Phân nhóm bệnh nhân

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác dụng của cao lỏng bạch đàn trong điều trị vết thương phần mềm nhiễm khuẩn (Trang 52 - 54)

124 bệnh nhân có vết th−ơng phần mềm đáp ứng các tiêu chuẩn nghiên cứu đ−ợc chia ngẫu nhiên thành hai nhóm, số l−ợng mỗi nhóm đủ để rút ra những nhận xét có độ tin cậy cao:

- Nhóm nghiên cứu: gồm 82 bệnh nhân, có diện tích vết th−ơng trung bình là 119,57 ± 93,18cm2.

- Nhóm đối chứng: gồm 42 bệnh nhân, có diện tích vết th−ơng trung bình là 123,33 ± 78,27cm2.

2.3.3. Ph−ơng pháp nghiên cứu

2.3.3.1. Quy trình nghiên cứu

- Tiếp nhận bệnh nhân, làm hồ sơ bệnh án, ghi chép họ tên, tuổi, giới, nghề nghiệp, địa chỉ liên hệ, nguyên nhân, thời gian bị th−ơng, tình trạng, mức độ sơ cứu ban đầu, trao đổi để bệnh nhân yên tâm, phối hợp điều trị.

- Lựa chọn bệnh nhân đáp ứng các tiêu chuẩn nghiên cứu.

- Tiến hành thăm khám lâm sàng để đánh giá tình trạng toàn thân và tình trạng vết th−ơng.

- Lấy bệnh phẩm làm các xét nghiệm máu, n−ớc tiểu th−ờng quy.

- Lấy dịch vết th−ơng cấy khuẩn để xác định chủng loại và mật độ vi khuẩn trên một đơn vị diện tích vết th−ơng tr−ớc và sau đắp thuốc 7 ngày.

- Sinh thiết mô mềm và mô hạt tại vết th−ơng làm các xét nghiệm mô bệnh học tr−ớc và sau đắp thuốc 7 ngày.

- Định l−ợng hydroxyproline trong mô mềm và mô hạt tại vết th−ơng tr−ớc và sau đắp thuốc 7 ngày.

- Xét nghiệm siêu cấu trúc để đánh giá hình ảnh siêu cấu trúc tại vết th−ơng tr−ớc và sau đắp thuốc 7 ngày.

- Đánh giá tình trạng vết th−ơng theo các tiêu chí: + Vị trí, diện tích, độ sâu;

+ Tình trạng nhiễm khuẩn tại vết th−ơng;

+ Tính chất vết th−ơng: sạch, nhiễm khuẩn, hoại tử, tổ chức hạt có hay không có…

- Xây dựng kế hoạch và tiến hành đắp thuốc tại vết th−ơng đối với những bệnh nhân đáp ứng các tiêu chuẩn nghiên cứu:

+ Đối với bệnh nhân nhóm nghiên cứu, chúng tôi tiến hành thay băng, đắp gạc tẩm cao lỏng bạch đàn lên vết th−ơng và theo dõi đánh giá diễn biến tại vết th−ơng theo những tiêu chí đề ra.

+ Đối với bệnh nhân nhóm đối chứng, chúng tôi tiến hành thay băng, đắp gạc tẩm dung dịch Natri clorid 10% lên vết th−ơng và theo dõi đánh giá diễn biến tại vết th−ơng theo những tiêu chí đề ra.

+ Khâu đóng vết th−ơng hoặc ghép da mỏng phủ kín mô hạt.

+ Đánh giá tiến triển tại vết th−ơng theo hai tiêu chí: tác dụng kháng khuẩn và sự hình thành mô hạt theo tiêu chuẩn vết th−ơng sạch.

2.3.3.2. Quy trình thay băng, đắp thuốc lên vết thơng

Các vết th−ơng ở cả hai nhóm khi thay băng đắp thuốc, đều tiến hành theo các b−ớc sau:

- Mở băng vết th−ơng, dùng gạc vô khuẩn thấm dịch mủ ở bề mặt vết th−ơng. - Sát trùng vùng da lành quanh mép vết th−ơng bằng dung dịch betadine 10% hay cồn iod 3%.

- Cắt lọc mô dập nát, lấy bỏ dị vật, dùng gạc tẩm n−ớc muối sinh lý rửa sạch và thấm khô bề mặt vết th−ơng tr−ớc khi đắp thuốc.

- Đối với vết th−ơng nông, đặt một lớp gạc tẩm thuốc nghiên cứu hoặc thuốc đối chứng có diện tích t−ơng đ−ơng với diện tích vết th−ơng, sau đó đặt lên một lớp gạc vô khuẩn và băng kín vết th−ơng.

- Đối với vết th−ơng sâu, nhiều ngóc ngách, sau khi làm sạch vết th−ơng, dùng gạc tẩm thuốc nghiên cứu hoặc thuốc đối chứng, sau đó dùng nỉa đẩy gạc tẩm thuốc đi sâu vào các ngóc ngách và phủ kín hết bề mặt vết th−ơng. Đắp gạc vô trùng bên ngoài và băng kín vết th−ơng.

- Khi vết th−ơng lên mô hạt đỏ, bóng, hết giả mạc, tiến hành khâu da khép kín vết th−ơng hoặc ghép da mỏng tự thân làm liền vết th−ơng.

- Đối với một số vết th−ơng lộ gân, lộ x−ơng diện tích nhỏ cũng thực hiện đắp thuốc nh− trên, khi mô hạt mọc tốt sẽ ghép da mỏng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác dụng của cao lỏng bạch đàn trong điều trị vết thương phần mềm nhiễm khuẩn (Trang 52 - 54)