Thực trạng về hướng đi của học sinh sau khi tốt nghiệp THCS ở huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động hướng nghiệp cho học sinh trung học cơ sở huyện chiêm hóa, tỉnh tuyên quang (Trang 56 - 59)

Chương 2: THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP Ở CÁC TRƯỜNG THCS HUYỆN CHIấM HểA TỈNH TUYÊN QUANG

2.3. Thực trạng về lựa chọn nghề nghiệp của học sinh các trường THCS huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang

2.3.3. Thực trạng về hướng đi của học sinh sau khi tốt nghiệp THCS ở huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang

2.3.3.1. Khảo sát về những định hướng của học sinh sau khi tốt nghiệp THCS ở huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang

Đây là việc làm hết sức quan trọng và cần thiết mà từ lâu chúng ta chưa chú trọng tới, cú thể núi rằng nếu như ở cấp THCS chỳng ta chưa theo dừi và hướng dẫn các em có một hướng đi tốt cho bản thân mình thì sẽ dẫn đến sai lầm trong việc chọn nghề nghiệp trong tương lai của các em gây sự lãng phí làm tổn hại đến xã hội.

Để tỡm hiểu rừ hơn về vấn đề này, tỏc giả đó tiến hành điều tra với cõu hỏi

“Em sẽ làm gì sau khi tốt nghiệp THCS ?”. Phân tích câu trả lời của học sinh tác giả thu được kết quả ở bảng 2.12.

Bảng 2.12. Định hướng tương lai của học sinh THCS huyện Chiêm Hóa TT Hướng đi Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9 Tổng số

SYK % SYK % SYK % SYK % SYK % 01 Học lên THPT 123 96.9 137 96.5 127 94.1 127 89.4 514 94.1 02 Học các trường THCN 0 0.0 2 1.4 3 2.2 2 1.4 7 1.3

03 Học nghề 0 0.0 1 0.7 2 1.5 8 5.6 11 2.0

04 Tham gia vào LĐSX 0 0.0 0 0.0 3 2.2 5 3.5 8 1.5 05 Chưa quyết định 4 3.1 2 1.4 0 0.0 0 0.0 6 1.1

Qua thống kê khảo sát ở bảng 12, tác giả rút ra được các nhận xét sau:

- Có tới 514 ý kiến - chiếm 94.1% học sinh được khảo sát muốn học lên THPT.

- Các trường THCN chỉ có 7 ý kiến - chiếm 1.3%, học nghề chiếm 2.0%, tham gia vào lao động sản xuất 1.5%, chưa quyết định 1,1%.

Qua trên cho chúng ta thấy hầu hết học sinh THCS huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang đều muốn học lên THPT, các hướng đi khác chỉ chiếm số lượng rất thấp.

Đi tìm nguyên nhân cho vấn đề này, ta thấy rằng ở Tuyên Quang ít có nơi nào tiếp nhận lao động có trình độ THCS vào làm việc, muốn có việc làm phải đi lên các tỉnh khác hay là Hà nội, và các khu công nghiệp như Bình Dương, Đồng Nai,… Điều đó đã buộc các em phải học lên cao dù rằng hoàn cảnh gia đình còn túng thiếu. Ngoài ra ở Tuyên Quang rất ít trường THCN, dạy nghề tiếp nhận học sinh chưa qua THPT do đó khi các em tốt nghiệp THCS chẳng biết phải làm gì ngoài việc phải tiếp tục học lên.

Một nguyên nhân khác nữa là người dân Tuyên Quang luôn có quan niệm rằng, mặc dù gia đình còn nhiều khó khăn nhưng bằng mọi cách cũng cho con mình học hết cấp THPT rồi tính, nếu có khả năng thì học tiếp, bằng không thì tìm việc mà làm. Tất cả vấn đề trên đã tác động vào học sinh THCS cho nên các em chẳng biết phải làm gì ngoài việc học tiếp.

2.3.3.2. Khảo sát về hướng lựa chọn phân ban của học sinh khi tốt nghiệp THCS ở huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang

Ở Tuyên Quang, việc lựa chọn phân ban của học sinh bị mất cân đối hơn: trừ một số trường điểm ở tại thành phố Tuyên Quang, thì đa số các em chỉ chọn ban cơ bản, một số ít các em chọn ban tự nhiên, còn tỷ lệ chọn ban khoa học xã hội thì quá thấp, thậm chí có trường chưa đủ một lớp học. Nguyên nhân dẫn đến điều này thì rất nhiều, nhưng dễ nhận thấy khỏ rừ nguyờn nhõn chủ yếu là do ở cấp THCS chưa trang bị đầy đủ cho học sinh khi bước vào ngưỡng cửa của trường PTTH.

Để tỡm hiểu rừ hơn vấn đề này, tỏc giả đó điều tra cỏc em, với cõu hỏi “Nếu học lên cấp 3 em sẽ chọn ban nào ?”. Thống kê kết quả điều tra, tác giả thu được kết quả ở bảng 2.13.

Bảng 2.13. Hướng lựa chọn phân ban của học sinh khi tốt nghiệp THCS

TT Ban Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9 Tổng số

SYK % SYK % SYK % SYK % SYK % 01 Khoa học Tự nhiên 30 23.6 36 25.4 30 22.2 22 15.5 118 21.6 02 Khoa học XH-NV 18 14.2 14 9.9 10 7.4 8 5.6 50 9.2 03 Cơ bản 49 38.6 72 50.7 89 65.9 112 78.0 322 59.0 04 Chưa quyết định 30 23.6 20 14.0 6 4.4 0 0.0 56 10.6

Theo số liệu thống kê và điều tra ở bảng 2.13, tác giả có các nhận xét sau:

- Học sinh chọn nhiều ở bang cơ bản với 322 ý kiến - chiếm 59%.

- Ban khoa học tự nhiên với 118 ý kiến - chiếm 21.6%.

- Ban khoa học xã hội và nhân văn có 56 ý kiến chiếm 10.6%.

Việc chọn nhiều ở ban cơ bản cho chúng ta thấy hướng đi của học sinh THCS huyện Chiờm Húa, tỉnh Tuyờn Quang chưa được xỏc định rừ ràng, cỏc nguyờn nhõn dẫn đến điều này là do ở cấp học THCS các em chưa được hướng nghiệp một cách sâu sắc, cỏc giỏo viờn chỉ chỳ trọng dạy cỏc kiến thức khoa học cơ bản, khụng theo dừi và hướng dẫn cho học sinh cách chọn phân ban và ngành nghề phù hợp.

Một nguyên nhân khác nữa là nhà trường phổ thông chưa chuẩn bị sẵn sàng để đón các em vào các phân ban theo quy định của Bộ giáo dục và đào tạo, nguyên nhân của điều này là do trước đây các trường đã quen với hình thức dạy đại trà, không nghiêng về môn nào, vả lại nhà trường còn thiếu quá nhiều cơ sở vật chất cũng như đội ngũ thầy cô giáo có chuyên môn trong các lĩnh vực kỹ thuật và năng khiếu nên làm chậm phát triển ở môi trường phổ thông.

Một nguyên nhân khác là học sinh cấp THCS huyện Chiêm Hóa chịu tác động mạnh từ phía gia đình nên không thể làm theo ý thích của mình, đành học ban cơ bản để sau này có thể làm theo ý gia đình, đồng thời cũng có thể thực hiện ước mơ của mình.

Ban Xã hội có quá ít học sinh chọn lựa, nguyên nhân dẫn đến điều này có lẽ là do nhu cầu của xã hội. Các em cho rằng nghề văn chương và các nghề trong lĩnh vực khoa học xã hội khác hiện nay đã lạc hậu và không được xã hội xem trọng, do đó mặc dù các em rất thích và có năng khiếu với ban này cũng đành chấp nhận chọn ban cơ bản để mai ra chọn cho mình một nghề được xã hội xem trọng và mang lại cho mình nhiều tiền tiền và địa vị xã hội.

Có nhiều ý kiến chưa quyết định chọn ban nào, nhiều nhất là ở lớp 6 và lớp 7 với 30 ý kiến và 20 ý kiến. ở các lớp này các em mới bước vào ngưỡng cửa của trường THCS cho nên các em chưa được các thầy cô cho biết các hướng đi vào các ban khi học lên, bên cạnh đó một số học sinh không chú tâm nhiều đến nguồn thông tin đại chúng nên các em chưa nắm được hướng đi của mình, điều này là vô cùng quan trọng.

Qua các phân tích trên, một lần nữa cho chúng ta thấy môi trường giáo dục THCS ở huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang chưa làm tốt khâu GDHN, do đó chưa đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của các em học sinh, đồng thời chưa cho thấy được vai trò của mình trong việc định hướng sự lựa chọn nghề nghiệp của học sinh.

Tóm lại, qua việc khảo sát hướng đi của học sinh THCS huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang và hướng lựa chọn phân ban, chúng ta nhận thấy các em có hoài bão trong việc học, trong tư tưởng nhận thức của các em thì việc học lên cao hơn là vô cùng quan trọng. Nhà trường THCS chưa thể hiện hết vai trò của mình, còn chú trọng quá nhiều trong cách dạy chữ, chưa chú ý đến vai trò và tầm quan trọng của công tác GDHN trong giai đoạn hiện nay, do đó nên chưa chuẩn bị sẵn sàng cho các em đi vào thị trường lao động sản xuất, đồng thời chưa cho cỏc em thấy rừ mỡnh sẽ học ban nào khi học lên cao hơn.

2.4. Thực trạng công tác GDHN và quản lý GDHN cho học sinh các trường THCS

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động hướng nghiệp cho học sinh trung học cơ sở huyện chiêm hóa, tỉnh tuyên quang (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)