Tên học phần : LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NGUỒN GỐC ĐẾN THẾ KỶ X

Một phần của tài liệu Thực hiện kế hoạch đào tạo ngành học Lịch Sử (Trang 110 - 113)

2. Mã số :

3. Thời lượng : 2 (24,6) 4. Muùc tieõu :

* Về kiến thức : cung cấp cho giáo sinh:

- Những kiến thức cơ bản về quá trình phát triển của xã hội nguyên thủy ở Việt Nam.

- Kiến thức về các điều kiện hình thành quốc gia đầu tiên trên đất Việt Nam và các quốc gia cổ đại khác trên vùng đất nam Việt Nam.

- Những kiến thức cơ bản về nền văn minh sông Hồng và nền văn minh Champa.

- Kiến thức về chế độ đô hộ của các triều đại phương Bắc và cuộc đấu tranh kiên cường, bền bỉ giành lại độc lập của nhân ta.

* Về tư tưởng

Giáo dục lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc.

* Veà kyừ naờng

Bồi dưỡng kỹ năng quan sát, nhận xét, so sánh hiện vật trên kênh hình và tổng hợp sự kiện nhằm nâng cao năng lực giảng dạy lịch sử ở Trung học cơ sở, rèn luyện kỹ năng nghiên cứu các di tích lịch sử, liên quan đến học tập.

5. Chửụng trỡnh chi tieỏt

Chửụng I

THỜI NGHUYÊN THỦY TRÊN ĐẤT VIỆT NAM (6 tieát)

1. Sự xuất hiện của con người trên đất Việt Nam- thời đại đá cũ Sơn Vi.

2. Thời đại đá mới và cuộc cách mạng đá mới.

3. Bước phát triển xã hội cuối thời nguyên thủy: các nền văn hóa Phùng Nguyên – Hoa Lộc, Sa Huỳnh, Lung Leng, Đồng Nai.

Chửụng II

THỜI DỰNG NƯỚC VĂN LANG – ÂU LẠC (8 tieát)

1. Văn hóa Đông Sơn và những chuyển biến về kinh tế- xã hội.

2. Nước Văn Lang: Điều kiện ra đời.

Tổ chức nhà nước – đời sống xã hội: vật chất – tinh thần.

3. Nước Aâu Lạc: Sự ra đời của nước Aâu Lạc.

Bước phát triển mới về chính trị, kinh tế – Thành Cổ Loa.

Vaên minh soâng Hoàng

Sự sụp đổ của nhà nước Aâu Lạc.

Chửụng III

THỜI BẮC THUỘC VÀ THỜI CHỐNG BẮC THUỘC (8 tieát)

1. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng và khánh chiến chống xâm lược Hán.

Chế độ đô hộ của nhà Hán – Khởi nghĩa Hai Bà Trưng.

Những năm độc lập và kháng chiến chống xâm lược Hán.

2. Tình hình nước ta ở các thời kỳ I-VI:

Aùch đô hộ của các triều đại phương Bắc và những biến chuyển về kinh tế, văn hóa, xã hội.

3. Khởi nghĩa Lý Bí và Nhà nước Vạn Xuân.

Khởi nghĩa Lý Bí – Nhà nước Vạn Xuân thành lập.

Cuộc kháng chiến chống xâm lược Lương – Triệu Quang Phục khôi phục nền độc lập.

4. Các cuộc khởi nghĩa giành độc lập dưới thời Đường.

Chế độ đô hộ của nhà Đường – Những biến chuyển về kinh tế – văn hóa. Các cuộc khởi nghĩa chống đô hộ: Lý Tự Tiên – Đinh Kiến, Mai Thúc Loan, Phùng Hửng, Dửụng Thanh.

Tình hình An Nam cuối thế kỷ IX – đầu thế kỷ X và khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ.

Thảo luận (2 tiết) các bước phát triển của quá trình đấu tranh giành độc lập. Di sản lịch sử (tổ chức tham quan, nghiên cứu).

Chửụng IV

CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI Ở KHU VỰC PHÍA NAM VIỆT NAM (2 tieát)

1. Nước Champa: Sự ra đời của nước Lâm Aáp – Champa. Tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa Champa trong các thế kỷ II – X.

2. Nước Phù Nam hình thành – tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa.

- Vận dụng kiến thức vào thực hiện chương trình lịch sử THCS (2 tiết).

- Ôn tập và kiểm tra (2 tiết).

6. Đánh giá

Hình thức:

- 1 bài tập thực hành ở nhà.

- Tổ chức xêmina.

- 1 bài thi hết học phần (viết hoặc thi vấn đáp).

- Có phần liên hệ với chương trình THCS để nêu những kiến thức cần nắm vững.

Tieâu chí:

Nắm vững kiến thức; biết tìm hiểu độc lập; có ý thức vận dụng kiến thức trong xêmina; chuẩn bị để dạy học ở THCS.

7. Hướng dẫn thực hiện chương trình

1. Giáo sinh đã học xong các phần đại cương (nhập môn, khảo cổ, nhân học), làm cơ sở cho các học phần lịch sử dân tộc.

2. Nội dung học phần phải đạt 2 yêu cầu:

- Mở đầu cho bộ môn Lịch sử dân tộc.

- Đặt cơ sở cho sự hiểu biết và giảng dạy các phần lịch sử tiếp sau.

- Tổ chức 2 buổi xêmina sau khi học Chương I. II và chương III.

- Tổ chức nghiên cứu, tham quan các di tích, bảo tàng lịch sử trong nước.

3. Trọng tâm học tập, xêmina.

- Sự nối tiếp liên tục của các giai đoạn phát triển của xã hội nguyên thủy và từ thời nguyên thủy sang thời dựng nước.

- Những điều kiện hình thành và phát triển của các quốc gia cổ đại trên đất Vieọt Nam.

- Nền văn minh sông Hồng và văn minh Chăm, văn minh Phù Nam.

- Những chuyển biến xã hội thời Bắc thuộc và cuộc đấu tranh kiên cường, liên tục của nhân dân ta giành độc lập.

- Tính bao quát của văn hóa nguyên thủy trên toàn lãnh thổ Việt Nam (khác chửụng trỡnh cuừ).

- Bồi dưỡng và nâng cao khả năng tư duy độc lập, tích cực của giáo sinh tăng thêm và gắn liền nội dung giảng dạy ở CĐSP với nội dung tương ứng ở THCS phần trao đổi phát biểu trên lớp. Rèn luyện kỹ năng thực hành trong học tập, nghiên cứu khoa học, tham quan các di tích lịch sử có liên quan.

8. Tài liệu tham khảo

1. Trương Hữu Quýnh (chủ biên) Phan Đại Doãn, Nguyễn Cảnh Minh, “Đại cương lịch sử Việt Nam” (T.I) – NXB Giáo dục, Hà Nội 1999, 2000…

2. Phan Huy Lê, Trần Quốc Vượng, Hà Văn Tấn, Lương Ninh, Lịch sử Việt Nam (T.I) – NXB ĐH và THCN, HN,1983,1991.

3. Trương Hữu Quýnh, Nguyễn Cảnh Minh – Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc – 1958, NXB ẹHQG, HN 1999.

4. Nguyễn Phan Quang, Vừ Xuõn Đàn, Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc – 1958 ẹHSP TP Hoà Chớ Minh, 1993.

5. Ngô Sĩ Liên… Đại Việt sử ký toàn thư (T.I) – NXB KHXH, HN 1972.1993.

1. Tên học phần : LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ THẾ KỶ X

Một phần của tài liệu Thực hiện kế hoạch đào tạo ngành học Lịch Sử (Trang 110 - 113)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(186 trang)
w