Một số chỉ tiêu đánh giá kết quả điều trị vết thương phần mềm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác dụng của cao lỏng bạch đàn trong điều trị vết thương phần mềm nhiễm khuẩn (Trang 28 - 32)

Nhằm đánh giá kết quả điều trị vết thương phần mềm nhiễm khuẩn bằng các thuốc có nguồn gốc thảo d−ợc, trong các nghiên cứu của các tác giả nh−:

Nghiêm Đình Phàn, Nguyễn Văn Hỷ, Nguyễn Gia Tiến... đều đã sử dụng một số chỉ tiêu lâm sàng và cận lâm sàng để đánh giá tác dụng kháng khuẩn và tác dụng kích thích hình thành mô hạt tại vết th−ơng.

Các chỉ tiêu đó là:

- Thời gian hết mùi hôi tại vết th−ơng;

- Thời gian rụng hoại tử tại vết th−ơng;

- Sự thay đổi diện tích vết thương trước và sau điều trị;

- Tốc độ liền vết thương;

- Cấy khuẩn dịch vết thương để xác định chủng và mật độ vi khuẩn;

- Xét nghiệm máu;

- Xét nghiệm định l−ợng hydroxyproline;

- Xét nghiệm giải phẫu bệnh;

- Xét nghiệm siêu cấu trúc [14], [22], [31].

1.4.1. Đánh giá tác dụng kháng khuẩn tại chỗ 1.4.1.1. Chỉ tiêu trên lâm sàng

- Thời gian mất mùi hôi tại vết thơng:

Mùi hôi tại vết th−ơng phần mềm nhiễm khuẩn là do tổ chức hoại tử kết hợp với dịch tiết ra tại vết th−ơng tạo nên. Khi tình trạng nhiễm khuẩn giảm, mùi hôi tại vết thương sẽ giảm dần và hết, đây là chỉ tiêu đánh giá định tính nh−ng rất có ý nghĩa [14], [22], [31].

- Thời gian rụng hoại tử và sạch vết thơng:

Mô hoại tử đ−ợc tạo ra bởi quá trình nhiễm khuẩn, là sản phẩm của quá

trình dị hóa và sự phân hủy protein. Tế bào bạch cầu và đại thực bào có trong vết th−ơng tiết ra men proteaza tiêu hủy protein thành pepton, polypeptit, acid amin. Các loại vi khuẩn có mặt trong vết th−ơng cũng tiết ra men phân hủy protein, quá trình phân hủy này đã tạo ra các chất hoại tử rữa nát, đó là mô

hoại tử [35], [37].

Thời gian rụng hoại tử tại vết th−ơng đ−ợc tính bằng ngày, từ thời

điểm bắt đầu điều trị đến khi không còn mô hoại tử tại vết thương [14], [22], [31].

1.4.1.2. Một số chỉ tiêu trên cận lâm sàng - Xét nghiệm máu:

Mục đích đánh giá sự thay đổi số l−ợng hồng cầu, bạch cầu, công thức bạch cầu trước và sau điều trị, từ đó cho phép đánh giá khả năng, mức độ đề kháng của cơ thể trước và sau điều trị và đánh giá tình trạng nhiễm khuẩn tại chỗ [14], [22], [31].

- Cấy khuẩn dịch vết thơng:

Lấy bệnh phẩm là dịch vết th−ơng làm xét nghiệm ở hai thời điểm: tr−ớc và sau điều trị, để xác định chủng loại và mật độ vi khuẩn/cm2 diện tích vết thương. Khi chủng loại và mật độ vi khuẩn giảm đi, điều đó chứng tỏ thuốc dùng để điều trị tại chỗ vết thương có tác dụng kháng khuẩn [14], [22], [31].

1.4.2. Đánh giá tác dụng kích thích hình thành mô hạt tại vết th−ơng 1.4.2.1. Một số chỉ tiêu trên lâm sàng

- Sự thay đổi diện tích vết thơng trớc và sau điều trị:

Tiến hành đo diện tích vết th−ơng ở hai thời điểm tr−ớc và sau nghiên cứu, sự thay đổi diện tích vết thương trước và sau điều trị cho phép đánh giá kết quả

của quá trình biểu mô hóa.

Đo diện tích vết th−ơng bằng cách dùng một tấm plastic vô khuẩn đ−ợc kẻ sẵn các vuông, mỗi ô vuông có diện tích 1cm2. áp tấm plastic lên bề mặt vết thương, dùng bút dạ vẽ theo bờ mép vết thương, đếm số ô vuông nằm trong

đ−ờng kẻ trên giấy plastic (theo chu vi vết th−ơng) và cộng lại sẽ đ−ợc diện tích vết th−ơng [14], [22], [31].

- Tốc độ thu hẹp vết thơng:

Tốc độ thu hẹp vết thương là số diện tích vết thương được thu hẹp tính theo đơn vị cm2/ngày. Trong đó, tốc độ thu hẹp vết thương (cm2/ngày) là hiệu số giữa diện tích vết th−ơng tr−ớc điều trị (cm2) với diện tích vết th−ơng sau

điều trị (cm2), chia cho thời gian điều trị (ngày).

Tốc độ thu hẹp vết thương cho phép đánh giá kết quả của quá trình biểu mô hoá tại vết th−ơng [14], [22], [31].

1.4.2.2. Một số chỉ tiêu trên cận lâm sàng - Xét nghiệm mô bệnh học:

Bệnh phẩm là mô mềm và mô hạt đ−ợc lấy tại vết th−ơng tr−ớc và sau

điều trị. Kết quả đ−ợc đọc trên kính hiển vi quang học, nhằm đánh giá sự thay

đổi hình ảnh mô học tại vết thương. Thông qua xét nghiệm này có thể đánh giá tình trạng vết th−ơng đang ở giai đoạn nào trong quá trình liền vết th−ơng [14], [22], [31].

- Xét nghiệm siêu cấu trúc:

Bệnh phẩm là mô mềm và mô hạt đ−ợc lấy tại vết th−ơng tr−ớc và sau

điều trị. Kết quả đ−ợc đọc trên kính hiển vi điện tử, nhằm đánh giá sự hình thành của sợi collagen tại vết thương. Thông qua xét nghiệm này có thể đánh giá sự hình thành sợi collagen trong quá trình liền vết thương ở mức độ siêu cấu tróc [14], [22], [31].

- Xét nghiệm định lợng nồng độ hydroxyproline:

Collagen có vai trò quan trọng trong quá trình liền vết th−ơng. Một phân tử collagen gồm có 3 chuỗi protein, mỗi chuỗi là một sợi xoắn alpha, đó là glycine, proline và hydroxyproline [49], [52], [61], [68].

Mỗi phân tử collagen dài 300nm và có dạng sợi [100]. Chúng dính với nhau bằng kiểu liên kết đầu - đuôi với một khoảng ngắt quãng nhỏ làm tách

“đầu” của phân tử này với “đuôi” của phân tử tiếp theo trong một khoảng liên kết so le bên - bên [51].

Các phân tử collagen cạnh nhau đ−ợc dịch đi khoảng 67nm, hoặc nhỏ hơn 1/2 chiều dài của một phân tử đơn. Các tương tác bên - bên được đảm bảo bởi các liên kết đồng hóa trị giữa các gốc N của phân tử này và gốc C của phân tử bên cạnh [85], [87], [108].

Hình 1.3: Cấu trúc của một phân tử collagen điển hình

(Nguồn: Annette Wysocki, Schullz G. S., Glenn Ladwig, 2005 [47]) Hydroxyproline là một acid amin đặc tr−ng, chiếm khoảng 13% tổng số acid amin của collagen. Để định lượng collagen, người ta đã tiến hành trên nhiều vật phẩm khác nhau nh− n−ớc tiểu, huyết thanh và mô. Định l−ợng hydroxyproline niệu cho phép đánh giá quá trình sinh tổng hợp và thoái hóa collagen trong xương, định lượng hydroxyproline huyết thanh để thăm dò phản ứng viêm, do phần lớn hydroxyproline huyết thanh có thành phần trong C19 của bổ thể [34], [79], [94], [104].

Để đánh giá hàm lượng collagen trong vết thương, phải đánh giá hàm l−ợng hydroxyproline trong mô mềm hoặc mô hạt, xét nghiệm này cho phép

đánh giá một cách trung thành kết quả của quá trình liền vết thương [34].

1.5. nghiên cứu thuốc thảo d−ợc Điều trị vết th−ơng phần

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác dụng của cao lỏng bạch đàn trong điều trị vết thương phần mềm nhiễm khuẩn (Trang 28 - 32)