Xử trí kỳ đầu vết th−ơng phần mềm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác dụng của cao lỏng bạch đàn trong điều trị vết thương phần mềm nhiễm khuẩn (Trang 27 - 28)

Nội dung xử trí kỳ đầu vết th−ơng phần mềm bao gồm chống nhiễm khuẩn và tạo điều kiện cho mô hạt phát triển làm liền vết th−ơng.

Những kỹ thuật trong giai đoạn này là: rạch rộng và cắt lọc vết th−ơng, lấy bỏ dị vật, loại bỏ khối máu tụ và khoảng trống, nhỏ giọt liên tục, dẫn l−u vết th−ơng và sử dụng kháng sinh toàn thân [33], [102].

- Rạch rộng và cắt lọc vết th−ơng nhằm loại bỏ hoàn toàn mô chết, mô giập nát có nguy cơ hoại tử, loại bỏ môi tr−ờng phát triển của vi khuẩn, góp phần làm giảm số l−ợng vi khuẩn có mặt tại vết th−ơng.

Cắt lọc vết th−ơng phải triệt để, không bỏ sót tổn th−ơng và không làm ô nhiễm sang mô lành, quá trình rạch rộng và cắt lọc vết th−ơng cần chú ý không làm tổn th−ơng mô lành, để quá trình nhiễm khuẩn không lan rộng, không vào sâu bên trong [5], [29], [33].

- Lấy bỏ các dị vật có trong vết th−ơng: dị vật là nguyên nhân gây ô nhiễm và nhiễm khuẩn vết th−ơng, nên cần phải đ−ợc lấy bỏ, nếu bỏ sót dị vật thì dù có cắt lọc triệt để vẫn có nguy cơ nhiễm khuẩn vết th−ơng [33].

- Loại bỏ khối máu tụ và khoảng trống trong vết th−ơng là loại bỏ đi những môi tr−ờng thuận lợi cho vi khuẩn tồn tại và phát triển, qua đó nhằm ngăn chặn quá trình nhiễm khuẩn [33].

- Nhỏ giọt liên tục nhằm mục đích làm sạch vết th−ơng, loại bỏ dần hoại tử, dị vật, giảm số l−ợng vi khuẩn tại vết th−ơng, tạo điều kiện để mô hạt phát triển làm liền vết th−ơng.

Những dung dịch th−ờng dùng để rửa vết th−ơng là dung dịch thuốc tím 1/4000, dung dịch n−ớc muối sinh lý 0,9%, dung dịch Becberin 0,1% hoặc các dung dịch sát khuẩn có nguồn gốc thảo d−ợc [33], [103].

- Dẫn l−u vêt th−ơng: để tránh nhiễm khuẩn lan rộng và nhiễm khuẩn hiếm khí, tất cả các vết th−ơng phần mềm sau cắt lọc, rạch rộng đều phải để mở, dẫn l−u thoát dịch, không khâu kín, khâu hẹp [33].

- Việc sử dụng kháng sinh toàn thân trong điều trị vết th−ơng phần mềm là rất cần thiết. Để có hiệu quả điều trị cao, cần làm kháng sinh đồ, phải lựa chọn liều thuốc, đ−ờng sử dụng, thời gian dùng thuốc thích hợp tùy theo mức độ tổn th−ơng và d−ợc động học của thuốc để có thể phát huy tối đa hiệu quả điều trị.

Có thể dùng kháng sinh và các chất kháng khuẩn tại chỗ nh− các thuốc có nguồn gốc hoá d−ợc hoặc thảo d−ợc. Các thuốc điều trị tại chỗ có khả năng tạo ra nồng độ thuốc cao tại vết th−ơng [77].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác dụng của cao lỏng bạch đàn trong điều trị vết thương phần mềm nhiễm khuẩn (Trang 27 - 28)