêm hóa, tỉnh Tuyên Quang Tốt Bình thường Chưa tốt

SYK % SYK % SYK %

Phú Bình 5 33,3 7 46,7 3 20,0

Ngọc Hội 4 33,3 6 50,0 2 16,7

Vĩnh Lộc 6 37,5 6 37,5 4 25,5

Nội trú 3 23,1 6 46,2 4 30,7

Xuân Quang 4 33,3 5 41,7 3 25,0

Tổng số 22 32,4 30 44,1 16 23,5

Phân tích số liệu trong bảng 2.16, tác giả đã rút ra một số nhận xét như sau:

- Đa số các bậc phụ huynh được điều tra đều cho rằng công tác GDHN ở các trường THCS tỉnh Tuyên Quang là tốt, đáp ứng nhu cầu của học sinh, với số ý kiến tốt là 22 - chiếm 32,4%; bình thường là 30 ý kiến - chiếm 44,1% .

- Chỉ có 16 ý kiến - chiếm 23,5% các phụ huynh được điều tra cho rằng công tác GDHN ở các trường THCS huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang hiện nay là chưa tốt.

Qua việc khảo sát các bậc phụ huynh về công tác GDHN trong trường THCS huyện Chiêm Hóa cho ta thấy: Đa số các bậc phụ huynh chưa nhận thức đúng đắn về việc trang bị kiến thức nghề nghiệp cho học sinh ở các trường THCS huyện Chiêm Hóa hiện nay, các bậc phụ huynh thiếu trách nhiệm trong việc giáo dục nghề nghiệp cho con em mình, đồng thời giao trách nhiệm đó cho nhà trường THCS quyết định.

2.4.1.3. Ý kiến đánh giá của các cán bộ và đoàn thể khác về công tác GDHN trong trường THCS huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang hiện nay

Để biết thêm ý kiến của các cán bộ và đoàn thể khác về công tác GDHN trong trường THCS huyện Chiêm Hóa hiện nay, tác giả đã tiến hành điều tra 20 cán bộ và đoàn thể khác ở 5 cơ quan đoàn thể gồm Phòng Lao động TBXH 10 ý kiến, xã Phú Bình có 3 ý kiến, xã Ngọc Hội có 2 ý kiến; Thị trấn Vĩnh Lộc có 3 ý kiến;

xã Xuân Quang có 2 ý kiến. Tác giả đưa ra câu hỏi “Sự phối hợp và lồng ghép các hoạt động hướng nghiệp cho học sinh của các trường THCS trên địa bàn huyện Chiêm Hóa” qua điều tra và Thống kê câu trả lời tác giả có bảng 2.17.

Bảng 2.17. Ý kiến của các cán bộ và đoàn thể khác về công tác GDHN trong trường THCS huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang

TT Các cơ quan, đoàn thể khác

Thường xuyên

Trung bình

Không bao giờ

SYK % SYK % SYK %

1 Phòng Lao động TBXH 1 10,0 4 40,0 5 50,0

2 Xã Phú Bình 0 1 33,3 2 66,7

3 Xã Ngọc Hội 0 1 50,0 1 50,0

4 Thị trấn Vĩnh Lộc 0 1 33,3 2 66,7

5 Xã Xuân Quang 0 1 50,0 1 50,0

Tổng số 1 5,0 8 40,0 11 55,0

Qua việc khảo sát các cơ quan, đoàn thể khác về công tác phối hợp quản lý GDHN trong trường THCS huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang cho ta thấy: Có đến 55% cán bộ được khảo sát cho rằng không bao giờ có sự phối hợp và lồng ghép các hoạt động hướng nghiệp cho học sinh của các trường THCS trên địa bàn huyện Chiêm Hóa chủ yếu ở các trường tổ chức giáo dục nghề nghiệp cho học sinh nhà quyết định.

Tóm lại, qua việc điều tra thực trạng việc thực hiện các hoạt động GDHN cho học sinh ở các trường THCS huyện Chiêm Hóa chúng ta thấy các đối tượng điều tra (Cán bộ - giáo viên, học sinh, các cán bộ đoàn thể khác và phụ huynh học sinh) đều cho rằng công tác GDHN ở các trường THCS huyện Chiêm Hóa hiện nay là qúa yếu, hướng nghiệp chỉ dừng lại ở mức dạy nghề và học nghề phổ thông mà thôi. Các cán bộ - giáo viên chỉ có nhiệm vụ dạy các kiến thức cơ bản là chủ yếu, không chú trọng tới dạy nghề cho học sinh. Cán bộ - giáo viên chưa có kiến thức kỹ năng trong hướng nghiệp, hướng nghiệp được các cán bộ - giáo viên THCS hiểu là chỉ dạy nghề cho học sinh. Một số bạc phù huynh còn nhận thức kém trong công tác GDHN ở các trường THCS, các bậc phụ huynh chỉ muốn con em mình học giỏi các môn văn hoá khoa học cơ bản là đủ.

2.4.2. Thực trạng điều kiện phục vụ công tác GDHN ở các trường THCS huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang

2.4.2.1. Đội ngũ giáo viên cơ sở vật chất

* Đội ngũ giáo viên

Theo sự điều tra của người nghiên cứu, trong 76 cán bộ - giáo viên được điều tra có tới 69 ý kiến - chiếm 98.8% đều cho rằng ở các trường THCS huyện

Chiêm Hóa hiện nay rất thiếu giáo viên dạy hướng nghiệp, còn lại 7 ý kiến cho rằng thiếu. Tất cả các điểm trường hầu như không có giáo viên có kiến thức về hướng nghiệp, do đó các trường rất ngại phải xếp lịch dạy hướng nghiệp theo chương trình của Bộ giáo dục, mà chỉ mời các giáo viên ở trung tâm hướng nghiệp - việc làm đến dạy vào các ngày thứ 7 và chủ nhật. Tìm hiểu vấn đề này tác giả đã trò chuyện với thầy Hiệu trưởng trường THCS Thị trấn Vĩnh Lộc, thầy cho biết:

Thật sự trường rất thiếu giáo viên chuyên trách về GDHN, thầy cũng rất lo lắng về vấn đề này, nhưng mấy năm nay chưa nghe phòng và sở có biện pháp gì nhằm cải thiện tình trạng đó, thầy cho rằng, không có giáo viên nào trong nhà trường phụ trách được mảng hướng nghiệp, đa số cho rằng quá khó, nhưng lại thiếu tài liệu để tham khảo cho nên đành làm ngơ cho qua.

* Cơ sở vật chất (sách, tài liệu tham khảo, kết nối internet,…):

Để tìm hiểu thực trạng cơ sở vật chất phục vụ cho công tác GDHN, tác giả cũng đã điều tra 76 cán bộ - giáo viên.

Bảng 2.18. Ý kiến của CB-GV về cơ sở vật chất phục vụ cho công tác GDHN ở các trường THCS huyện Chiêm Hóa

Điểm trường

Điều kiện phục vụ cho công tác

GDHN ở các trường THCS tỉnh Tuyên Quang

Tốt Tạm được Thiếu

SYK % SYK % SYK %

Phú Bình 1 7,1 6 42,9 7 50,0

Ngọc Hội 5 38,5 8 61,5

Vĩnh Lộc 1 5,6 11 61,1 6 33,3

Nội trú 2 12,5 8 50,0 6 37,5

Xuân Quang 5 35,7 9 64,3

Tổng số 4 5.3 36 47.4 36 47.4

Qua bảng 2.18, tác giả có một số nhận xét sau:

Như vậy, theo sự phân tích trên cho thấy chỉ có trường Nội trú, Vĩnh Lộc là cơ sở vật chất tạm được, còn ba trường còn lại thì lại quá thiếu. Điều này chúng ta cũng dễ hiểu, bởi trường trường Nội trú, Vĩnh Lộc được đóng tại thị trấn, nên có nhiều nguồn thông tin, báo, đài nhiều hơn các điểm trường ở vùng nông thôn. Qua đây cũng cho chúng ta thấy sự quan tâm của các cấp lãnh đạo giáo dục đối với các trường

THCS vùng nông thôn là chưa tốt, cần phải quan tâm và động viên hơn nữa để các thầy cô giáo có được niềm tin mà cống hiến sức mình vì quê hương, đất nước.

2.4.2.2. Các khó khăn của CBGV và học sinh ở các trường THCS huyện Chiêm Hóa tỉnh Tuyên Quang khi thực hiện công tác GDHN

* Đối với CB-GV.

Bảng 2.19. Khó khăn của CB-GV khi thực hiện công tác GDHN ở các trường THCS huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang

Những khó khăn

Địa bàn (%) Tần suất

Thứ bậc Phú

Bình

Vĩnh Lộc

Nội trú

Ngọc Hội

Xuân

Quang Lần % Không có kiến

thức HN 43.8 30 31.8 27 25.5 27 35.5 1

Ít tài liệu

tham khảo 21.9 30 40.9 22 21.9 22 28.9 2

Ít thời gian 25 20 13.6 15 14.7 15 19.7 3

Nhà trường THCS Chưa tạo điều kiện

6.3 10 13.6 7 6.2 7 9.2 4

Ý kiến khác 3.1 10 9.1 5 4.6 5 6.6 5

- Đa số các cán bộ - giáo viên được điều tra đều cho rằng, vấn đề khó khăn nhất trong công tác GDHN ở các trường THCS huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang hiện nay là kiến thức về hướng nghiệp (với 27 ý kiến - chiếm 35.5%). Các thầy cô đều cho rằng hướng nghiệp cho học sinh là việc làm rất khó nhưng các thầy cô không được trang bị thêm kiến thức gì nên không thể dạy được.

- Số cán bộ - giáo viên còn lại thì cho rằng, ít tài liệu tham khảo và ít thời gian, vấn đề hướng nghiệp thì quá khó nhưng tài liệu tham khảo đưa về trường thì không có, chỉ sách hướng nghiệp cho lớp 9 mà thôi, chưa cung cấp cho giáo viên tài liệu nói về nghề nghiệp của đất nước và của địa phương, giáo viên tự trang bị cho mình những kiến thức đó. Đây là một việc làm rất khó, thử hỏi ở những vùng nông thôn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động hướng nghiệp cho học sinh trung học cơ sở huyện chiêm hóa, tỉnh tuyên quang (Trang 59 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)