2. Mã số :
3. Thời lượng : 2 (24,6) 4. Muùc tieõu :
* Về kiến thức
- Nắm được những vấn đề cơ bản của Cách mạng tháng Mười Nga, công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô, sự hình thành và phát triển CNXH hiện thực với tư cách là một hệ thống thế giới và những đóng góp của CNXH đối với lịch sử nhân loại.
- Hiểu được một cách khái quát những nguyên nhân dẫn tới sự khủng hoảng và sụp đổ của CNXH ở Liên Xô và Đông Aâu.
- Thấy được công cuộc đổi mới, cải cách ở các nước XHCN (Trung Quốc, Việt Nam, Cuba) với những thành tựu và thách thức mới trong giai đoạn hiện nay.
* Về tư tưởng
- Củng cố niềm tin vào chủ nghĩa xã hội hiện thực, vào học thuyết Mác – Lênin và con đường XHCN.
- Trân trọng những thành quả của chủ nghĩa xã hội và tinh thần đoàn kết hữu nghị giữa các nước XHCN.
* Veà kyừ naờng
- Rèn luyện phương pháp phân tích, khái quát và đánh giá các sự kiện lịch sử.
- Trau dồi khả năng xử lý, tiếp cận các nguồn thông tin khác nhau về một vấn đề lịch sử. Sử dụng đồ dùng trực quan, lập hồ sơ học tập. Chuẩn bị dạy học ở THCS.
5. Chửụng trỡnh chi tieỏt
Chửụng I
CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA 1917 VÀ
CÔNG CUỘC XÂY DỰNG CNXH Ở LIÊN XÔ (1917-1941) (7 tieát)
1. Cách mạng tháng Mười Nga 1917.
1.1. Tình hình nước Nga trước cách mạng.
1.2. Từ cách mạng tháng Hai đến cách mạng tháng Mười.
1.3. Cuộc đấu tranh bảo vệ cách mạng và xây dựng chính quyền Xô Viết.
1.4. Ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng Mười.
2. Công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô (1921 – 1941).
2.1. Chính sách kinh tế mới (NEP) và công cuộc khôi phục kinh tế (1921 – 1925)
2.2. Công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô (1925-1941).
2.3. Liên Xô và quan hệ quốc tế giữa hai cuộc chiến tranh thế giới.
Thảo luận (2tiết). Ý nghĩa của cách mạng tháng Mười Nga 1917 trong thời đại hieọn nay.
Chửụng II
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CNXH HIỆN THỰC TỪ SAU
CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI ĐẾN GIỮA THẬP NIÊN 70 (10 tieát)
1. Liên Xô từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến giữa thập niên 70.
1.1. Công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh (1946-1950).
1.2. Công cuộc xây dựng CNXH (1950 đến giữa thập niên 70).
1.3. Liên Xô và các mối quan hệ quốc tế.
2. Sự hình thành và phát triển hệ thống XHCN thế giới.
2.1. Quá trình hình thành hệ thống XHCN thế giới.
2.2. Các nước XHCN Đông Aâu (1945 đến giữa thập niên 70) 2.3. Các nước XHCN Châu Á và CuBa.
2.4. Quan hệ giữa các nước XHCN: thành tựu và vấn đề.
Chửụng III
QUÁ TRÌNH KHỦNG HOẢNG Ở CÁC NƯỚC XHCN SỰ SỤP ĐỔ CỦA LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC XHCN ĐÔNG ÂU
TỪ NỬA SAU THẬP NIÊN 70 ĐẾN NAY.
(7 tieát)
1. Quá trình cải tổ và sự sụp đổ của Liên Xô, các nước XHCN Đông Aâu.
1.1. Quá trình cải tổ và sự sụp đổ của Liên Xô.
1.2. Sự khủng hoảng và sự sụp đổ của các nước XHCN Đông Aâu.
1.3. Những sai lầm và khuyết điểm của CNXH hiện thực.
2. Cải cách, đổi mới chủ nghĩa xã hội: thực tiễn và triển vọng.
2.1. Cải cách mở cửa ở Trung Quốc.
2.2. Công cuộc đổi mới ở Việt Nam.
2.3. Triển vọng của CNXH.
3. Một số gợi ý về việc giảng dạy học phần này ở trường THCS.
Thảo luận (4 tiết): Những thành tựu và sai lầm của CNXH hiện thực.
6. Đánh giá
• Hình thức:
- Giữa học phần giáo sinh viết thu hoạch dưới hình thức tiểu luận về một số vấn đề tự chọn trong hệ thống vấn đề do giáo viên gợi ý. Bài thu hoạch được xem như bài điều kiện để thi hết học phần.
- Phần thảo luận cũng phải được đánh giá và cộng thêm điểm cho bài thi nếu đạt trên 7 điểm.
- Kết thúc học phần có thể thi viết hoặc thi vấn đáp.
• Tieâu chí:
Nắm vững kiến thức, có kỹ năng thực hành (có sử dụng bản đồ; sưu tầm sử dụng tài liệu…) sử dụng kiến thức đã học vào thực tế giảng dạy ở phổ thông.
7. Hướng dẫn thực hiện chương trình
- Học phần bao gồm 3 chương với cấu tạo nội dung mang tính hệ thống, toàn diện để người học có những kiến thức cơ bản, cần thiết để vận dụng sáng tạo trong quá trình giảng dạy sau này. Do vậy cả 3 chương đều liên hệ chặt chẽ với nhau và đều quan trọng. Tuy nhiên trong mỗi chương, giáo sinh có thể tự đọc một số phần (Chương I: Mục 1.3, 1.4; Chương II: Mục 1.1, 2.1; Chương III: Mục 1.2, 2.2) theo sự hướng dẫn của giáo viên.
- So với chương trình 1996, học phần này có một số thay đổi về cấu tạo chương trình chặt chẽ, toàn diện và hệ thống hơn. Với cấu tạo này sẽ tạo nên một Modul khép kín bao gồm những kiến thức cơ bản, có hệ thống về sự phát triển của CNXH hiện thực, lịch sử các quốc gia, khu vực và toàn hệ thống XHCN (trước khi sụp đổ) có liên hệ và gắn bó mật thiết với nhau, đồng thời được sắp xếp theo trình tự diễn biến của thời gian, đảm bảo tính lịch sử của vấn đề. Đồng thời chương trình có để mở một số phần để giáo viên có thể phát huy tính sáng tạo của mình (về công cuộc đổi mới ở Việt Nam, về triển vọng của CNXH…)
- Nội dung của học phần này sẽ được giảng dạy ở chương trình lịch sử THCS lớp 8 và lớp 9. Giáo sinh cần tập trung vào các nội dung: Cách mạng tháng Mười Nga 1917, công cuộc xã hội CNXH ở Liên Xô 1921-1941, Liên Xô và các nước Đông Aâu từ sau chiến tranh thế giới thứ hai để giảng dạy ở THCS.
8. Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Anh Thái (chủ biên): Lịch sử thế giới hiện đại (1917-1995), NXB Giáo dục, Hà Nội, 2000.
2. Du Thúy: Mùa đông và mùa xuân ở Mátxcơva. Chấm dứt một thời đại, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995.
3. Một số vấn đề chủ nghĩa Mác- Lênin trong thời đại hiện nay, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996.
4. Trung Quốc- Thành tựu và triển vọng, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1994.
5. Về con đường xây dựng CNXH ở Việt Nam, NXB Sự thật, Hà Nội, 1991.
***
PHƯƠNG PHÁP ĐÀO TẠO
Nội dung chính của học phần là 3 vấn đề lớn mang tính thời sự chính trị quốc tế và được quan tâm đặc biệt.
- Những vấn đề cơ bản của Cách mạng tháng Mười Nga, công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô, sự hình thành và phát triển CNXH hiện thực với tư cách là một hệ thống thế giới và những đóng góp của CNXH đối với lịch sử nhân loại.
- Khái quát những nguyên nhân dẫn tới sự khủng hoảng và sụp đổ của CNXH ở Liên Xô và Đông Aâu.
- Công cuộc đổi mới, cải cách ở các nước XHCN (Trung Quốc, Việt Nam, Cuba) với những thành tựu và thách thức mới trong giai đoạn hiện nay.
Phương phỏp thuyết trỡnh đặt - giải quyết vấn đề sẽứ là phương phỏp chủ yếu để trình bày các vấn đề khoa học với những nội dung phức tạp cả về lý luận và thực tiễn một cách mạch lạc, logic. Mục tiêu và kế hoạch của học phần đòi hỏi nhận thức
cao về tri thức khoa học, bản lĩnh chính trị của cả giảng viên và sinh viên. Chương trình đã được thiết kế thành một modul gọn và khoa học về chủ nghĩa xã hội hiện thực. Điều quan trọng là giảng viên phải diễn giảng các vấn đề một cách tự tin, thuyết phục, tránh sa lầy vào những sự kiện chi tiết, tránh lý luận giáo điều, hoặc biến những nội dung giáo dục tư tưởng, thái độ thành những bài giảng chính trị hay học nghị quyết.
* Về Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga 1917 và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô cần tập trung vào những nội dung cơ bản và hướng dẫn sinh viên rút ra được những kết luận khoa học sau:
+ Phân tích được khái niệm cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới và cách mạng xã hội chủ nghĩa. Quá trình chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới (do giai cấp vô sản lãnh đạo) sang cách mạng xã hội chủ nghĩa.
+ Sự lãnh đạo thiên tài của Lênin và Đảng Bônsêvich: Biến chiến tranh đế quốc thành nội chiến cách mạng. Lênin bổ sung học thuyết chủ nghĩa Marx trong thời đại đế quốc chủ nghĩa – cách mạng vô sản không nổ ra đồng loạt ở các nước TBCN mà nó sẽ nổ ra và thắng lợi ở mắt xích yếu nhất trong sợi dây chuyền đế quốc chủ nghĩa. Nguyên lý về cách mạng vô sản…
+ Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga thành công mở đầu cho một thời đại mới của lịch sử thế giới: Trật tự xã hội do chế độ tư bản chủ nghĩa hiện thực áp đặt đã bị lật nhào, hàng loạt các cuộc đấu tranh giải phóng bùng nổ với quy mô to lớn và chiều sâu cách mạng trên phạm vi toàn thế giới. Tính chất thời đại thay đổi, giai cấp trung tâm của thời đại thay đổi, vai trò lãnh đạo cách mạng cũng thay đổi.
+ Chủ nghĩa xã hội hiện thực theo mô hình xôviết ra đời và tồn tại hơn 70 năm (1917-1991) đã đạt được những thành tựu to lớn. Giảng viên có thể nêu vấn đề xêmina và yêu cầu sinh viên làm bài tập nhận thức – Những thành tựu của Liên Xô từ khi thành lập đến khi sụp đổ.
Nội dung về những thành tựu có thể khái quát như sau:
+ Xoá bỏ chế độ người bóc lột người, tạo nên bước phát triển nhảy vọt về kinh tế-xã hội (kết cấu hạ tầng, giải quyết các vấn đề giáo dục, y tế, phúc lợi xã hội…).
+ Liên Xô từ một nước nông nghiệp lạc hậu (với chế độ nông nô) trở thành một nước công nghiệp (1932).
+ Chế độ xôviết ưu việt có đủ tiềm lực kinh tế và quốc phòng đánh bại mọi hình thức tấn công của các thế lực đế quốc.
+ Liên Xô giúp đỡ các nước thuộc địa và phụ thuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc giành độc lập dân tộc (đặc biệt là cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhaõn daõn Vieọt Nam 1954-1975).
+ Chống chiến tranh, cứu loài người thoát khỏi thảm hoạ phát xít.
+ Là thành trì của hoà bình thế giới và là nhân tố quyết định chiều hướng phát triển của nhân loại.
+ Trở thành một siêu cường quốc, Liên Xô đã có những thành tựu vượt trội hơn Mỹ trong các lĩnh vực về kinh tế và quốc phòng (công nghệ vũ trụ và công nghệ hạt nhân nguyên tử).
* Về vấn đề những nguyên nhân dẫn tới sự khủng hoảng và sụp đổ của CNXH ở Liên Xô và Đông Aâu, ngoài những nội dung trong giáo trình, từ nhiều nguồn thông tin tư liệu khoa học khác, giảng viên có thể giúp sinh viên sáng tạo rút ra những nhận định theo cách hiểu riêng như một nội dung tiểu luận:
+ Sau khi Lênin mất 1924, chủ nghĩa xã hội hiện thực nói chung đã mắc phải những sai lầm, khiếm khuyết trong lý luận và thực tiễn. Đó là căn bệnh “ấu trĩ tả khuynh”, giáo điều, duy ý chí và cơ chế tập trung quan liêu bao cấp… Cụ thể là cánh cửa “Kinh tế mới” (NEP - một trong những phát kiến của Lênin về đường lối kinh tế xã hội chủ nghĩa mà ngày nay các nước XHCN đang tiến hành cải tổ, đổi mới, trong đó có Việt Nam) đã bị đóng sập lại. Việc xoá bỏ tư hữu tiến hành tràn lan, thị trường bị xoá bỏ dẫn đến hạn chế sự sáng tạo, hạn chế động lực phát triển và trên một ý nghĩa nhất định hạn chế nền dân chủ. Nền kinh tế tập trung, kế hoạch hoá (khép kín trong hệ thống xã hội chủ nghĩa - SEV) kém phát triển (hiện nay là sự phá sản mang tính toàn cầu), sự bình đẳng được thực hiện bằng chủ nghĩa bình quân trong nghèo khổ. Tình trạng đối đầu trong chiến tranh lạnh khiến cuộc chạy đua vũ trang ngày càng căng thẳng, kinh tế và khoa học – công nghệ sa sút so với nhiều cường quốc (Đức – Nhật, kẻ thù cũ vươn lên mạnh mẽ đứng thứ 2 và thứ 3 thế giới)…
+ Nhà nước trực tiếp điều hành nền kinh tế và quyết định mọi vấn đề đời sống xã hội (kinh tế chỉ huy). Cơ chế tập trung quan liêu bao cấp kìm hãm kinh tế, xã hội phát triển. Bộ máy nhà nước ngày càng trở nên cồng kềnh, kém hiệu lực và nguy hiểm hơn – xu thế xa rời, đối lập với nhân dân.
+ Hệ thống chính trị tập trung quyền lực nhưng thiếu cơ chế cân bằng và kiểm soát quyền lực. Do đó, tệ quan liêu, tham nhũng, lạm quyền và tha hoá quyền lực trở nên phổ biến. Niềm tin vào lý tưởng và ý thức hệ xã hội khủng hoảng.
+ Chủ nghĩa tư bản hiện đại ra đời, cách mạng khoa học- công nghệ và nền kinh tế tri thức đã quyết định xu thế toàn cầu hoá, nhất thể hoá quốc tế
(sự điều chỉnh chiến lược kinh tế, điều chỉnh chính sách xã hội và đặc biệt những thành tựu cách mạng khoa học – công nghệ đã khiến chủ nghĩa tư bản từng bước tránh được khủng hoảng, suy thoái, giải quyết các mâu thuẫn… để phát triển). Hệ thống xã hội chủ nghĩa khủng hoảng trầm trọng cả về kinh tế và chính trị dẫn đến sụp đổ.
Sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Aâu là một thất bại lớn của chủ nghĩa xã hội. Song điều đó không có nghĩa là con đường đi lên chủ nghĩa xã hội là một con đường sai lầm. Tính chất thời đại đã thay đổi, giai cấp trung tâm của thời đại là giai cấp công nhân hiện đại, nhà sản xuất đồng thời là nhà phát minh, nhà khoa học…
Con đường quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội vẫn đang tiếp tục với những phương thức mới kể cả ở các nước phát triển. Ngày nay công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế của các nước xã hội chủ nghĩa đang thay đổi kết cấu mô hình xã hội, thay đổi các giải pháp và giải quyết từng bước các vấn đề đặt ra từ đời sống xã hội một cách hiệu quả.
* Về vấn đề Công cuộc đổi mới, cải cách ở các nước XHCN (Trung Quốc, Việt Nam, Cuba) với những thành tựu và thách thức mới trong giai đoạn hiện nay.
Đặc điểm nổi bật là vẫn giữ vững mục tiêu xã hội chủ nghĩa và thực hiện những mục tiêu ấy bằng phương thức mới (Liên Xô cũ và Đông Aâu đã từ bỏ mục tiêu xã hội chủ nghĩa).
Cú thể thấy rừ phương thức mới đú qua hàng loạt cỏc giải phỏp như: chuyển nền kinh tế dựa trên chế độ công hữu (với hai hình thức sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể)sang nền kinh tế đa thành phần, đa sở hữu; chuyển nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường và hội nhập khu vực, hội nhập quốc tế; chuyển từ tổ chức nhà nước theo kiểu xôviết sang tổ chức nhà nước pháp quyền…
Trung Quốc, Việt Nam đã thực hiện thắng lợi bước đầu công cuộc cải cách, đổi mới. Đảng Cộng sản vẫn giữ được quyền lãnh đạo, chính trị ổn định, kinh tế thoát ra khỏi khủng hoảng, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao (Việt Nam trong 6 năm gần đây, mức tăng trưởng đạt trung bình 7,4%/năm). Tuy còn có nhiều khó khăn, thách thức song thành tựu bước đầu đạt được đã chứng tỏ sức sống mới của chủ nghĩa xã hội hiện thực.
1. Tên học phần : CÁC NƯỚC TƯ BẢN TỪ SAU CHIẾN TRANH