2. Mã số :
3. Thời lượng : 1 (12,3) 4. Muùc tieõu :
* Về kiến thức:
- Vận dụng kiến thức các học phần về phương pháp dạy học Lịch sử, những kiến thức về khoa học lịch sử để nắm được nội dung chủ yếu của các khóa trình dạy học lịch sử ở trường THCS.
- Hiểu được tính lôgíc, hệ thống của các khoá trình lịch sử ở trường THCS.
- Sử dụng các phương pháp, phương tiện dạy học phù hợp với các bài lịch sử.
* Về tư tưởng:
- Ý thức được nhiệm vụ phải đảm nhiệm về nội dung dạy học các khóa trình lịch sử ở trường THCS.
- Có ý thức bảo đảm tính lôgic và hệ thống trong quá trình dạy học lịch sử ở trường THCS.
* Veà kyừ naờng:
- Biết lựa chọn, xác định mức độ và cấu trúc những kiến thức cơ bản trong quá trình dạy học các khóa trình lịch sử ở trường THCS.
- Biết xác định mối liên hệ giữa các khóa trình dạy học lịch sử ở trường THCS.
5. Chửụng trỡnh chi tieỏt
Chửụng I
NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CÁC KHểA TRèNH LỊCH SỬ THẾ GIỚI.
(2 tieát) 1. Khái quát quá trình lịch sử cổ đại.
2. Khái quát lịch sử thế giới trng đại.
3. Lịch sử thế giới cận đại.
4. Lịch sử thế giới hiện đại.
Chửụng II
NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CÁC KHểA TRèNH LỊCH SỬ VIỆT NAM VÀ LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG
(3 tieát) 1. Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỷ X.
2. Lịch sử Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX.
3. Lịch sử Việt Nam từ 1858 đến 1918.
4. Lịch sử Việt Nam từ 1918 đến nay.
5. Yêu cầu, nội dung chủ yếu của lịch sử địa phương (những nét đại cương, cơ bản nhaát)
Chửụng III
KHÁI QUÁT VỀ TÍNH HỆ THỐNG CỦA NỘI DUNG CÁC KHểA TRèNH LỊCH SỬ.
(2 tieát)
1. Tính hệ thống giữa nội dung lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam.
2. Tính hệ thống giữa lịch sử Việt Nam và lịch sử địa phương.
Chửụng IV
ĐỊNH HƯỚNG VỀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CÁC KHểA TRèNH LỊCH SỬ.
(5 tieát) 1. Lịch sử thế giới.
2. Lịch sử Việt Nam.
Phần thực hành:
Thảo luận các vấn đề sau:
- Chọn lựa kiến thức cơ bản, xác định mức độ và cấu tạo của một chương, một bài lịch sử.
- Mối liên hệ đồng đại giữa lịch sử thế giới, Việt Nam và địa phương (lý luận nhưng chủ yếu là xác lập bản thống kê về mối liên hệ giữa lịch sử thế giới và lịch sử dân tộc trong các thời kỳ)
Chọn một bài trong sách giáo khoa, thử xác định vị trí, mối quan hệ của bài đó trong chương trình lịch sử ở trường THCS.
Soạn và tiến hành một bài giảng cụ thể.
6. Đánh giá
• Hình thức:
Thi (viết hay vấn đáp).
Soạn giảng và tiến hành dạy một bài cụ thể.
• Tiêu chí: Nắm vững các khóa trình lịch sử ở THCS, soạn và giảng dạy tốt một bài lịch sử ở THCS.
7. Hướng dẫn thực hiện chương trình
* Về nội dung:
Chủ yếu là hệ thống hóa các nội dung đã được học trong giáo trình trước đó để học phần này về khoa học lịch sử và PPDHLS), cụ thể là nắm được các khóa trình lịch sử ở THCS.
* Về phương pháp:
Kết hợp giữa lý thuyết và thực hành để soạn và dạy tốt một bài, chuẩn bị cho thực tập sư phạm.
* Về tổ chức:
Thảo luận và cá nhân hệ thống hóa các kiến thức đã được học trước đó để chuẩn bị tốt bài soạn, tiến hành tốt bài giảng.
8. Tài liệu tham khảo
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo: Chương trình Trung học cơ sở – NXBGD – HN – 2002.
2. Phần: Các nội dung lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam dạy học ở trường THCS của các giáo trình đã học.
3. Phan Ngọc Liên (chủ biên): Thiết kế bài giảng lịch sử ở trường Trung học cơ sở. NXB ĐHQG Hà Nội, 1999.
***
PHƯƠNG PHÁP ĐÀO TẠO
(vận dụng các lý thuyết dạy học hiện đại vào phương pháp giảng dạy)
Nội dung chương trình giáo dục phổ thông của các nước có nền giáo dục tiên tiến như Mỹ, Canađa, Australia… được cấu trúc gồm các môn bắt buộc (khoảng 3 môn như toán, ngữ văn và luật pháp) và các môn “tín chỉ” tự chọn (khoảng 40 tín chỉ và tự chọn thời gian hoàn thành). Đồng thời các mặt khác như phòng học, thiết bị, sách giáo khoa… phù hợp với các hình thức dạy học từ dạy minh hoạ chuyển sang học thực hành một cách linh hoạt, thuận lợi. Đặc biệt, sách giáo khoa viết cho học sinh tự học, không áp đặt, khép kín, hàn lâm. Hệ thống thư viện, phòng thực hành, mạng internet cho phép tổ chức học sinh học tập cả ngày trong trường… Với môi trường dạy học tương tác như vậy, vai trò thày cô giáo rất được đề cao và yêu cầu về phẩm chất, năng lực của giáo viên cũng được hoàn thiện chu đáo để thích ứng với những thay đổi chức năng, với những nhiệm vụ đa dạng phức tạp của hướng dạy học theo phương pháp tích cực. Trong xu thế hội nhập quốc tế, hội nhập khu vực, nền giáo dục phổ thông cũng nên tham khảo nội dung và phương pháp dạy học mới của các nước phát triển.
MÔ HÌNH GIÁO DỤC (theo UNESCO, 1998)
Mễ HèNH TRUNG TÂM VAI TRề
NGƯỜI HỌC CÔNG NGHỆ
TRUYEÀN THOÁNG
(1) Người dạy Thụ động Bảng/ TV/ Radio
THÔNG TIN (2) Người học Chủ động Máy tính cá nhân
– PC
TRI THỨC (3) Nhóm Thích nghi PC + Mạng
Nội dung chương trình, sách giáo khoa lịch sử ở nước ta hiện nay cũng đã và đang được biên soạn theo hướng mở, tạo khoảng trống tương đối cho người dạy và người học phát huy tính tích cực chủ động trong các hoạt động dạy và học. Đó là sự chuyển
biến tích cực song phương pháp dạy học tích cực của đội ngũ giáo viên THCS còn lúng túng với các hình thức dạy học mới, chưa quen sử dụng đồ dùng dạy học hoặc tổ chức hướng dẫn học sinh tự học… Vấn đề kiểm tra, thi cử, nhất là thi trắc nghiệm khách quan, đánh giá chất lượng dạy và học vẫn còn trong giai đoạn nghiên cứu, thể nghiệm. Chính vì vậy khi áp dụng lý luận phương pháp dạy học hiện đại vào thực tiễn cần vận dụng phương pháp phù hợp có mức độ, từng bước xây dựng mối quan hệ tương đồng giữa thầy và trò phát huy vai trò chủ thể tích cực của học sinh trong việc chiếm lĩnh tri thức. Phương pháp được hình thành trong chính quá trình sinh viên chiếm lĩnh kiến thức khoa học vì vậy dạy phương pháp thuộc phạm trù phương pháp dạy của giảng viên. Những phương pháp dạy học của giảng viên ở trường cao đẳng có ý nghĩa như khuôn mẫu cho sinh viên sau này về giảng dạy ở PTCS.
Ngoài hệ thống các phương pháp truyền thống như thuyết giảng, tường thuật, miêu tả, phát vấn, phân tích, giải thích, tổng hợp… phương pháp dạy học hiện đại cần cụ thể hoá các phương pháp dạy học theo hướng tích cực. Đơn cử một số phương pháp như sau: