Nghĩa của công tác GDHN trong trường trung học cơ sở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động hướng nghiệp cho học sinh trung học cơ sở huyện chiêm hóa, tỉnh tuyên quang (Trang 26 - 28)

9. Cấu trúc luận văn

1.3.1. nghĩa của công tác GDHN trong trường trung học cơ sở

GDHN có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với mỗi cá nhân và toàn xã hội, nhìn một cách tổng quát nhất có thể thấy rõ ý nghĩa to lớn của hoạt động giáo dục hướng nghiệp đối với học sinh trung học cơ sở thể hiện như sau:

GDHN là một bộ phận của công tác giáo dục. Đây là công tác điều chỉnh động cơ chọn nghề của học sinh, điều chỉnh hứng thú nghề nghiệp cho các em theo xu thế nhu cầu lao động xã hội và sự phân công lao động xã hội. Thực tế đã cho chúng ta thấy, sự lựa chọn nghề nghiệp một cách tự phát của thanh, thiếu niên ít khi phù hợp với hướng sản xuất, nhu cầu lao đông của xã hội nên mới xảy ra tình trạng mất cân đối như hiện nay (người có trình độ đại học thì quá nhiều trong khi đó công nhân kỹ thuật, thợ lành nghề thì lại quá thiếu). Như vậy tác dụng của giáo dục hướng nghiệp có ý nghĩa rất to lớn đối với sự phát triển của xã hội. Kết quả của giáo dục hướng nghiệp là việc học sinh phải tự giác chọn nghề trên cơ sở điều hoà lợi ích tập thể, lợi ích của xã hội, sao cho phù hợp với nguyện vọng của bản thân mình.

GDHN luôn hướng vào việc sử dụng hợp lý tiềm năng lao động trẻ tuổi của đất nước, từ đó nâng cao năng xuất lao động của xã hội, đồng thời đưa thanh, thiếu

niên vào đúng vị trí lao động nghề nghiệp, giúp các em phát huy hết sở trường trong lao động, phát triển cao những hứng thú nghề nghiệp, làm nảy sinh óc sáng tạo trong lao động, đây là việc làm hết sức quan trọng đối với công tác giáo dục hướng nghiệp. Vì thế, nghề nghiệp không chỉ là nơi kiếm sống đơn thuần mà còn là nơi giúp cá nhân thể hiện nhân cách, phát triển tài năng, hết mình cống hiến sức lực và trí tuệ cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Trong luận văn tốt nghiệp trung học của mình với tên “suy nghĩ của thanh, thiếu niên khi chọn nghề”. Mác viết: “Nếu ta chọn một nghề, trong đó ta có thể làm việc được nhiều hơn cho nhân loại, thì ta không còng lưng dưới gánh nặng của nó, bởi vì đó là sự hy sinh cho mọi người, khi đó ta tìm thấy một niềm vui không phải là tội nghiệp, thiển cận, ích kỷ mà hạnh phúc của chúng ta sẽ thuộc về hàng triệu người, những việc làm của chúng ta sẽ sống một cuộc sống âm thầm nhưng mãi mãi có hiệu quả và trên thi hài của chúng ta sẽ giữ những giọt nước mắt nóng bỏng của những con người cao quý” [9, tr.62].

GDHN có tác dụng góp phần cụ thể hoá mục tiêu giáo dục của nhà trường trung học cơ sở, có nghĩa là hoạt động hướng nghiệp có chức năng thực hiện hoá đường lối giáo dục của Đảng và nhà nước, hiện thực qua đường lối giáo dục trong đời sống xã hội. Ngày nay, sự về khoa học - kỹ thuật giữa các nước làm cho tốc độ sản xuất hàng hoá phát triển mạnh. Trong giai đoạn này, các nước bị tụt hậu phần lớn là không làm tốt công tác đào tạo người lao động, đào tạo một đội ngũ thợ lành nghề và những cán bộ khoa học kỹ thuật có trình độ cao, hay nói cách khác là những nước đó chưa làm tốt khâu GDHN.

GDHN trong nhà trường trung học cơ sở là một vấn đề cơ bản trong nền giáo dục xã hội chủ nghĩa. Chúng ta cần nhận thức sâu sắc và rõ ràng vấn đề này. Từ lâu, Mác đã chỉ rõ: “Nền giáo dục sẽ kết hợp lao động sản xuất với giáo dục, đối với hết thảy các trẻ em trên một tuổi nhất định nào đó, và làm như vậy không những chỉ là phương pháp tăng thêm sản xuất xã hội, mà còn là phương pháp duy nhất và độc nhất để đào tạo ra những con người toàn diện” [9]. Sau này Lênin cũng đã nhấn mạnh: Không thể hình dung được một xã hội lí tưởng tương lai, trong đó nền giáo dục lại sẽ không kết hợp với lao động sản xuất của thế hệ trẻ: Nếu giảng dạy mà thoát ly lao động sản xuất , hoặc lao động sản xuất không đi đôi với giảng dạy, thì không thể đạt tới mức độ thích ứng với trình độ khoa học kỹ thuật ngày nay.

Chúng ta biết rằng, để thanh, thiếu niên đứng ngoài lao động nghề nghiệp, đứng ngoài việc làm sẽ gây nên nhiều tác hại phức tạp về mặt xã hội. Bởi vậy, cần hướng dẫn thanh, thiếu niên chọn nghề cho mình và có thái độ sẵn sàng tham gia vào

thị trường lao động sản xuất và hoạt động nghề nghiệp nhằm góp phần sức lực, trí tuệ cho công cuộc xây dựng đất nước. Qua đó tạo nên ý thức xã hội và xây dựng vị trí, chỗ đứng trong xã hội của thế hệ trẻ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động hướng nghiệp cho học sinh trung học cơ sở huyện chiêm hóa, tỉnh tuyên quang (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)