Nghiên cứu thuốc thảo d−ợc điều trị vết th−ơng phần mềm nhiễm khuẩn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác dụng của cao lỏng bạch đàn trong điều trị vết thương phần mềm nhiễm khuẩn (Trang 32)

mềm nhiễm khuẩn

1.5.1. Những nghiên cứu ở n−ớc ngoài

Theo nhiều tài liệu ghi lại, ng−ời Trung Quốc và ng−ời Liên Xô (cũ) đã dùng lá mã đề t−ơi giã nát đắp vết th−ơng để cầm máu, đắp lên mụn nhọt cho chóng vỡ và mau lành. Ng−ời Hy Lạp cổ dùng rau mùi tây đắp lên vết th−ơng cho mau liền [4].

Ng−ời dân tại nhiều quốc gia đã biết cất tinh dầu tràm để làm thuốc chữa bệnh. Theo tác giả Rumfif E., từ thế kỷ XVII, nhân dân Malaysia và Indonesia đã dùng tinh dầu tràm để chữa ho, cảm sốt và làm liền vết th−ơng. Năm 1941, các tác giả Huard D. và Guichard F. đã sử dụng tinh dầu tràm để sát khuẩn trong phẫu thuật; kết quả cho thấy, tinh dầu tràm có khả năng sát khuẩn rất tốt [41].

Năm 1985, Lý Huyên, V−ơng Quốc L−ơng ở Bệnh viện Số 3 thuộc Bệnh viện Trung Y Bắc Kinh đã dùng Kim hoàng cao để điều trị cho 105 tr−ờng hợp vết th−ơng phần mềm nhiễm khuẩn; kết quả cho thấy, thời gian liền sẹo tại vết th−ơng nhanh.

Hồ Nghĩa Căn, Kh−u Hồng Quý (1986) ở Bệnh viện Trung Y Nam Đông, Giang Tô, Trung Quốc đã dùng cao “Khứ mủ sinh tân” (bào chế từ Đan sâm, Đ−ơng quy, Huyết kiệt, Khinh phấn, Ngô công, Cam thảo, Khô phàn, Băng phấn, Trân châu phấn, Một d−ợc, Tử thác, Bạch chỉ, Long cốt và Thạch cao nung) để điều trị các vết th−ơng, vết loét. Kết quả cho thấy, thuốc có tác dụng rất tốt trên vết th−ơng.

Dựa trên kết quả nghiên cứu về hóa d−ợc và d−ợc lý thực nghiệm, các nhà khoa học đã đ−a Madecassol (chiết xuất từ cây rau má) vào điều trị trên lâm sàng ở các n−ớc nh−: Pháp, Canada, Italy, Hà Lan và một số n−ớc khác. Khảo sát kết quả điều trị cho thấy, Madecassol tác dụng tốt đối với sự phát triển của mô liên kết [42].

1.5.2. Những nghiên cứu ở trong n−ớc

Y học cổ truyền Việt Nam đã có từ lâu đời và ngày càng phát triển. Nhiều bài thuốc hay, nhiều cây thuốc quý có tác dụng chữa vết th−ơng đã đ−ợc sử dụng bởi các danh y nh− Tuệ Tĩnh, Lê Đức Vọng, D−ơng Công Chính, Lê Hữu Trác [32].

Danh y Tuệ Tĩnh đã dùng lá trầu không giã nát, trộn với r−ợu trắng để điều trị bỏng. Trong một bài thuốc khác, ông đã dùng rễ m−ớp già sắc đặc đắp tại chỗ để điều trị vết loét, làm cho vết loét nhanh thu miệng [32].

Hải Th−ợng Lãn Ông (1720 - 1791), trong cuốn “Hành giản trân nhu” đã giới thiệu bài thuốc gồm đại hoàng và cam thảo tán bột mịn, rồi trộn với mật ong để điều trị vết th−ơng, vết bỏng cho nhanh liền [36].

Từ năm 1966 - 1969, Bệnh viện Y học cổ truyền Trung −ơng đã điều trị 120 bệnh nhân vết th−ơng phần mềm bằng lá mỏ quạ t−ơi. Kết quả cho thấy, vết th−ơng mất mùi hôi sau 2 - 7 ngày, làm sạch hoại tử, kích thích sự phát triển của mô hạt, nhanh chóng làm đầy vết th−ơng [19], [44].

Năm 1983, Nguyễn Lung, Nguyễn Lam Hòa đã nghiên cứu tác dụng điều trị vết th−ơng phần mềm và x−ơng khớp bằng n−ớc sắc lá bạch đồng nữ. Kết quả cho thấy, thời gian mất mùi trên vết th−ơng đ−ợc rút ngắn; vết th−ơng nhanh sạch mủ và nhanh mọc mô hạt [17].

Trong chiến tranh biên giới phía Bắc năm 1979, Đỗ Đức Vân và Nguyễn Hoàng Oanh, Bệnh viện Việt Đức, đã bào chế thuốc mỡ rau má điều trị 203 vết th−ơng phần mềm. Kết quả cho thấy: khi thay băng, nhiều mủ xanh sền sệt bám vào gạc; khi nhấc gạc lên khỏi vết th−ơng, thấy những mảnh mô hoại tử nh− sơ mít dính vào; ở tỷ lệ 1/16 - 1/4, thuốc có tác dụng ức chế trực khuẩn mủ xanh, trực khuẩn biến hình và tụ cầu vàng, giảm mùi hôi tại vết th−ơng, kích thích quá trình hình thành mô hạt [42].

Năm 1986, Nguyễn Thị Tỵ đã nghiên cứu tác dụng của tinh dầu tràm chữa các vết bỏng cho thấy, tình trạng nhiễm khuẩn và rụng hoại tử nhanh [41].

Nguyễn Văn Hỷ (1996), đã nghiên cứu tác dụng tại chỗ của cao Lân-tơ- uyn trên vết th−ơng phần mềm nhiễm khuẩn.

Kết quả cho thấy:

- Cao Lân-tơ-uyn có tác dụng làm sạch vết th−ơng, thời gian mất mùi hôi nhanh, thời gian rụng hoại tử là 7,17 ± 3,14 ngày, giảm có ý nghĩa so với nhóm

chứng (p < 0,01), tạo điều kiện tốt cho quá trình biểu mô hóa liền sẹo, tạo điều kiện cho ghép da hoặc khép kín vết th−ơng kỳ hai sớm.

- Cao Lân-tơ-uyn có tác dụng ức chế một số loài vi khuẩn gây nhiễm khuẩn vết th−ơng phần mềm invitroinvivo, nhất là hai loại S. aureus P.

aeruginosa. Khi sử dụng cao Lân-tơ-uyn điều trị tại chỗ vết th−ơng, tỷ lệ và số

l−ợng các loại vi khuẩn giảm có ý nghĩa. Ngoài ra số l−ợng bạch cầu trong máu, trong xét nghiệm mô học giảm, chứng tỏ quá trình nhiễm khuẩn tại vết th−ơng bị đẩy lùi.

- Cao Lân-tơ-uyn có tác dụng thúc đẩy nhanh quá trình tái tạo vết th−ơng, thời gian liền sẹo nhanh, thời gian điều trị trung bình đạt đ−ợc 18,65 ±

7,77 ngày, giảm có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng (p < 0,01). Hàm l−ợng hydroxyproline trong mô hạt tại vết th−ơng sau 7 ngày điều trị đạt đ−ợc 2g%, lúc liền vết th−ơng là 2,54g%, tăng cao so với nhóm chứng (p < 0,05). Số l−ợng nguyên bào sợi tăng ở các xét nghiệm mô học, trên tiêu bản áp và siêu cấu trúc, hàm l−ợng mucopolysaccarid giảm khi đắp cao Lân-tơ-uyn tại chỗ, chứng tỏ quá trình tái tạo vết th−ơng tiến triển thuận lợi [14].

Năm 1997, Nguyễn Gia Tiến đã nghiên cứu điều trị vết th−ơng bỏng bằng mỡ Maduxin, kết quả cho thấy:

- Mỡ Maduxin có tác dụng ức chế một số chủng vi khuẩn gây nhiễm khuẩn tại vết th−ơng bỏng, nhất là với hai chủng S. aureus P. aeruginosa. Cả vết bỏng nông và bỏng sâu nhiễm S. aureus P. aeruginosa giảm rõ rệt sau hai tuần điều trị (p < 0,05).

- Mỡ Maduxin có tác dụng tái tạo mô và biểu mô hóa vết bỏng ở cả vết bỏng nông và bỏng sâu, số l−ơng đại thực bào, nguyên bào sợi, số l−ợng mạch máu tân tạo, hàm l−ơng hydroxyproline, hàm l−ợng mucopolysaccarid tăng lên rõ rệt sau một tuần điều trị. Chỉ số phân bào của tế bào sừng lớp mầm biểu bì gia tăng sau hai tuần điều trị ở vết bỏng nông.

- Trên lâm sàng, mỡ maduxin điều trị bỏng nông và vết bỏng sâu, nền mô hạt phẳng, hồng đỏ, không có giả mạc, tạo điều kiện cho ghép da che phủ vết bỏng [31].

Năm 1991, tác giả Lê Thế Trung và cộng sự đã thông báo kết quả ứng dụng thuốc Maduxin và Maduxin oil đ−ợc bào chế từ lá và hạt cây sến, điều trị 136 bệnh nhân bỏng nhiễm khuẩn mủ xanh. Kết quả cho thấy, thuốc có tác dụng giảm tiết dịch, giảm mùi hôi, ít mủ; kết quả xét nghiệm cận lâm sàng cho thấy, số l−ợng vi khuẩn giảm dần từ ngày thứ 5 và không còn trực khuẩn mủ xanh vào ngày thứ 18, tụ cầu vàng không còn vào ngày thứ 21; vết th−ơng tiến triển tốt [39], [45].

Năm 1992, Nghiêm Đình Phàn đã nghiên cứu sử dụng cao lá cỏ lào điều trị các vết th−ơng phần mềm nhiễm khuẩn và lâu liền, tác giả nhận thấy:

- Cao cỏ lào có tác dụng chống viêm nề, thời gian mất mùi hôi nhanh, giảm tiết dịch tại vết th−ơng, kích thích rụng hoại tử và làm sạch vết th−ơng, tạo điều kiện tốt cho quá trình biểu mô hóa liền vết th−ơng.

- Cao cỏ lào có tác dụng thúc đẩy nhanh quá trình tái tạo vết th−ơng, kích thích quá trình biểu mô hóa và liền vết th−ơng. Số l−ợng nguyên bào sợi tăng rõ rệt ở các xét nghiệm mô học và tiêu bản quệt sau đắp thuốc.

- Cao cỏ lào ức chế vi khuẩn in vitroin vivo đối với S. aureus P.

aeruginosa, E. coli, là những chủng vi khuẩn hay gặp ở vết th−ơng phần mềm,

và đã kháng lại hầu hết các loại kháng sinh thông th−ờng.

- Cao cỏ lào có tác dụng chống nhiễm khuẩn tại vết th−ơng phần mềm, khi đắp cao cỏ lào, các chủng vi khuẩn tại vết th−ơng giảm cả về số l−ợng và mật độ. Số l−ợng bạch cầu máu ngoại vi, bạch cầu hạt tại vết th−ơng cũng giảm [22]. Năm 2003, Nghiêm Đình Phàn đã nghiên cứu chế phẩm kem H4 bào chế từ lá mỏ quạ và lá bạch đồng nữ. Kết quả cho thấy, thuốc có tác dụng kháng khuẩn tại vết th−ơng nh−: S. asreus, P. aeruginosa, các chủng vi khuẩn này giảm

cả về số l−ợng và mật độ. Vết th−ơng giảm phù nề, mất mùi hôi, rụng hoại tử và quá trình biểu mô hóa diễn ra nhanh chóng [25].

Năm 2003, tác giả Phạm Vũ Khánh và cộng sự đã nghiên cứu tác dụng của kem ráy (Aloscasiagel) trong điều trị vết th−ơng phần mềm nhiễm khuẩn trên lâm sàng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, vết th−ơng giảm phù nề, giảm mùi hôi nhanh sau 2 ngày đắp thuốc (trung bình 5,13 ± 2,7 ngày), làm rụng hoại tử (trung bình 7,93 ± 4,6 ngày); giảm chủng loại và mật độ vi khuẩn tại vết th−ơng [15], [26].

Năm 2003, tác giả Nghiêm Đình Phàn đã công bố kết quả điều trị vết th−ơng phần mềm và vết bỏng nhiễm khuẩn bằng cao bạch hoa xà trên lâm sàng. Theo kết quả công bố, sau 1 tuần điều trị, vi khuẩn P. aeruginosa đã giảm từ 19,35% xuống còn 4,91%, vi khuẩn S. aureus giảm từ 19,3% xuống còn 12,9%. Sau vài lần thay băng, lớp mủ nhày ở vết th−ơng đ−ợc lấy bỏ, mô hạt bên d−ới phát triển dần lên, lấp đầy vết th−ơng. Tốc độ thu hẹp vết th−ơng trung bình là 1,28 ± 0,45 ngày, thời gian liền vết th−ơng trung bình là 19,3 ±

8,69 ngày [27].

Nh− vậy, bên cạnh các thuốc có nguồn gốc hóa d−ợc, trên cơ sở các bài thuốc dân gian, đã có nhiều thuốc có nguồn gốc thảo d−ợc đ−ợc nghiên cứu bào chế và sử dụng điều trị các vết th−ơng phần mềm nhiễm khuẩn. Bằng các ph−ơng tiện hiện đại đã cho phép nghiên cứu sâu hơn, kết quả nghiên cứu đã khẳng định tác dụng kháng khuẩn và kích thích mô hạt phát triển của các thuốc có nguồn gốc thảo d−ợc này.

Thông qua những nghiên cứu này, các nhà khoa học và các nhà sản xuất đã chuẩn hóa cách thu hái, ph−ơng pháp bào chế, để sản xuất ra các sản phẩm dễ bảo quản, dễ sử dụng. Bên cạnh đó, các nhà khoa học cũng đã xây dựng đ−ợc quy trình điều trị; chứng minh đ−ợc các −u, nh−ợc điểm và tác dụng chủ yếu của mỗi loại thuốc.

1.6. Cây bạch đμn ứng dụng trong y học

1.6.1. Giới thiệu chung về cây bạch đàn

1.6.1.1. Tên khoa học

- Cây bạch đàn có tên khoa học là Eucalyptus L,Herit, là một chi thực vật thuộc họ Sim (Myrtaceae).

Tên gọi bạch đàn Eucalyptus lần đầu tiên đ−ợc nhà thực vật học ng−ời Pháp là Charles Louis L,Heritier de Brutelle đặt cho vào năm 1788 trên cơ sở mẫu vật thu đ−ợc từ loài bạch đàn E.obliqua trên đảo Bruny, Taxmania [20].

- Cây bạch đàn trắng có tên khoa học là Eucalyptus camaldulensis

Dehnhardt, họ Sim (Myrtaceae).

1.6.1.2. Mô tả cây

Cây cao, to, có thể cao tới hơn 10m; cành non có 4 cạnh. Trên cây non hay cành non, lá mọc cân đối, gần nh− không cuống, dài 10 - 15cm, rộng 4 - 8cm; phiến lá hình trứng hoặc hình trái tim; sắc lục, mỏng, nh− có sáp. Trên cành cây già, lá mọc riêng biệt, so le, hình liềm; cuống ngắn, cong; phiến lá hẹp dài 16 - 25cm, rộng 2 - 5cm; cành già tròn, không cạnh.

Khi soi phiến lá bạch đàn lên ánh sáng, ta thấy có những điểm trong, đó là những túi tinh dầu. Từ kẽ lá có những nụ hoa hình núm oản ngửa, có 4 cạnh t−ơng ứng với 4 lá dài. Quả bạch đàn hình chén, phía trên có 4 ngăn, bên trong chứa ít hạt [16], [20].

ảnh 1.1:Cây bạch đàn ảnh 1.2:Lá và hoa bạch đàn

1.6.1.3. Phân bố và thu hái

Bạch đàn có trên 500 loài và đ−ợc phân thành nhiều chi phụ khác nhau, chủ yếu gặp ở Australia.

Bạch đàn rất dễ trồng, khả năng phát triển tốt trong những điều kiện khí hậu và thổ nh−ỡng khác nhau, vì vậy đ−ợc trồng rộng rãi ở nhiều quốc gia trên thế giới. Bạch đàn có bộ rễ ăn sâu, rộng, mọc nhanh, khả năng hút n−ớc trong đất rất mạnh, cho nên th−ờng đ−ợc trồng ở những nơi lầy lội, ẩm thấp để cải tạo khí hậu và thổ nh−ỡng, góp phần làm giảm tỷ lệ bệnh sốt rét vì mùi thơm của lá có tác dụng đuổi muỗi rất tốt [20].

Từ năm 1990, diện tích rừng bạch đàn trên thế giới đã đạt trên 10 triệu hecta, chiếm 23% tổng diện tích rừng trồng. Các n−ớc nổi tiếng có diện tích và năng suất trồng bạch đàn cao là Brazil, Công-gô, Nam Phi, Columbia, Trung Quốc, ấn Độ [20].

Tr−ớc năm 1970, Việt Nam đã từng nhập trên 50 loài bạch đàn để trồng khảo nghiệm. Ban đầu, bạch đàn đ−ợc trồng ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh; sau đó, nhờ phong trào “Trồng cây gây rừng, phủ xanh đất trống, đồi trọc”, bạch đàn đã đ−ợc trồng rộng rãi ra các tỉnh: Hòa Bình, Vĩnh Phúc, Phú thọ, Bắc Kạn, Thái Nguyên...

Hiện nay, cây bạch đàn đ−ợc trồng khắp nơi trên cả n−ớc, diện tích rừng trồng bạch đàn đạt khoảng trên d−ới 400.000 hecta, chiếm tỷ lệ lớn nhất trong các loại cây trồng rừng [20].

Với các đặc điểm diện tích trồng lớn, dễ thích nghi, dễ trồng, phát triển tự nhiên, tốn ít công chăm sóc, dễ thu hái, sản l−ợng thu hoạch lớn, nên cây bạch đàn có thể đáp ứng đ−ợc yêu cầu khai thác ở quy mô công nghiệp, có thể là nguồn thảo d−ợc tại chỗ để sản xuất thuốc ứng dụng trong y học nói chung và y học quân sự nói riêng.

Ngoài các công dụng lấy gỗ, cải tạo môi tr−ờng, phủ xanh đồi núi trọc, cây bạch đàn còn đ−ợc khai thác lấy lá để cất tinh dầu làm thuốc.

Để sử dụng lá, theo kinh nghiệm của ng−ời Trung Quốc, khi cây đ−ợc 3 đến 7 tuổi có thể chặt cây để lấy toàn bộ lá và cành nhỏ, những chồi mọc ra cũng đ−ợc cắt lấy lá, chỉ để lại 2 nhánh cho phát triển. ở thời kỳ này, hàm l−ợng tinh dầu trong lá là cao nhất.

Tại Brazil, ng−ời ta bắt đầu thu hái lá và các cành nhỏ khi cây đ−ợc 18 tháng tuổi, sau đó cứ 6 tháng lại thu hái một lần.

Bạch đàn ở Đài Loan có thể bắt đầu cho thu hoạch lá và cành non để ch−ng cất tinh dầu ở giai đoạn 2 năm sau khi trồng. Theo kinh nghiệm ở đây, các tầng lá ở độ cao 0,8m cho hàm l−ợng tinh dầu cao hơn so với lá ở những tầng thấp hơn. Hàm l−ợng tinh dầu không chỉ phụ thuộc vào vị trí theo độ cao trên thân cây mà còn chịu sự ảnh h−ởng của rất nhiều yếu tố khác, trong đó có thời gian thu hái [21].

Thời gian thu hái lá bạch đàn để có hàm l−ợng và chất l−ợng tinh dầu cao còn tùy thuộc vào mùa vụ ở từng khu vực. Tại vùng Tây - Bắc ấn Độ, lá bạch đàn thu hái vào tháng 4 và tháng 11 cho hàm l−ợng tinh dầu và citroneltal trong tinh dầu cao nhất.

ở Cuba, mùa vụ thu hái đạt hàm l−ợng và chất l−ợng tinh dầu tối −u lại là tháng 2 và tháng 11 [21].

ở Việt Nam, để thu hái lá bạch đàn làm thuốc, theo kinh nghiệm của dân gian, lá bạch đàn th−ờng đ−ợc thu hái vào đầu mùa hè vì lúc này hàm l−ợng tinh dầu trong lá là cao nhất. Sau khi thu hái, lá bạch đàn đ−ợc phơi trong bóng dâm nhằm tránh bị mất tinh dầu. Sau đó, lá bạch đàn đ−ợc bảo quản ở trong lọ hay trong túi kín; và khi nào cần bào chế, thì ng−ời ta đem lá ra ch−ng cất để lấy tinh dầu [16].

Một số kinh nghiệm khác lại cho rằng, cần phải thu hái lá bạch đàn vào những ngày trời quang đãng và khô ráo. Lá bạch đàn khi thu hái về cần đ−ợc ch−ng cất ngay; nếu ch−ng cất càng muộn thì hàm l−ợng và chất l−ợng tinh dầu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác dụng của cao lỏng bạch đàn trong điều trị vết thương phần mềm nhiễm khuẩn (Trang 32)