Chương 3: BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN CHIấM HểA, TỈNH TUYấN QUANG
3.2. Các nguyên tắc để xây dựng các biện pháp hướng nghiệp cho học sinh THCS
* Cơ sở của nguyên tắc:
Khi thực hiện các biện pháp hướng nghiệp cho học sinh ta cần đảm bảo mục đích của công tác hướng nghiệp vì: Mỗi phương pháp đều có những tác động nhất định đến học sinh và nó cho chúng ta những hiệu quả nhất định. Tuy nhiên các phương pháp chúng ta sư dụng đều nhằm chung một cái đích duy nhất, đó là cung cấp cho học sinh những tri thức cần thiết nhất về nghề nghiệp, hình thành cho các em kĩ năng cần thiết cơ bản nhất trong việc lựa chọn nghề. Ngoài ra công tác hướng nghiệp còn phải giới thiệu cho học sinh hệ thống các nghề cơ bản, phổ biến trong xã hội, cùng những đặc trưng và yêu cầu của nghề đó đối với người lao động. Chính vì vậy, khi sử dụng một biện pháp nào đó chúng ta cũng cần quan tâm hàng đầu xem nguyên tắc đó có đảm bảo được mục đích giáo dục hướng nghiệp hay không.
* Nội dung của nguyên tắc:
- Thực hiện nghiêm túc chương trình giáo dục hương nghiệp mà Bộ Giáo dục đã đề ra. Đó là việc đảm bảo nội dung chương trình, thời gian, mục đích cơ bản, những kết quả phải đạt được theo quy định chung của Bộ Giáo dục - Đào tạo.
- Gắn chương trình hướng nghiệp chung của Bộ với thực tiễn địa phương, sao cho vẫn đảm bảo được nội dung cơ bản nhưng lại thiết thực với cuộc sống, đảm bảo được cơ cấu lao động của địa phương.
- Dựa trên mục đích giáo dục chung để điều chỉnh GDHN sao cho phù hợp với nhu cầu phát triển của sản xuất xã hội, phù hợp với đặc trưng tâm lý của đối tượng hướng nghiệp, và những kết quả mà hướng nghiệp sẽ mang lại.
* Phương pháp thực hiện:
- Người tổ chức hướng nghiệp cho học sinh phải bám sát chương trình của Bộ giáo dục và Đào tạo đã đề ra, lấy chương trình của Bộ giáo dục làm bản lề trong thực hiện hướng nghiệp.
- Cần có sự bám sát thực tế của địa phương và của cả nước và thị trường lao động, cơ cấu phát triển ngành nghề, triển vọng nghề, những yêu cầu của nghề nghiệp đối với người lao động.
- Linh hoạt điều chỉnh nội dung sao cho phù hợp với đối tượng hướng nghiệp nhưng vẫn giữ được nội dung cơ bản nhất.
- Hướng nội dung, cách thức tổ chức, phương pháp thực hiện đến mục đích chung duy nhất để đảm bảo hiệu quả cao nhất trong công tác GDHN.
3.2.2. Đảm bảo tính hệ thống và đồng bộ trong hướng nghiệp
* Cơ sở của nguyên tắc:
- Mỗi lực lượng giáo dục có sự định hướng nghề nghiệp cho học sinh một cách khác nhau, khác nhau về hình thức tổ chức, về phương pháp thực hiện, thậm chí cả nội dung. Chính vì vậy, để GDHN đạt kết quả cao cần có sự thống nhất giữa các lực lượng giáo dục.
- Chương trình GDHN không giống như các môn khoa học khác, thời gian để thực hiện không nhiều, nội dung chương trình còn phụ thuộc vào đặc điểm kinh tế chính trị và thị trường lao động của địa phương. Vì vậy, phải có sự thống nhất giữa nội dung GDHN chung của Bộ giáo dục và đào tạo với nội dung giáo dục riêng biệt tạo nên sự nhất quán và đồng bộ.
* Nội dung của nguyên tắc:
- Thống nhất đồng bộ về nội dung, kế hoạch, chương trình,…trong các giờ sinh hoạt hướng nghiệp cũng như các buổi tham quan ngoại khoá tạo ra sự logic, nhất quán, liên tục để giúp cho học sinh tiếp thu được chương trình hướng nghiệp một cách dễ dàng và có hệ thống.
- Thống nhất giữa các lực lượng giáo dục về nội dung GDHN cho học sinh để cùng hướng các em đến mục tiêu chung.
* Phương pháp thực hiện:
- Kết hợp chặt chẽ giữa các lực lượng giáo dục: Giữa gia đình, nhà trường, các tổ chức, cơ quan đoàn thể tham gia hương nghiệp, để có sự thống nhất chung về mọi mặt cho công tác GDHN.
- Tổ chức hướng nghiệp thường xuyên theo đúng kế hoạch đã định, thực hiện nghiêm túc nội dung chương trình của Bộ quy định.
- Lập kế hoạch, nội dung chương trình hoạt động hướng nghiệp cho từng tiết, từng tháng, từng học kỳ và thậm trí cho cả năm, cho từng lớp,từng khối và cho toàn trường.
3.2.3. Đảm bảo tính thực tiễn, thiết thực với đời sống
* Cơ sở của nguyên tắc:
Bất kỳ một hoạt động giáo dục nào cũng phải gắn liền với thực tiễn, phải lấy thực tiễn làm cơ sở nền tảng. Chính vì vậy công tác GDHN cũng phải gắn liền với thực tiễn hơn bao giờ hết. Bên cạnh việc cung cấp cho học sinh những tri thức khoa học thì người thực hiện công tác GDHN cần phải đưa các em bước vào lao động nghề nghiệp trực tiếp, phải tiếp xúc trực tiếp với nghề. Một mặt giúp các em áp dụng những kiến thức sách vở vào đời sống, một mặt giúp các em làm quen với nghề, từ đó thấy được mối quan hệ mật thiết giữa tri thức khoa học với thực tiễn, thấy được tầm quan trọng của tri thức khoa học với thực tiễn.
* Nội dung của nguyên tắc:
- Chuẩn bị những tri thức khoa học, kỹ năng cơ bản, những phẩm chất tâm lý, nhân cách nghề thông qua hoạt đông thực tiễn để học sinh đi vào tiếp thu tri thức, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp một cách thuận lợi, dễ dàng nhất.
- Cung cấp cho học sinh những tri thức nghề nghiệp thông qua các môn khoa học cơ bản, qua lao động, qua hệ thống thông tin đại chúng, qua hoạt động cụ thể trong đời sống, hình thành những phẩm chất tâm lý, tính cách cần thiết cho học sinh thông qua hoạt động thực tiễn của các em.
- Hình thành cho các em những kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp thông qua các hoạt động cụ thể như trực tiếp lao động sản xuất, học nghề, các giờ thực hành,…
- Hình thành các phẩm chất tâm lý năng lực cần thiết, đồng thời qua hoạt động thực tiễn giúp các em mối quan hệ đạo đức nhân cách nghề nghiệp để sẵn sàng bước vào học nghề.
* Phương pháp thực hiện:
- Bằng các giờ tham quan các cơ sở sản xuất, trực tiếp tham gia lao động trong một môi trường nhất định liên quan đến nghề nghiệp, các hoạt động mà các em hứng thú. Nhằm mục đích giúp các em thấy được tính thực tiễn, thiết thực của công tác hướng nghiệp, tạo điều kiện để các em làm quen thích ứng dần với công việc, đồng thời giúp các em nhận ra những yêu cầu cơ bản của nghề nghiệp đối với người lao động, nhận ra những khó khăn sẽ gặp phải trong công việc mà mình lựa chọn.
- Ứng dụng lý thuyết vào trong các tiết dạy nghề cho trong các giờ thực hành, các giờ Khảo nghiệm , tham quan và tham gia lao động công ích. Từ đó hình thành cho học sinh kỹ năng áp dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn làm việc. Thực hiện nguyên tắc “Học đi đôi với hành”, “lý thuyết gắn liền với thực tiễn”.
- Thông qua giờ học các môn văn hoá cơ bản để trang bị cho học sinh những kiến thức khoa học cơ bản, cần thiết nhất liên quan đến nghề nghiệp.
3.2.4. Hướng nghiệp phải phù hợp với đặc điểm kinh tế, chính trị, xã hội
* Cơ sở của nguyên tắc:
- Mỗi địa phương có đặc điểm kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, phong tục tập quán khác nhau. Chính vì vậy công tác GDHN phái có sự lựa chọn sao cho phù hợp với những đặc điểm của địa phương.
- Mỗi địa phương có sự phát triển kinh tế theo những xu hướng khác nhau, do đó nhu cầu nhân lực là khác nhau đòi hỏi công tác hướng nghiệp phải có linh hoạt trong việc thực hiện nội dung chương trình sao cho đạt mục tiêu giáo dục mà Bộ đã đề ra, nhưng lại phù hợp với tình hình kinh tế, chính trị, nhu cầu nhân lực của địa phương.
* Nội dung của nguyên tắc:
Điều chỉnh nội dung hướng nghiệp phù hợp với nhu cầu nhân lực trên địa bàn, đồng thời phải có sự thống nhất hợp lý không tách rời hệ thống GDHN của cả nước. Vì vậy, đòi hỏi nhà trường một mặt cần phải tuân thủ mục đích chung và những nhiệm vụ chính yếu do nhà nước xác lập, mặt khác phải đảm bảo sự cân đối giữa các khu vực, các lãnh thổ để giảm thiểu tối đa sự luân chuyển lao động.
* Phương pháp thực hiện:
- Cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường và địa phương, để nhà trường nắm bắt được một cách chính xác về nhu cầu về nhân lực của địa phương, từ đó có sự điều chỉnh hợp lý trong quá trình thực hiện công tác GDHN.
- Các lực lượng giáo dục cần nghiên cứu kỹ lưỡng về kế hoạch, tiềm năng và sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương và của cả nước để vận động tuyên truyền, giỳp học sinh tăng thờm lũng yờu nghề, yờu quờ hương và thấy rừ những chuyển vọng của nghề nghiệp tại địa phương mình.
3.3. Biện pháp nâng cao chất lượng quản lý GDHN cho học sinh THCS huyện