PHƯƠNG PHÁP DẠY – HỌC TỰ LẬP

Một phần của tài liệu Thực hiện kế hoạch đào tạo ngành học Lịch Sử (Trang 181 - 186)

Đặt vấn đề - Hiểu thế nào là phương pháp dạy học tự lập? Học sinh cần học gì khi đến lớp học? Người học học như thế nào trên lớp? Vai trò điều phối của giáo viên trong việc tổ chức phương pháp dạy – học tự lập?

Các hình thức tổ chức dạy –học tự lập gồm các hình thức tự học cá nhân, hình thức học tập theo nhóm và hình thức học tập tập thể.

Giáo viên THCS cần lập kế hoạch dạy – học chu đáo: Những bài khóa giáo viên áp dụng hoạt động nhóm để dạy học phải là những phần của một chương trình dạy học được chuẩn bị kỹ lưỡng. Giáo viên phải trang bị năng lực cần thiết cho học sinh trong hoạt động nhóm. Học sinh làm quen dần với môi trường học tập mới. Giáo viên tạo điều kiện cho học sinh trao đổi với nhau theo từng cặp trước khi yêu cầu họ làm việc trong những nhóm lớn hơn.

Hoạt động hợp tác theo nhóm cần đi từ thấp đến cao. Ban đầu là những vấn đề nhỏ, đơn giản, thời gian thực hiện ngắn. Về sau học sinh sẽ được giải quyết những vấn đề lớn hơn.

3. PHƯƠNG PHÁP KIẾN TẠO (constructivists)

Là một trường phái mới của ngành tâm lý giáo dục học, và hiện đang đóng một vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu để tìm ra những phương pháp dạy học mới thực sự có hiệu quả.

Tác động của phương pháp kiến tạo:

- Học sinh không tiếp thu kiến thức một cách thụ động

- Học sinh sẽ chủ động trong việc tìm tòi, học hỏi, tự kiến tạo hiểu biết của mình về thế giới tự nhiên.

Nội dung của những thuyết này là làm thế nào để học sinh có được những suy nghĩ về thế giới tự nhiên như những hiểu biết mà các em đang có.

Các nguyên tắc của thuyết kiến tạo đó là mối quan hệ biện chứng giữa đối tượng học và đối tượng học sinh. Phải gắn được tri thức học tập với thực tiễn. Học sinh cần nâng cao tính tự giác trong quá trình học tập thông qua hình thức học tập nhóm

4.ĐỔI MỚI HÌNH THỨC KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ

Quan niệm mới về kiểm tra đánh giá: Đánh giá suốt cả quá trình học tập (cả trong và ngoài lớp học). Đa dạng các hình thức kiểm tra đánh giá (báo cáo thu hoạch, báo cáo một nghiên cứu trong nội dung học tập, bài chính khóa). Đa dạng cách thức thể hiện và kiểm tra đánh giá hai chiều.

Tiêu chí kiểm tra đánh giá: Thái độ chuyên cần. Tinh thần và thái độ tham gia học tập. Thu hoạch từ hoạt động ngoại khóa. Thực hiện bài tập tự nghiên cứu. Báo cáo trên lớp đề tài liên quan đến bộ môn. Thực hiện các đồ dùng trực quan (tùy từng trường hợp cụ thể). Bài kiểm tra chính khóa.

CHỦ THỂ GIÁO VIÊN – NGƯỜI TRUYỀN ĐẠT

TRI THỨC

HỌC SINH –

NGƯỜI TIẾP THU TRI THỨC

ĐỐI TƯỢNG

Kiến thức khoa học và kiến thức xã hội của nhân loại Phát triển trí tuệ của người học sau quá trình tham gia giáo dục

Hệ thống tri thức trong bài học Phát triển các kĩ năng tương ứng

MUẽC ẹÍCH

Thông qua các phương pháp giáo dục tương ứng từng nội dung giáo dục Nắm bắt kiến thức, hình thành kĩ năng xử lí kiến thức trong bài học và phát triển ở tầm mức cao hơn là kiến thức tổng hợp trong cuộc sống.

Kiến thức từ bài học, từ lí thuyết - kiến thức bản thân.

Sử dụng có mục đích kiến thức ấy vào công việc, vào hoạt động của cuộc sống của bản thân.

PHệễNG PHÁP

Tổ chức nhận thức điều khiển và thực hành một cách có hệ thống

Nhận thức tri thức nhân loại thông qua bài giảng và sự giúp đỡ của thầy giáo.

Rèn luyện, tự rèn luyện để nâng cao tri thức của chủ thể học tập

HAI MÔ HÌNH DẠY HỌC MÔ HÌNH DẠY HỌC TRUYỀN

THỤ MỘT CHIỀU: DẠY – GHI NHỚ

MÔ HÌNH DẠY HỌC HỢP TÁC HAI CHIEÀU

1. Thầy truyền đạt tri thức, trò thụ động tiếp thu

1. Trò tự mình tìm ra kiến thức dưới sự hướng dẫn của thầy

2. Thầy truyền thụ một chiều, độc

thoại hay phát vấn 2. Đối thoại : trò – trò, trò – thầy, hợp tác với bạn và thầy; do thầy tổ chức 3. Thầy giảng giải – trò ghi nhớ , học

thuộc lòng 3. Học cách học, cách ứng xử, cách

giải quyết vấn đề, cách sống

4. Thầy độc quyền đánh giá. 4. Tự đánh giá, tự điều chỉnh; cung cấp liên hệ ngược cho thầy đánh giá, có tác dụng khuyến khích tự học

5. Thầy là thầy dạy: dạy chữ, dạy

nghề, dạy người 5. Thầy là thầy học: chuyên gia về việc học, dạy cách học cho trò tự học chữ, tự học nghề, tự học nên người.

HƯỚNG DẪN SOẠN BÀI GIẢNG LỊCH SỬ THEO PHƯƠNG PHÁP TÍCH CỰC Giảng viên không nên đưa ra những “giáo án mẫu” như trước đây với những cột, mục bắt buộc và 5 bước lên lớp máy móc.

Bài giảng theo hướng tớch cực chỉ cần làm rừ cỏc mục tiờu giỏo dục (kiến thức cơ bản, kỹ năng, thái độ) nhưng quan trọng hơn, cần cụ thể các hoạt động của thày và trò trên lớp. Kết cấu bài giảng như một kịch bản dạy học gồm các “hoạt động 1”,

“hoạt động 2”, “hoạt động 3”, “hoạt động 4”… thể hiện được hệ thống câu hỏi (khoảng 2-3 câu hỏi chính), các phương pháp dạy học vận dụng (nhất là các hoạt động nhóm và học sinh tự học) và việc sử dụng các phương tiện dạy học có thể có được.

Nên khuyến khích sử dụng các phương tiện multimedia và bài giảng điện tử nếu điều kiện cho phép. Kết hợp các hình thức dạy học khác như giải ô chữ, những games show nhỏ mang nội dung của bài giảng…

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC MỚI

Sử dụng các phương tiện multimedia là xu hướng tất yếu của nền giáo dục hiện đại. Hiện nay ở nhiều trường PTCS đã có chủ trương giáo viên phải biết soạn bài giảng điện tử. Nhiều trường, nhiều giáo viên dù còn khó khăn về cơ sở vật chất kỹ thuật đã tự phát đưa công nghệ thông tin và truyền thông vào trong công tác quản lý, dạy và học một cách hiệu quả.

Trong điều kiện chung, giảng viên chỉ nêu ra những ứng dụng phổ biến nhất, tập trung vào các nội dung cơ bản sau:

- Phương pháp sưu tầm, lưu trữ và xử lý tư liệu lịch sử. Đây là công việc quan trọng nhất phải tiến hành thường xuyên, mọi nơi, mọi lúc với các hình thức như vẽ, photo, chụp ảnh, số hoá dữ liệu và lưu trữ trong đĩa mềm hoặc CD-ROM. Các tư liệu hình ảnh, bản đồ, sơ đồ, phim tư liệu, video clip… cần được phân loại, sắp xếp khoa học trong các thư mục để có thể dễ dàng truy xuất.

- Bài soạn phải thể hiện được mục tiêu đào tạo. Đảm bảo tính kết cấu hệ thống nội dung. Sử dụng các kênh thông tin như bản đồ, sơ đồ, tranh ảnh, phim tư liệu…

phải chọn lọc khoa học. Màu nền (background), font chữ phải hài hoà, trình bày mỹ thuật. Tránh thiết kế nội dung bài giảng quá rườm rà, phân tán hoặc lạm dụng các hiệu ứng âm thanh, hình động, chữ bay nhảy…

Phaàn tieáp theo

MỘT SỐ PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN PHƯƠNG PHÁP ĐÀO TẠO

Tel: 089751347 & 0919150198 e-Mail: hoanganhkhiem@gmail.com

Một phần của tài liệu Thực hiện kế hoạch đào tạo ngành học Lịch Sử (Trang 181 - 186)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(186 trang)
w