Sản phẩm cao lỏng bạch đàn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác dụng của cao lỏng bạch đàn trong điều trị vết thương phần mềm nhiễm khuẩn (Trang 105 - 109)

Cao lỏng bạch đàn đ−ợc bào chế tại Khoa D−ợc, Viện Y học cổ truyền Quân đội. Nguyên liệu bào chế là lá cây bạch đàn trắng có tên khoa học là Eucalyptus camaldulensis Dehnhart.

Các tiêu chuẩn nguyên liệu đầu vào đã đ−ợc xây dựng và kiểm tra chặt chẽ. Lá bạch đàn đạt tiêu chuẩn cơ sở, khối l−ợng khi làm khô không quá 12%, tro toàn phần không quá 10%, hàm l−ợng tinh dầu trung bình trong lá lớn hơn

1,19% tính theo d−ợc liệu t−ơi, hàm l−ợng tanin trung bình trong lá lớn hơn 12,93% tính theo d−ợc liệu khô.

Cao lỏng bạch đàn đạt tiêu chuẩn cơ sở của cao lỏng theo tiêu chuẩn d−ợc điển Việt Nam III [8].

- Tính chất: là chất lỏng màu nâu đen, có mùi thơm đặc tr−ng của lá

bạch đàn trắng.

- Độ trong và độ đồng nhất: là chất lỏng sánh, đồng nhất, không có váng mốc, không có bã dược liệu hay tạp chất lạ, dưới đáy lọ có thể có một lớp cặn mỏng nh−ng không đáng kể.

- Độ pH của cao lỏng bạch đàn là 4,35 ± 0,04.

- Tỷ trọng (ở 200C): 1,03 - 1,08.

- Sai số thể tích: 150ml + 5% (150 - 155ml).

- Giới hạn nhiễm khuẩn: đạt mức 2 của DĐVN III, phụ lục 10.7.

- Thời gian sử dụng: 24 tháng tính từ ngày sản xuất.

- Một số hoạt chất có trong cao lỏng bạch đàn: tinh dầu, tanin, flavonoid.

- Kết quả các mẫu cao lỏng bạch đàn đem thử ở điều kiện bảo quản thực cho thấy, trong suốt thời gian bảo quản là 24 tháng, tính chất của chế phẩm không có gì thay đổi, kể cả màu sắc.

+ Độ trong và độ đồng nhất: đạt TCCS trong suốt quá trình bảo quản.

+ Thể tích: đạt TCCS trong suốt quá trình bảo quản.

+ Tỷ trọng, độ pH: đạt TCCS trong suốt quá trình bảo quản.

+ Định tính: đạt TCCS trong suốt quá trình bảo quản.

+ Giới hạn nhiễm khuẩn: đạt TCCS trong suốt quá trình bảo quản.

Những TCCS của cao lỏng bạch đàn đã đạt tiêu chuẩn cho phép, bao gồm các chỉ tiêu nh− màu sắc, tính chất, độ pH, hàm l−ợng tinh dầu, hàm l−ợng tannin, các hoạt chất chính; đặc biệt là xét nghiệm độc tính cấp, kết quả cho thấy, không xác định đ−ợc liều gây chết 50% số động vật thí nghiệm (LD50) của cao lỏng bạch đàn, mặc dù cho chuột cống trắng uống với thể tích và liều cao nhất có thể là 25g/kg trọng l−ợng [8].

4.1.2. Quá trình nghiên cứu tiền lâm sàng

Việc nghiên cứu cao lỏng bạch đàn đã trải qua hai giai đoạn là: nghiên cứu cơ bản trên thực nghiệm và nghiên cứu ứng dụng trên lâm sàng; qua đó, tạo cơ sở khoa học để tiếp tục chuyển sang giai đoạn cuối cùng là nghiên cứu triển khai nhằm hoàn thiện quy trình công nghệ và có thể đ−a cao lỏng bạch đàn vào sản xuất ở quy mô công nghiệp [9].

Nghiên cứu tác dụng trên các chủng vi khuẩn hay gặp tại vết th−ơng phần mềm cho thấy, cao lỏng bạch đàn có tác dụng kháng khuẩn với các chủng S. aureus, P. aeruginosa, E. coli [8].

Đánh giá tác dụng trên vết thương phần mềm ở động vật thực nghiệm cho thấy, cao lỏng bạch đàn có tác dụng kháng khuẩn và kích thích mô hạt phát triển; tốc độ và thời gian liền vết thương nhanh hơn nhóm chứng; quá trình nghiên cứu cho thấy, không có những biến chứng toàn thân và tại chỗ đối với

động vật nghiên cứu [8].

Những kết quả nghiên cứu bào chế và thử nghiệm trên động vật cho thấy, cao lỏng bạch đàn có cơ sở khoa học để có thể tiếp tục nghiên cứu ứng dụng

điều trị vết th−ơng phần mềm trên lâm sàng.

Với nguồn d−ợc liệu sẵn có trong tự nhiên, khả năng khai thác lớn, quy trình và kỹ thuật bào chế khá đơn giản, đó là những điều kiện thuận lợi để có thể áp dụng quy trình bào chế cao lỏng bạch đàn ở tuyến trước; đặc biệt là các tuyến quân y cơ sở để đáp ứng yêu cầu cứu chữa thương binh trong điều kiện chiến tranh hiện đại, địa hình bị chia cắt, việc tiếp tế quân y gặp khó khăn.

Dạng bào chế, thiết kế nghiên cứu in vitro in vivo đối với cao lỏng bạch

đàn được thực hiện theo mô hình và phương pháp của các nghiên cứu ứng dụng các sản phẩm thuốc có nguồn gốc từ thảo dược để điều trị vết thương phần mềm.

So sánh với các sản phẩm thuốc có nguồn gốc thảo d−ợc khác đã đ−ợc nghiên cứu và ứng dụng phổ biến, nh− cao lân-tơ-uyn, mỡ maduxin, cao cỏ lào,

kem H4, chúng tôi nhận thấy, kết quả điều trị của cao lỏng bạch đàn tương

đ−ơng với những sản phẩm trên.

4.1.3. Chỉ định và quy trình đắp cao lỏng bạch đàn điều trị vết thương phần mềm nhiễm khuẩn

4.1.3.1. Chỉ định điều trị của cao lỏng bạch đàn

Với các vết thương phần mềm nhiễm khuẩn như đã trình bày trong phần

đối tượng nghiên cứu (Chương 2), dựa trên cơ sở các công trình nghiên cứu điều trị vết th−ơng phần mềm nhiễm khuẩn bằng cao cỏ lào (Nghiêm Đình Phàn), bằng mỡ maduxin (Nguyễn Gia Tiến), mỡ lân-tơ-uyn (Nguyễn Văn Hỷ) [12], [22], [32], căn cứ vào kết quả nghiên cứu tác dụng kháng khuẩn và kích thích hình thành mô hạt trên thực nghiệm của cao lỏng bạch đàn [8], chúng tôi đ−a ra chỉ định đắp cao bạch đàn trên vết thương phần mềm nhiễm khuẩn như sau:

- Những vết thương phần mềm đã được xử trí cắt lọc ở tuyến trước, bị biến chứng nhiễm khuẩn, toác vết mổ, tại chỗ s−ng tấy đỏ, chảy dịch mủ, còn mô hoại tử.

Trong số bệnh nhân nghiên cứu của chúng tôi, có 39 bệnh nhân có vết thương đến muộn ở giai đoạn nhiễm khuẩn, sau khi cắt lọc, để hở vết thương và

đắp cao lỏng bạch đàn. Sau 7 - 14 ngày, khi vết thương sạch, mô hạt đỏ, bóng, chúng tôi tiến hành khâu kín kỳ hai muộn hoặc ghép da mỏng phủ kín vết th−ơng.

- Những bệnh nhân lộ gân, lộ x−ơng có diện tích nhỏ hẹp, vết th−ơng mới, xương và gân chưa viêm, đắp cao lỏng bạch đàn để mô hạt nhanh chóng phủ kín vết thương, sau đó ghép da mỏng. Quá trình điều trị, chúng tôi thấy các vết thương liền tốt, điều đó chứng tỏ chỉ định dắp cao lỏng bạch đàn là hợp lý.

4.1.3.2. Quy trình xử trí và đắp cao lỏng điều trị vết thơng phần mềm nhiễm khuẩn Trong quá trình điều trị vết thương phần mềm nhiễm khuẩn, vấn đề xử trí vết thương trước khi đắp thuốc đóng vai trò quan trọng, tất cả các bệnh nhân trước khi đắp thuốc đều được thăm khám, đánh giá kỹ về các mặt như:

- Đánh giá tình trạng toàn thân thông qua khám lâm sàng và các xét nghiệm cận lâm sàng, qua đó đánh giá các bệnh lý mạn tính toàn thân nh− tiểu

đ−ờng, suy thận... Nếu bệnh nhân thiếu máu, trong qúa trình điều trị phải kết hợp truyền máu hoặc truyền đạm.

- Đánh giá tình trạng vết thương về diện tích, độ sâu, nhiều ngóc ngách, mức độ lộ gân, xương, nếu có gãy xương, cần đánh giá tình trạng ổ gãy và tình trạng cố định đã chắc hay ch−a.

- Khi điều trị vết th−ơng phần mềm, tiến hành cắt lọc sạch mô hoại tử, mở thông các ngóc ngách, nếu có đọng dịch phải dẫn lưu bổ sung. Để cắt lọc vết th−ơng phần mềm nhiễm khuẩn tốt, cần phải vô cảm tốt, thông th−ờng khi cắt lọc phải gây tê tại chỗ hoặc dùng thuốc giảm đau toàn thân.

Khi cắt lọc phải tuân thủ theo trình tự từ ngoài vào trong, từ nông vào sâu, cắt hết mô hoại tử, không cắt vào mô lành. Sau khi cắt lọc hoại tử, phải tiến hành cầm máu tốt trước khi đắp thuốc.

Những vết th−ơng có nhiều ngóc ngách, trong những ngày đầu, chúng tôi

đặt gạc tẩm cao lỏng bạch đàn vào tận đáy vết thương, những ngày sau đặt gạc nông dần để mô hạt đầy đần từ dưới lên, không để lại khoảng trống.

4.1.3.3. Chỉ định lựa chọn dung dịch natri clorid 10% làm thuốc đối chứng Từ lâu, dung dịch natri clorid 10% đã được sử dụng đắp vết thương phần mềm nhiễm khuẩn. Đây là dung dịch ưu trương, khi đắp lên vết thương có tác dụng làm rụng hoại tử, tạo điều kiện cho mô hạt phát triển; bên cạnh đó, dung dịch natri clorid cũng có tác dụng kháng khuẩn.

Với những tác dụng nh− trên, đề tài nghiên cứu này đã chọn dung dịch natri clorid 10% làm thuốc đối chứng do dung dịch này vừa có tác dụng điều trị, vừa

đảm bảo tính khoa học mà không vi phạm đạo đức trong nghiên cứu. Thông qua

đó, có thể đánh giá đ−ợc tác dụng của một số hoạt chất trong cao lỏng bạch đàn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác dụng của cao lỏng bạch đàn trong điều trị vết thương phần mềm nhiễm khuẩn (Trang 105 - 109)