2. Mã số :
3. Thời lượng : 2 (24,6) 4. Muùc tieõu :
* Về kiến thức.
- Nắm được những vấn đề cơ bản của lịch sử Châu Aâu và Mỹ từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến nay qua các giai đoạn phát triển.
- Hiểu được sự phát triển thăng trầm đầy kịch tính của CNTB với những đặc điểm cơ bản của nó, đặc biệt là những đặc điểm của CNTB hiện đại.
- Nhận thức được những mâu thuẫn của CNTB, đánh giá đúng bản chất của sự vận động của CNTB.
* Về tư tưởng.
- Nhận diện CNTB trong thời đại hiện nay, hiểu được sự không thay đổi về bản chaát cuûa CNTB.
- Từ việc nhận thức được những mõu thuẫn của CNTB, hiểu rừ xu thế tất yếu của loài người là đi lên CNXH.
* Veà kyừ naờng
- Rèn luyện phương pháp phân tích, đánh giá sự kiện lịch sử; có kỹ năng thực hành bộ môn để hiểu đúng bản chất của CNTB.
- Bồi dưỡng khả năng dùng kiến thức lịch sử để giải thích hoặc tham gia giải quyết các vấn đề đặt ra và để chuẩn bị dạy học ở THCS.
5. Chửụng trỡnh chi tieỏt
Chửụng I
CÁC NƯỚC TƯ BẢN GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918- 1945)
(8 tieát) 1. Khái quát chung
1.1. Các nước tư bản trong những năm 1918 - 1929.
1.2. Các nước tư bản trong những năm 1929 - 1939.
2. Châu Aâu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939) 2.1. Các nước Anh, Pháp trong những năm 1918 - 1939.
2.2. Nước Đức và Italia trong những năm 1918 - 1939.
3. Mỹ và Nhật giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)
3.1. Nước Mỹ trong những năm 1918 -1939.
3.2. Nhật Bản trong những năm 1918 -1939.
Thảo luận (2 tiết): Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 -1933 và tác động của nó đối với sự phát triển của CNTB.
Chửụng II
CÁC NƯỚC TƯ BẢN TỪ SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI ĐẾN NAY
(12 tieát) 1. Khái quát chung.
1.1. Những nét lớn về tình hình quốc tế sau chiến tranh.
1.2. Các nước tư bản Aâu – Mỹ trong giai đoạn 1945 -1973.
1.3. Cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới 1973 và sự phát triển của các nước tư bản Aâu- Mỹ từ 1973 đến nay.
1.4. Đặc điểm và bản chất của CNTB hiện đại.
2. Các nước tư bản Châu Aâu từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay.
2.1. Các nước tư bản Tây Aâu.
2.2. Các nước tư bản Bắc Aâu.
2.3. Liên minh Châu Aâu (EU): quá trình hình thành, phát triển và triển vọng.
3. Mỹ và Nhật từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay.
3.1. Nước Mỹ từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay.
3.2. Nhật Bản từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay.
Chửụng III
CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THƯ HAI
(4 tieát)
1. Những nét lớn về cuộc cách mạng khoa học công nghệ.
1.1. Bối cảnh lịch sử của cuộc cách mạng khoa học công nghệ.
1.2. Nội dung và đặc điểm của cuộc cách mạng khoa học công nghệ.
2. Tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ đối với tiến trình lịch sử nhân loại.
2.1. Đối với nền sản xuất vật chất.
2.2. Đối với xu thế toàn cầu hóa.
* Một số ý về việc giảng dạy học phần ở trường THCS.
Thảo luận (4 tiết): Sự phát triển của CNTB Mỹ từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay.
Đặc điểm và bản chất của CNTB hiện đại.
6. Đánh giá
• Hình thức:
- Giáo sinh viết bài thu hoạch về một vấn đề tự chọn của chương II. Bài viết này được coi là bài điều kiện để thi hết học phần.
- Phần thảo luận ở xêmina cũng đánh giá và cho điểm (nếu đạt trên 7 điểm sẽ cộng 1 điểm cho bài thi).
- Kết thúc học phần có thể thi viết hoặc vấn đáp.
• Tieâu chí:
Nắm vững kiến thức được học; làm bài tốt; chuẩn bị tham gia xêmina; có kỹ năng thực hành, chuẩn bị để dạy học ở THCS.
7. Hướng dẫn thực hiện chương trình
- Học phần bao gồm 3 chương trong đó trọng tâm là Chương I và Chương II.
Các chương mục có cấu tạo lôgíc, quan hệ chặt chẽ với nhau, phản ánh tiến trình phát triển của CNTB trong thế kỷ XX. Chương III nói về cuộc cách mạng khoa học công nghệ diễn ra từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay. Những thành tựu của cuộc cách mạng này là trí tuệ của toàn nhân loại nhưng trên thực tế đã diễn ra chủ yếu ở các nước tư bản phát triển. Giáo viên có thể hướng dẫn để giáo sinh tự học chửụng III.
- Những nội dung của học phần này sẽ được dùng giảng dạy ở chương trình lớp 8 và lớp 9 THCS. Giáo sinh cần tập trung vào các nội dung sau: Châu Aâu và Mỹ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới, Châu Aâu và Mỹ từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại…
8. Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Anh Thái (chủ biên): Lịch sử thế giới hiện đại (1917-1995), NXB Giáo dục, Hà Nội, 2000.
2. Đào Huy Ngọc (chủ biên). Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994.
3. Các nước trên thế giới trước ngưỡng cửa thế kỷ XXI, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000.
4. Paul Kennedy: Hưng thịnh và suy vong của các cường quốc, NXB Thông Tin – Lý luận, Hà Nội, 1992.
5. Phan Ngọc Liên (chủ biên): Lịch sử Nhật Bản, NXB Văn hóa – Thông tin, Hà Nội, 1995.
***
PHƯƠNG PHÁP ĐÀO TẠO
Đây là một thời kỳ lịch sử thế giới có nhiều biến động lớn với nhiều sự kiện, nhiều vấn đề, nhiều giai đoạn đan xen, tác động qua lại, diễn biến rất phức tạp.
Giảng viên cần khái quát tổng hợp thành hai vấn đề lớn (mang tính bao trùm) và có phương pháp giải quyết. Phương châm là “đơn giản hoá các vấn đề phức tạp” nhưng chuyên sâu và làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản của lịch sử phát triển của CNTB:
- Những vấn đề cơ bản của lịch sử Châu Aâu và Mỹ từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến nay qua các giai đoạn phát triển (sự phát triển thăng trầm đầy kịch tính của CNTB với những đặc điểm cơ bản của nó).
- Những đặc điểm của CNTB hiện đại, những thành tựu, hạn chế và xu thế phát triển của lịch sử thế giới.
Với phương pháp sơ đồ hoá và thuyết giảng – đặt giải quyết vấn đề, kết hợp với phương tiện multimedia, giảng viên lên kế hoạch giải quyết từng vấn đề và có thể thoát ly cách dạy theo chương, bài.
1- Về vấn đề các giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới, mục tiêu quan trọng nhất là sinh viên nhận thức được những mâu thuẫn của CNTB, đánh giá đúng bản chất của sự vận động phát triển của CNTB chứng minh rừ thờm nhận định thiờn tài của V.I. Lờnin: “Chủ nghĩa đế quốc là chủ nghĩa tư bản độc quyền, ăn bám thối nát hay giãy chết, là đêm trước của cách mạng vô sản”, “còn chủ nghĩa đế quốc thì còn chiến tranh đế quốc”.
Giảng viên cần vận dụng các sự kiện lịch sử tiêu biểu, gắn lý luận với thực tiễn để phân tích mối quan hệ phức tạp giữa các nước TBCN trong thời kỳ tổng khủng hoảng của CNTB. Sự điều khiển các mối quan hệ đó của can thiệp Mỹ.
Khái quát chung về châu Aâu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới(1918 - 1939):
+ Các nước tư bản trong những năm 1918 – 1929:
\ 18-24: CNTB đối phó với cao trào cách mạng 18-23.
\ 24-29: CNTB ổn định tạm thời với trật tự Versailles – Washington chứa đựng những mâu thuẫn mới ngày càng gay gắt. Aâm mưu làm bá chủ thế giới của Myừ.
+ Các nước tư bản trong những năm 1929 – 1939:
Xêmina (2 tiết): Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 -1933 và tác động của nó đối với sự phát triển của CNTB. Giảng viên hướng dẫn thảo luận các nội dung chính:
\ Khủng hoảng kinh tế thế giới 29-33. Hậu quả và việc khắc phục hậu quả của các nước thắng trận, bại trận. Mâu thuẫn quyết liệt giữa hai khối đế quốc. Phân tích sự phát triển của các cường quốc Anh, Pháp, Đức, Italia, Mỹ và Nhật. Tình hình kinh tế, chính trị và quan hệ đối ngoại của các nước.
\ Chủ nghĩa phát xít xuất hiện ở Italia, Đức và Nhật. Trục Beclin – Rôma – Tôkyô hình thành. Nguy cơ chiến tranh phát xít.
2- Vấn đề CNTB hiện đại và xu thế phát triển của lịch sử thế giới ngày nay - Khái quát chung về các nước tư bản từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay
+ Những nét lớn về tình hình quốc tế sau chiến tranh: Giai đoạn thứ nhất của cách mạng khoa học – công nghệ - Hệ thống XHCN hình thành – Trật tự hai cực Ianta (Xô-Mỹ) - Hình thành 3 dòng thác cách mạng tấn công chủ nghĩa đế quốc - Chiến lược toàn cầu của đế quốc Mỹ – “Chiến tranh lạnh” giữa hai cực Đông – Taây…
+ Các nước tư bản Aâu – Mỹ trong giai đoạn 1945 -1973: 45-55 Mỹ nô dịch các nước đồng minh hình thành các liên minh quân sự - chính trị – 55-70 Tây Aâu, Nhật Bản vươn lên mạnh mẽ cạnh tranh với Mỹ (Đức, Nhật bản tăng trưởng kinh tế vượt bậc).
+ Cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới 1973 và sự phát triển của các nước tư bản Aâu- Mỹ từ 1973 đến nay: Giai đoạn hai của cách mạng khoa học – công nghệ với nhiều thành tựu của công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ năng lượng, công nghệ vũ trụ… - Hình thành 3 khu vực kinh tế thế giới Mỹ-Tây Aâu- Nhật Bản.
- Đặc điểm và bản chất của CNTB hiện đại.
Phân tích những đặc điểm của chủ nghĩa tư bản hiện đại, giảng viên cần chú ý phõn tớch rừ những khỏi niệm mới và những kiến thức thời đại như: nền kinh tế tri thức, toàn cầu hoá, các chỉ số quốc tế GNP (tổng sản phẩm quốc dân/ năm), GDP (tổng thu nhập quốc dân tính theo đầu người/ năm), HDI (các chỉ số về con người -chất lượng cuộc sống), ISO (các chỉ số về trình độ quản lý, kỹ thuật sản xuất và bảo vệ môi trường)…
Ví dụ về khái niệm “kinh tế tri thức”:
+ Nền sản xuất với cơ sở vật chất, kỹ thuật và công nghệ cao (công nghệ thông tin và công nghệ sinh học)
+ 70% nguồn nhân lực là lao động trí lực, dịch vụ và là khu vực phi sản xuất.
+ Sản xuất chiếm 70% tổng sản phẩm quốc dân.
Về đặc điểm chủ nghĩa tư bản hiện đại:
- Nền sản xuất dựa trên cơ sở vật chất kỹ thuật công nghệ mới: xu hướng là tiết kiệm tối đa các nguồn của cải (tài nguyên thiên nhiên, sức người, trí tuệ...), đề cao chất lượng, hiệu quả và tôn trọng nhân cách sáng tạo của con người.
Quá trình bắt đầu từ những năm 70 khi bùng nổ kỹ nghệ vi điện tử, tin học, tự động hoá, chế tạo vật liệu mới.
- Hệ thống các quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đang diễn ra những thay đổi quan trọng. Nền kinh tế của các nước đang phát triển là nền kinh tế hỗn hợp.
- Vai trò kinh tế của nhà nước có những thay đổi lớn so với thời chủ nghĩa tư baín tỉû do cảnh tranh, chuí nghéa tỉ baín luỵng âoản vaì chuí nghéa tỉ baín luỵng đoạn nhà nước. Mâu thuẫn giữa cơ chế chính trị và nền kinh tế quốc tế hoá dẫn đến :- Tăng cường yếu tố cạnh tranh thị trường -Nhà nước giảm bớt can thiệp trực tiếp về kinh tế mà chủ yếu đảm bảo điều kiện chiến lược phát triển kinh tế và khoa học kỹ thuật.- Tư nhân hoá sở hữu nhà nước và phúc lợi chung.- Điều tiết sự phát triển kinh tế với yêu cầu mới của quá trình quốc tế hoá.
- Kết cấu xã hội tư bản chủ nghĩa hiện đại đã thay đổi nhiều:- lao động thể lực giảm, lao động trí lực tăng- lao động nông nghiệp ít và dịch vụ tăng nhanh- giai cấp công nhân hiện đại tăng chiếm đa số trong cơ cấu xã hội (thu hút trí thức, kỹ sư , kỹ thuật viên- giai cấp chủ yếu của xã hội văn minh hậu công nghiệp). Đời sống tầng lớp này nâng cao nhưng họ vẫn là những người lao động làm thuê bị bóc lột giá trị thặng dư. Tầng lớp thống trị cũng thay đổi kết cấu sâu sắc: Không thể chỉ là giai cấp tư sản độc quyền mà còn bao gồm tầng lớp quan liêu nhà nước, tầng lớp kỹ trị và quản lý viên cao cấp.
- Trình độ quốc tế hoá đạt mức cao chưa từng thấy. Các Công ty xuyên quốc gia (Tran’snational coporration) ngày càng có vị trí quan trọng trong nền kinh tế thế giới.
Chủ yếu là hợp tác sản xuất các sản phẩm hiện đại.
Kiểm soát 50% tổng sản lượng công nghiệp, 50% mậu dịch quốc tế, 90%
đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, 80% bản quyền kỹ thuật và công nghệ mới, 70% quyền chuyển nhượng kỹ thuật trên thế giới...
- Chủ nghĩa tư bản hiện đại không làm mất đi những mâu thuẫn cơ bản vốn có mà còn xuất hiện nhiều mâu thuẫn mới trong quá trình phát triển:
Sự cách biệt giữa giàu và nghèo ngày càng lớn (Mỹ có 43 triệu người nghèo) - Những mâu thuẫn quốc tế giữa các công ty xuyên quốc gia ngày càng gay gắt: vừa kình địch vừa phụ thuộc nhau.
Mâu thuẫn giữa các nước phát triển với thế giới thứ ba cũng thay đổi : phụ thuộc nhau và bất bình đẳng.
Sau khi khái quát các nội dung cơ bản về cách mạng khoa học – công nghệ, về sự ra đời chủ nghĩa tư bản hiện đại (thập niên 70) và xu thế toàn cầu hoá hiện nay…
giảng viên hướng dẫn sinh viên làm đề tài khoa học hay bài tập nhận thức mang tính chất nhận định chung về thời sự chính trị quốc tế như một vấn đề của tiểu luận:
Sự tan rã của Liên Xô đã tạo ra cho Mĩ một lợi thế tạm thời. Mĩ ra sức củng cố vị trí siêu cường, mưu đồ giữ vai trò chi phối bá chủ thế giới. Mặt khác tuy là cực duy nhất còn lại, nhưng tình hình thế giới lại không phải là thế giới một cực, Mĩ đã bị suy yếu tương đối. Mâu thuẫn lớn nhất của Mĩ là giữa tham vọng bá chủ và khả năng
thực hiện, Mĩ ra sức điều chỉnh chính sách đối nội và đối ngoại, tăng cường năng lực cạnh tranh nhằm xây dựng trật tự thế giới mới do Mĩ lãnh đạo. Tây Aâu và Nhật Bản vươn lên thành một cực khác trong thế giới đa cực.
Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Aâu sụp đổ, Chủ nghĩa xã hội lâm vào thoái trào nhưng điều đó không làm thay đổi tính chất của thời đại, loài người vẫn ở thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội.
Hòa bình thế giới được củng cố, nguy cơ chiến tranh thế giới bị đẩy lùi (đã xuất hiện những khả năng ngăn chặn chiến tranh thế giới), nhưng hòa bình ở nhiều khu vực bị đe dọa, thậm chí ở nhiều nơi xung đột quân sự, nội chiến diễn ra ác liệt (Trung Đông, cuộc chiến tranh khu vực đã diễn ra lần thứ 5). Đó là các cuộc xung đột do mâu thuẫn về sắc tộc, tôn giáo, tranh chấp lãnh thổ (hay do sự can thiệp của Anh-Mỹ)… Hoạt động can thiệp lật đổ, khủng bố vẫn xảy ra ở nhiều nơi. Điều đó làm ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa các quốc gia dân tộc trong cộng đồng quốc tế.
Các mâu thuẫn cơ bản vốn có trên thế giới như: mâu thuẫn giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản, giữa những người lao động và tư bản ở các nước tư bản chủ nghĩa. Mâu thuẫn giữa các dân tộc các nước đang phát triển với chủ nghĩa đế quốc và giữa các nước đế quốc với nhau.
Đây là 4 mâu thuẫn cơ bản của thời đại ngày nay hiện đang tồn tại, có mặt phát triển sâu sắc hơn, nội dung và hình thức biểu hiện đã có nhiều nét mới. Nhưng cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản vẫn là cuộc đấu tranh quyết liệt. Với sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học- công nghệ, lực lượng sản xuất phát triển nhanh chóng trong xu thế quốc tế hóa ngày càng tăng làm cho mâu thuẫn giữa tính chất xã hội hóa của lực lượng sản xuất với chế độ chiếm hữu tư nhân của tư bản chủ nghĩa ngày càng thêm gay gắt. Đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp tiếp tục diễn ra với nhiều hình thức, mức độ quyết liệt khác nhau. Từ đó, 4 tiêu chí của cách mạng thế giới hiện nay chính là: hoà bình, độc lập, dân chủ và tiến bộ xã hội.
CÁCH MẠNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
Cách mạng khoa học và công nghệ (hay cách mạng kỹ thuật lần thứ II)bắt đầu từ thập niên 40 và phát triển qua hai giai đoạn:
40 – 70: Tự động hoá sản xuất.
70 – đến nay: Điều khiển học.
Cách mạng khoa học và công nghệ với hai ngành công nghệ mũi nhọn là công nghệ thông tin và công nghệ sinh học. Các ngành công nghệ khác như công nghệ năng lượng, hạt nhân, vũ trụ, vật liệu mới… Cách mạng khoa học và công nghệ mang tính đột phá, tác động mạnh mẽ đến cơ cấu mọi nền kinh tế của các quốc gia, thể chế chính trị, chính sách đối ngoại, quan hệ quốc tế và xu thế thời đại.